Tại sao những cuốn hút đồng tính được xem như “rối loạn khách quan”?

Tại sao những cuốn hút đồng tính được xem như “rối loạn khách quan”?

Các câu hỏi thường gặp

Đây là một số câu trả lời cho những vấn đề mà nhiều người thường hỏi ‘Lòng Dũng Cảm’, nếu có thắc mắc nào cần trả lời, xin đừng ngại gửi cho chúng tôi về Văn phòng Trung Ương.
Chúng tôi rất vui được giải đáp các thắc mắc của bạn và có thể chúng sẽ là những câu hỏi để kết lại trang này.

H: Tại sao ‘Lòng Dũng Cảm’ không dùng từ “gay” và “lesbian”?

Đ: Chúng tôi can ngăn những người có cảm xúc đồng tính dán nhãn chính bản thân họ bằng từ “gay” và lesbian” vì những lí do sau đây:

1/ Người đời thường sử dụng những từ ngữ đó để nói đến những người có lối sống đồng tính thực sự hoặc những ai định sống như thế. Khi một người quyết định “công khai” chuyện đồng tính của mình và nói rằng “tôi là gay” hay “tôi là lesbian”, người ấy thường ngụ ý rằng “đây là con người tôi, tôi được sinh ra như vậy và tôi định sẽ sống theo cách ấy. Tôi có quyền tìm một người phối ngẫu cùng giới, người tôi sẽ có một quan hệ giới tính lãng mạn.” Việc “công khai” là “gay” hay “lesbian” không phải lúc nào cũng có nghĩa là “tôi có cảm xúc với người cùng giới và tôi cam kết sống nhân đức khiết tịnh.”

2/ Khi chúng ta dán nhãn ai đó, tức là chúng ta ngăn cản ước muốn cố gắng vượt lên cảm xúc đồng tính của họ. Đối với một số người, nhất là các bạn trẻ, họ có khả năng đẩy mạnh sự phát triển về tâm sinh lý với trợ giúp về tâm linh và tâm lý. Nếu chúng ta dán nhãn, gán cho họ là “gay” hay “lesbian”, có thể họ sẽ nghĩ rằng sẽ không có khả năng để vượt lên những cảm xúc ấy.

3/ Đối với con người, còn có nhiều thứ khác hơn, không phải chỉ có hấp dẫn tình dục. Nếu một người trải nghiệm cảm xúc đồng tính hầu hết quãng đời của họ, thì hơn hết anh/chị ấy vẫn là con Chúa, được sáng tạo theo hình ảnh Ngài. Việc quy kết một người là “gay” hay “lesbian” là một cách loại trừ khi nói về họ. Thậm chí giờ đây chúng ta tránh dùng từ “đồng tính luyến ái” như một danh từ hay một tính từ để mô tả trực tiếp một con người (ý nói người ĐTLA). Mặc dù phải dùng nhiều từ hơn, nhưng chúng tôi thích dùng cụm từ “những người có cảm xúc đồng tính” hơn.  Linh mục Harvey đã nói thế, nếu có thể, cha đã sửa tựa đề quyển sách đầu tay từ là “Người có cảm xúc đồng tính” thay vì “Người đồng tính luyến ái”

Có thể một số người trong Giáo Hội Công giáo tranh cãi rằng, những người tự gán cho mình là “gay” và “lesbian” cũng có thể sống khiết tịnh chứ sao. Đó là sự thật, nhưng việc ám chỉ của những từ ngữ đó trong thời buổi này thường không bao hàm lối sống khiết tịnh. Hơn thế, họ đang giới hạn những khả năng để thăng tiến và trưởng thành khi dán nhãn chính mình như thế, cũng như đang hạ thấp nhân dạng của họ bằng việc định nghĩa bản thân mình theo những hấp dẫn giới tính. Tại ‘Lòng Dũng Cảm’, chúng ta không chọn cách dán nhãn một con người theo khuynh hướng của người đó, mặc dầu có thể hiểu theo khía cạnh tâm lý, khuynh hướng ấy vẫn là một rối loạn khách quan.

H: Tại sao những cuốn hút đồng tính được xem như “rối loạn khách quan”? Đó chẳng phải là một từ khó nghe hay không?

Đ: “Rối loạn khách quan” là một từ triết học. Nó được dùng để mô tả những cuốn hút đồng tính bởi những những cuốn hút như vậy không bao giờ dẫn tới hành vi tính dục hợp luân lý. Theo giáo huấn, nếu một người nam ham muốn người phụ nữ hoặc ngược lại (ngoài hôn nhân) thì điều đó không được phép và đó cũng là một rối loạn khách quan. Ví dụ sau đây không phải là một rối loạn khách quan vì nếu người một người nam và một người nữ học cách kiểm soát hấp dẫn giới tính khác giới của họ và muốn diễn tả hấp dẫn giới tính ấy trong hôn nhân thì đó là một điều tốt đẹp.

Cụm từ  “rối loạn khách quan” có thể giáng vào những người có cảm xúc giới tính đồng giới như một điều chói tai, vì họ không bao giờ mong muốn có những cảm xúc đồng tính ấy và e rằng cụm từ này nếu hiểu theo cách nào đó sẽ là sự kết án và xúc phạm. Điều quan trọng cần phải nhớ rằng “rối loạn khách quan” là một từ triết học, mộ tả mô tả khuynh hướng đặc thù – nó không hạ thấp giá trị của người ấy trong con mắt của Thiên Chúa.

Có thể hiểu theo khía cạnh tâm lý rằng những con người ấy phải chống chọi với những cuốn hút đồng giới. Giáo Hội nhận ra điều này và không kết án họ, nếu họ chỉ đơn thuần có những cảm xúc cuốn hút như vậy; tuy nhiên, Giáo Hội cũng dạy rằng hành vi tính dục đồng tính là trái đạo đức, vì thế, những người có khuynh hướng này cũng phải nhìn nhận rằng khuynh hướng muốn dấn thân vào những hành vi tính dục như vậy là rối loạn khách quan, nếu nói theo khía cạnh triết học.

Trên hết, chúng ta phải ghi nhớ một điều: khuynh hướng tính dục đồng giới không làm nên nhân dạng đích thực của con người là những người Kitô hữu và những người có lý trí. Đầu tiên và trước hết, con người, cả nam lẫn nữ được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa – chúng ta cực kì quý giá trong mắt Thiên Chúa và được ban tặng trí thông minh và ý muốn tự do. Chúng ta có thể sống kết hợp với Chúa, và nhờ cầu nguyện, chúng ta có thể cảm nhận sự bình an của nhân đức khiết tịnh nội tâm. Đó là điều Ngài muốn cho chúng ta và tiếp tục ban ơn để ta sống nhân đức ấy.

H: Phải chăng ‘Lòng Dũng Cảm’ ép buộc các thành viên của mình thay đổi khuynh hướng của họ?

Đ: Các thành viên của ‘Lòng Dũng Cảm’ không bị ép buộc phải cố phát triển cảm xúc với người khác giới vì không có gì đảm bảo rằng các thành viên ấy sẽ thành công với một nỗ lực như vậy. Mục đích của ‘Lòng Dũng Cảm’ là giúp họ phát triển một đời sống khiết tịnh nội tâm trong việc kết hiệp với Chúa. Nếu có thành viên nào muốn đến với các chuyên gia để khám phá khả năng phát triển các cảm xúc giới tính khác giới, chúng tôi sẽ ở bên họ bằng cách giúp họ gia tăng niềm tin Công giáo và tuân phục Chúa như một việc ưu tiên hàng đầu. Bản thân ‘Lòng Dũng Cảm’ không cho họ liệu pháp điều trị chuyên môn. Có vài thành viên đã nhận ra sự tiến triển cảm xúc khác giới ở nhiều mức độ khác nhau như là kết quả phụ trội của quá trình sống khiết tịnh; tuy nhiên, mục tiêu và trọng tâm của ‘Lòng Dũng Cảm’ là duy trì nhân đức khiết tịnh nội tâm, đức khiêm nhu và đời sống thánh thiện vốn có thể đạt được nhờ ơn Chúa.

H: Có phải tổ chức ‘Lòng Dũng Cảm’ là một chương trình mục vụ cho những người từng là “gay” không?

Đ: ‘Lòng Dũng Cảm’ không xem mình là một chương trình mục vụ cho những người trước kia từng là “gay” vì lý do sau: Nhiều thành viên của ‘Lòng Dũng Cảm’ chưa bao giờ dán nhãn họ bằng từ “gay” trước khi đến với ‘Lòng Dũng Cảm’. Điều này không có nghĩa là họ không nhận thức gì về những lôi cuốn đồng tính của họ – nói đơn giản là họ không bao giờ dán nhãn họ bằng từ “gay” và cũng không vì họ ghét ý nghĩa loại trừ của từ “gay”, hoặc không vì họ muốn giữ bí mật chuyện họ chiến đấu với vấn đề ĐTLA. ‘Lòng Dũng Cảm’ thích gọi mình là chương trình mục vụ “Cổ vũ nhân đức khiết tịnh.”

Nguồn: Couragerc.org