Tình huynh đệ tạo nên một xã hội công bằng tôn trọng phẩm giá con người

Tình huynh đệ tạo nên một xã hội công bằng tôn trọng phẩm giá con người

Vào ngày 01 tháng Năm, Giáo hội kính nhớ Thánh Giuse Thợ, ngày được thế xem là Ngày Quốc tế Lao động.

Suy tư của Đức Thánh Cha Phanxicô trong những ngày này đặc biệt hướng đến giới trẻ, như đã được diễn tả trong bài tweet hôm 01/5 của ngài: "Xin Thánh Giuse ban cho giới trẻ khả năng ước mơ, mạo hiểm với những nhiệm vụ lớn lao, những điều mà Thiên Chúa ước ao dành cho chúng ta", nhiều người trong số họ đã phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng có và với những khó khăn về tài chính - xã hội.

Và trong một bức thư gửi tới Học viện Giáo hoàng về Khoa học nhân Đại hội toàn thể của Học viện được tổ chức tại Vatican (28/4 đến 02/5), Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc chiến "cam go" của công nhân lao động kéo dài hàng thế kỷ suốt thế kỷ 19 và 20 được thực hiện "nhân danh tình đoàn kết và quyền lợi".

Ngài nói rằng những cuộc chiến này "còn lâu mới kết thúc" chỉ dẫn đến "sự loại trừ và gạt bỏ ra bên lề xã hội hàng triệu người nam và người nữ".

Ngài cho hay thêm: "Ngày nay, chỉ tình đoàn kết thôi vẫn chưa đủ, cần phải gia tăng các thông số của khái niệm truyền thống về công lý".

Trong viễn tượng hiện nay của thế giới về tự do và cá nhân hóa, hầu như mọi thứ đã trở thành một "mặt hàng thương mại"; trong viễn tượng "nhà nước làm trung tâm", tất cả mọi thứ được hoàn thành "nhiệm vụ". Đức Thánh Cha cho hay đó là hai viễn tượng không và sẽ không giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và việc làm.

Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha nói rằng "thật cần thiết để thử những đường hướng mới được khơi gợi từ sứ điệp của Chúa Kitô".

Ngài cho hay từ khóa là tình huynh đệ, và nêu bật nội dung thông điệp xã hội "Quadragesimo Anno" của Đức Piô XI vào năm 1931, trong đó công khai chỉ trích chủ nghĩa vị kỷ là nền tảng của bất công và đối nghịch với tình huynh đệ. Ngài cũng chỉ ra rằng nó cũng dự báo về "sự độc tài kinh tế toàn cầu" mà Đức Piô XI gọi là "chủ nghĩa đế quốc quốc tế về tiền bạc".

Đức Thánh Cha nói rằng giải pháp là một xã hội huynh đệ, trong đó công việc làm "trước khi được hình thành như là một quyền, thì được công nhận là năng lực và nhu cầu không thể thiếu của mỗi người".

Ngài nói rằng chỉ trong xã hội huynh đệ mới có thể làm cho việc làm được "công bằng", có nghĩa là nó không chỉ đảm bảo một khoản thù lao hợp lý, mà nó còn tương xứng với ơn gọi của con người và do đó có thể góp phần vào sự phát triển năng lực và tài năng con người.

Đức Thánh Thánh Cha giải thích: "Đây là đề xuất của Tin Mừng - một đề xuất có thể tạo nên chủ nghĩa nhân văn  mới", và "một năng lượng mới sẽ tạo ra tự do, công lý, hòa bình và phẩm giá cho tất cả mọi người".

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bức thư bằng cách trích dẫn bài phát biểu của ngài trước các nhà quản lý và công nhân của nhà máy thép Terni vào năm 2014: "Anh chị em thân mến, đừng bao giờ ngừng hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn. Hãy đấu tranh cho điều đó, hãy đấu tranh. Vui lòng đừng bị mắc kẹt trong cơn lốc của bi quan! Nếu mỗi người đều thực hiện phần việc của mình, nếu mọi người luôn đặt con người - chứ không phải tiền bạc - với phẩm giá con người nằm ở trung tâm, nếu thái độ của tình liên đới và sự sẻ chia huynh đệ, vốn được khơi gợi từ Tin Mừng được củng cố, anh chị em sẽ có thể bỏ lại đàng sau những rối rắm của của thời kinh tế khó khăn về công việc làm".

Tạ Ân Phúc