Thượng Hội đồng Giám mục 15: Ngày làm việc thứ sáu, 10/10
Vào cuối tuần đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục Khóa Thông thường về gia đình tại Vatican, Cha Thomas Rosica CSB, Tùy viên Truyền thông tiếng Anh của Tòa Thánh, cùng với cha Federico Lombardi SJ., Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã tóm tắt các cuộc thảo luận trong cuộc họp báo hàng ngày.
Một số vấn đề được phát biểu và đề cập trong các tham luận từ các nghị phụ của Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình vào tối thứ Sáu và sáng thứ Bảy. Các Nghị phụ tiếp tục các tham luận nói về phần hai của Tài liệu Làm việc. Cha Federico Lombardi nói với báo chí rằng một khi họ đã hoàn tất phần này họ chuyển sang các tham luận bàn về phần ba của Tài liệu Làm việc.
Cha Lombardi nói rằng đã có 75 tham luận trong phiên khoán g đại. Một số lớn các tham đến từ các nghị phụ đại diện cho Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Ngài lưu ý là cũng có vài tham luận đến từ Bắc Mỹ.
Một số vấn đề được các tham luận nói đến bao gồm linh đạo của đời sống gia đình, trách nhiệm truyền giáo của gia đình để chăm sóc và nuôi dưỡng các cuộc hôn nhân tốt lành, vai trò của phong trào gia đình khác nhau trong Giáo Hội, và cách mà Giáo Hội có thể gần gũi và thể hiện tính dịu hiền đối với các gia đình đang gặp khó khăn.
Cũng có một số tham luận nói về mối tương quan và sự cân bằng giữa công lý và lòng thương xót. Các phương tiện truyền thông nói rằng có những quan điểm khác nhau về vấn đề này giữa các Nghị phụ. Một trong những Nghị phụ nói rằng lòng thương xót không có nghĩa là từ bỏ giáo huấn của Giáo Hội.
Đức Hồng y Baselios Cleemis Thottunkal, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ và là người đứng đầu Giáo hội Công giáo Syro-Malankara, là một khách mời trong buổi họp báo, ngài nói với báo chí rằng lòng thương xót nghĩa là hoán cải lẫn nhau. Ngài nói: "Tin Mừng đòi hỏi điều này như một điều kiện. Nước Chúa đã đến, để được hoán cải".
Cũng có lo ngại về gia đình quân nhân. Nhiều nhân viên quân sự đang ở xa nhà và thường tách ra khỏi gia đình trong thời gian dài. Những người nam và người nữ, cũng như gia đình họ, cần sự chăm sóc mục vụ đặc biệt.
Các Nghị phụ nhìn nhận rằng do các tình huống và bối cảnh đa dạng nên không có điều được xem là "gia đình tiêu biểu". Nhiều người trong số họ đã nói về tính bất khả phân ly là một trong những yếu tố thiết yếu của hôn nhân Kitô giáo.
Một số Nghị phụ cũng đã nói đến tính nghiêm túc của việc chuẩn bị hôn nhân. Nhiều vị cho rằng việc đào tạo trước hôn nhân thiếu nghiêm túc. Một Nghị phụ đề nghị chính các giám mục cần nhìn nhận rằng họ đã thất bại trong việc đưa ra chương trình đào tạo cho các tín hữu giáo dân trong vấn đề này. Có một gợi ý trong một tham luận cho rằng các cặp vợ chồng cũng cần được huấn luyện giống như đời sống linh mục hay tu sĩ, cũng cần một thời gian "nhà tập" trước khi đi vào bí tích hôn nhân. Có vị cho rằng cuộc khủng hoảng ơn gọi tu sĩ và linh mục có liên quan tiếp đến cuộc khủng hoảng đời sống gia đình.
Cha Lombardi đặt câu hỏi về tiến trình của Thượng Hội đồng Giám mục sau một đề nghị được báo cáo rằng trong tương lai các phiên Khoáng đại của Thượng Hội đồng là tiến trình dài vốn bắt đầu với những phiên họp theo châu lục trước. Điều này có nghĩa rằng các vấn đề này sẽ được tập trung hơn và tinh tế hơn khi chúng được đưa đến Thượng Hội đồng hoàn vũ. Đức Hồng y Thottunkal trả lời bằng cách nói rằng mọi việc phải bắt đầu từ bối cảnh địa phương để nó có thể được đưa đến các phiên Khoáng đại Thượng Hội đồng như thế này. Ngài nói rằng ngài thấy không có mâu thuẫn trong các phương pháp và nghĩ rằng những thành quả của một quá trình như vậy có thể là tốt hơn cho toàn thể Giáo Hội.
Cha Lombardi giải thích rằng Tài liệu Làm việc có thể được thay đổi nếu trong các nhóm nhỏ đa số tuyệt đối đề xuất thay đổi. Đề xuất này sau đó sẽ được gởi đến đến Ủy ban Thư ký của Thượng Hội đồng. Cha nhắc nhở các phương tiện truyền thông rằng các tham luận trong phiên toàn thể không phải là những đề nghị với Thượng Hội đồng; chúng là một phần của "cuộc trò chuyện".
Ảnh hưởng, tác động của di dân là chủ đề tái xuất hiện trong Thượng Hội đồng trong suốt tuần đầu tiên. Đức Hồng Y Thottunkal nói rằng ngài đồng ý với yêu cầu Đức Thánh Cha rằng mọi người tiếp đón người di dân và quảng đại với họ. Tuy nhiên, ngài cũng có quan điểm riêng về vấn đề này. Ngài tin rằng các cộng đồng và các vị lãnh đạo thế giới nên tạo khả năng để mọi người được dàn xếp và chấp nhận ở đất nước của chính họ. Ngài nói: "Chúng ta phải làm việc để giữ những người này ở lạii đất nướ của chính họ".
Các nghị phụ trở lại làm việc vào sáng thứ Hai khi họ sẽ một lần nữa làm việc trong các nhóm nhỏ để thảo luận về phần hai của Tài Liệu Làm Việc.
Tạ Ân Phúc