“Relatio Synodi”: những điểm còn chưa đồng thuận
WHĐ (21.10.2014) – Sau hai tuần nhóm họp, Đại hội Ngoại thường lần thứ III Thượng Hội đồng Giám mục do Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vừa bế mạc vào Chúa nhật 19-10 với việc thông qua “Relatio Synodi” (bản Tường trình đúc kết Thượng Hội đồng) và Sứ điệp gửi các gia đình trên thế giới.
Theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, các cuộc thảo luận tại Thượng Hội đồng đã diễn ra trong bầu khí rất tự do và thẳng thắn. Thực sự đã có cuộc trao đổi ý kiến về những vấn đề hiện sinh liên quan đến hôn nhân và gia đình, và không hề có việc sắp đặt hay vận động.
Bản Relatio Synodi gồm 62 số, được các nghị phụ thông qua bằng cách bỏ phiếu từng số (với kỹ thuật điện tử). Có hai chọn lựa: thuận hay chống (placet/non placet). Để được thông qua, mỗi số trong tài liệu này phải đạt được đa số hai phần ba của 183 nghị phụ có mặt bỏ phiếu thuận.
Kết quả, có 3 số không đạt được điều kiện trên là các số 52, 53 và 55. Tuy nhiên Đức Thánh Cha vẫn quyết định cho công bố toàn văn bản Relatio Synodi (với cả các con số phiếu thuận và phiếu chống của từng số), nhằm cho thấy rõ ràng bức tranh toàn cảnh của cuộc thảo luận tại Thượng Hội đồng và mức độ các nghị phụ đồng ý hay không đồng ý về nội dung của từng số. Hơn nữa bản Relatio Synodi này vẫn chỉ là một tài liệu làm việc, mà các Giáo hội địa phương sẽ dùng để thảo luận trong năm tới, cho đến Thượng Hội đồng Giám mục Khoá thường lệ thứ 14 về gia đình sẽ diễn ra vào tháng Mười 2015.
Nếu nội dung của số 51 được thông qua (với 155 phiếu thuận so với 19 phiếu chống) như sau: “Những trường hợp mà những người ly dị tái hôn phải đối mặt cũng đòi phải được xem xét cách cẩn trọng và tôn trọng, tránh những kiểu nóivà thái độ có thể làm cho họ cảm thấy bị phân biệt đối xử. Họ phải được khuyến khích tham gia vào đời sống Giáo hội.Việc chăm sóc những người này không làm suy giảm đức tin của các cộng đoàn Công giáo cũng như niềm tin vào tínhbất khả phân ly của hôn nhân. Trong thực tế, chăm sóc như vậy là thực hiện một hành động bác ái”; thì số tiếp theo (52) là số gây tranh cãi nhất trong 62 số của Relatio Synodi và không được thông qua (104 phiếu thuận so với 74 phiếuchống). Nội dung số này đề cập khả năng cho phép những người ly dị tái hôn lãnh nhận các bí tích: “Thượng Hội đồng suy tưvề khả năng cho phép những người ly dị tái hôn được lãnh nhận bí tích Giải tội và bí tích Thánh Thể. Một số nghị phụủng hộ các lề luật hiện hành dựa trên cơ sở mối liên quan giữa việc rước lễ và sự hiệp thông với Giáo hội cũng nhưgiáo huấn của Giáo hội về tính bất khả phân ly của hôn nhân. Những vị khác ủng hộ việc cho phép những người ly dịtái hôn rước lễ trong một số hoàn cảnh cụ thể và với những điều kiện rất chặt chẽ, đặc biệt là đối với các trường hợpkhông thể đảo ngược được hoặc các trường hợp có liên quan đến nghĩa vụ đạo đức đối với con cái sẽ bị ảnh hưởngmột cách bất công khác. Trước khi lãnh nhận bí tích phải có một thời gian sám hối, theo hướng dẫn của Đức giám mục giáo phận. Vấn đề này phải được xem xét kỹ lưỡng, mặc dù ý thức được sự khác biệt giữa tình trạng tội lỗi khách quan và những hoàn cảnh giảm khinh. Điều này giả thiết rằng “việc quy lỗi và trách nhiệm về một hành động có thể được giảm bớt hay xoá bỏ do thiếu hiểu biết, sơ suất, do áp lực, sợ hãi, do thói quen, do tâm lý bất ổn, do các nhân tốtâm lý hay xã hội” (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo, 1735).
Số kế tiếp (53) cũng không được thông qua (112 phiếu thuận so với 64 phiếu chống), nói về hai hình thức rước lễ như sau:“Một số nghị phụ cho rằng người ly dị và tái hôn có thể rước lễ thiêng liêng cách hiệu quả. Các nghị phụ khác đặt câuhỏi tại sao họ không được rước lễ thực sự ngay lúc này. Vì thế vấn đề này cần phải đào sâu để làm rõ tính đặc thù củacả hai hình thức rước lễ và mối liên kết của chúng với thần học về hôn nhân”.
Cuối cùng, cũng không được thông qua là số nói về đồng tính luyến ái (55), với 118 phiếu thuận so với 62 phiếu chống, như sau:“Một số gia đình có thể có thành viên có khuynh hướng tính dục hướng đến người đồng giới. Thượng Hội đồng vừasuy tư về cách chăm sóc mục vụ cho những người đang sống trong tình trạng này, vừa vẫn ghi nhớ giáo huấn củaGiáo hội: “Tuyệt đối không có bất cứ cơ sở nào để coi sự kết hợp đồng tính là tương đương, kể cả có một chút tương tự nào đó với kế hoạch của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình… Tuy nhiên, những người nam và người nữ cókhuynh hướng đồng tính phải được đón nhận với sự tôn trọng và tế nhị. [Tuy nhiên], cần tránh mọi dấu hiệu phân biệt đối xử bất công đối với họ” (Bộ Giáo lý Đức tin).
Để hiểu được chủ đề này nhạy cảm như thế nào, điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả khi một số nào đó lặp lại những gì Sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo hay Bộ Giáo lý Đức tin đã nói, cũng không hẳn sẽ đạt được đa số hai phần ba phiếu thuận.