Phiên họp khoáng đại thứ 7: Những thách đố mục vụ liên quan đến việc đón nhận sự sống
Phiên họp khoáng đại thứ bảy diễn ra sáng ngày 09/10/2014 được chia thành hai phần: phần đầu bao gồm phiên thảo luận chung về các chủ đề của buổi chiều hôm trước, "Những hoàn cảnh mục vụ khó khăn" (Phần II, Chương 3. Những hoàn cảnh trong Gia đình / Về sự kết hợp của những người đồng giới", và phần hai liên quan đến đề tiếp theo, "Những thách đố mục vụ liên quan đến việc đón nhận sự sống".
Trong phần đầu, Phiên họp tiếp tục suy tư về vấn đề những người đã ly dị và tái hôn lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Trước tiên, Phiên họp tái nhấn mạnh tính bất khả phân ly của hôn nhân, không có sự thỏa hiệp, vì dây hôn phối mang tính bí tích là một thực tế khách quan, công việc của Chúa Kitô trong Giáo Hội. Một giá trị như thế cần phải được bảo vệ và chăm sóc đầy đủ thông qua các bài giáo lý tiền hôn nhân, vì vậy các cặp vợ chồng đã đính ước hoàn toàn nhận thức được tính bí tích của dây hôn phối và bản chất ơn gọi của nó. Việc đồng hành mục vụ cho các cặp vợ chồng sau hôn nhân cũng là hữu ích.
Đồng thời, có thể nói rằng thật cần thiết xem xét từng trường hợp và hoàn cảnh thực tế, ngay cả những người phải chịu đau khổ lớn lao, chẳng hạn như sự phân biệt giữa những người bỏ rơi người bạn đời của mình và những người bị bỏ rơi. Vấn đề tồn tại - điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong phiên họp - và Giáo Hội không bỏ mặc nó. Chăm sóc mục vụ không phải là sự loại trừ, một kiểu "tất cả hoặc không có gì", thay vào đó phải là lòng thương xót, là mầu nhiệm của Giáo Hội, một mầu nhiệm của sự an ủi.
Trong mọi trường hợp cần phải nhắc lại rằng những người ly dị và tái hôn, sự việc không có quyền nhận lãnh Bí tích Thánh Thể không có nghĩa là họ không phải là thành viên của cộng đoàn Giáo hội; ngược lại, cần phải thấy rằng có những trách nhiệm khác nhau cần phải thực hiện. Hơn nữa, sự cần thiết đơn giản hóa và đẩy nhanh các thủ tục để tuyên bố hôn nhân bất thành cũng được nhấn mạnh.
Về việc chung sống với nhau như vợ chồng ớ các vùng nhất định, người ta thấy rằng điều này thường do các yếu tố kinh tế và xã hội chứ không phải là một hình thức chối từ những giáo huấn của Giáo Hội. Hơn thế nữa, thông thường loại chung sống này và những kết hợp thực tế, họ vẫn duy trì mong ước có một đời sống Kitô hữu, và do đó cần được chăm sóc mục vụ thích hợp. Tương tự như vậy, trong khi nhấn mạnh việc không thể thừa nhận hôn nhân đồng giới, cần phải có cách tiếp cận tôn trọng và không phân biệt đối xử đối với người đồng giới trong mọi trường hợp.
Sự chú ý cũng được Phiên họp dành cho vấn đề hôn nhân hỗn hợp (hôn nhân khác đạo), mặc dù có những khó khăn có thể gặp phải, nhưng thật hữu ích khi nhìn vào trách nhiệm để họ làm chứng cho sự hòa hợp và đối thoại liên tôn. Sau đó, Phiên họp quay trở lại chủ đề ngôn ngữ, để Giáo Hội có thể thu hút các tín hữu, những người ngoại và tất cả những người thiện chí để xác định kiểu mẫu của đời sống gia đình nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện con người và phúc lợi xã hội. Có ý kiến cho rằng vấn đề gia đình nên nói đến bằng cách sử dụng "ngữ pháp đơn giản" để tiếp cận con tim của các tín hữu.
Trong phần thứ hai của Phiên họp, chủ đề của cha mẹ có trách nhiệm đã được xem xét, và nhấn mạnh rằng món quà sự sống (và đức khiết tịnh) là những giá trị căn bản trong hôn nhân Kitô giáo, và mức độ nghiêm trọng của tội phá thai. Đồng thời, Phiên họp cũng đề cập đến vô số các cuộc khủng hoảng mà nhiều gia đình đã trải qua, chẳng hạn trong những bối cảnh nhất định của châu Á, như các vấn nạn sát hại trẻ sơ sinh, bạo hành phụ nữ và buôn người. Sự cần thiết làm nổi bật các khái niệm về công chính giữa các nhân đức căn bản của gia đình cũng được nhấn mạnh.
Cuộc tranh luận chuyển sang các vấn đề trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái họ trong đức tin và trong các giáo huấn: có thể nói những trách nhiệm như thế là căn bản, và điều quan trọng là phải chú ý một cách thích hợp. Cũng cần lưu ý rằng việc chăm sóc mục vụ cho trẻ em có thể tạo ra một mối liên lạc với các gia đình, những người tìm thấy chính họ trong các hoàn cảnh khó khăn.
Liên quan đến vấn đề con cái, tác động tiêu cực của các phương pháp tránh thai đối với xã hội và kết quả là giảm tỷ lệ sinh cũng đã được nhấn mạnh. Đối với vấn đề này, người Công giáo không nên giữ im lặng, thay vào đó nên mang đến một thông điệp hy vọng: con cái là rất quan trọng, chúng mang lại cuộc sống và niềm vui cho cha mẹ, và chúng củng cố đức tin và thực hành tôn giáo.
Cuối cùng, sự chú ý của Phiên họp chuyển sang vai trò thiết yếu của giáo dân trong việc tông đồ của gia đình và trong việc truyền giáo của nó, cũng như các phong trào giáo dân có thể đồng hành với các gia đình gặp khó khăn.
Tạ Ân Phúc