Một đôi vợ chồng trình bày trước Thượng Hội đồng Giám mục về thực trạng của đời sống hôn nhân

Một đôi vợ chồng trình bày trước Thượng Hội đồng Giám mục về thực trạng của đời sống hôn nhân

Cuộc tranh luận chung đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình đã diễn ra trong phiên họp chiều thứ Hai 06/10/2014 do Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, thành viên Chủ tịch đoàn làm chủ tọa.

Trong lời giới thiệu ngắn gọn của mình, Đức Hồng y đã vạch ra các chủ đề được thảo luận trong phiên họp đã được đặt ra trong Tài Liệu làm việc Thượng Hội đồng Giám mục: Kế hoạch của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình (phần I, chương 1.), Sự hiểu biết và đón nhận Giáo huấn về Hôn nhân và Gia đình từ Sách Thánh và các tài liệu của Huấn Quyền (Phần I, chương 2)

Đức Hồng y lưu ý rằng "ngay cả khi giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình được biết đến, thì nhiều Kitô hữu gặp khó khăn trong việc hoàn toàn chấp nhận giáo huấn này". Do đó, các vị mục tử "cần phải có khả năng giới thiệu các chân lý đức tin liên quan đến gia đình, để tính nhân bản sâu sắc và giá trị hiện hữu của nó có thể được đánh giá đúng mức". Đức Hồng Y cũng nói về những khó khăn gặp phải trong cuộc hành trình đó, thường là kết quả của mối tương quan mong manh giữa các cá nhân với nhau và với nền văn hóa khước từ những lựa chọn lâu bền, trong tình trạng bất ổn với tầm nhìn ngắn hạn.

Sau đó ngài giới thiệu cặp vợ chồng đầu tiên phát biểu trực tiếp trước các Nghị phụ Thượng Hội đồng Giám mục về thực trạng của đời sống hôn nhân, Romano và Mavis Pirola, ông bà đã kết hôn được 55 năm, là cha mẹ của bốn đứa con và tám đứa cháu. Họ cũng là Giám đốc của Hội đồng Hôn nhân và Gia đình Công giáo Úc.

Họ nói với các Nghị phụ rằng "đời sống gia đình thì 'lộn xộn'. Nhưng đời sống giáo xứ thì cũng vậy, đó là 'gia đình của các gia đình'". Họ trình bày hoàn cảnh của nhiều người Công giáo đã trải qua sự tan vỡ và căng thẳng trong đời sống gia đình của họ, nhưng những người can trường đấu tranh trong nỗ lực tuân theo giáo lý Giáo Hội, như người mẹ đã ly dị thì cảm thấy không được chào đón khi cô mang con mình đến tham dự Thánh Lễ; các bậc cha mẹ thì muốn đón đứa con trai đồng tính và người kết hợp của nó về nhà trong ngày lễ Giáng sinh; người mẹ già góa chồng lại là người duy nhất chăm sóc cho người cho con trai tàn tật ở độ tuổi trung của bà.

các cặp vợ chồng ghi nhận."Giáo Hội phải liên tục đối mặt với sự căng thẳng của việc giữ gìn sự thật trong khi phải thể hiện lòng nhân từ và thương xót. Các gia đình này luôn có thể được ơn ích từ các giáo huấn và các chương trình tốt hơn. Tuy nhiên, hơn hết họ cần phải được đồng hành trong cuộc hành trình của mình, được chào đón, được lắng nghe những câu chuyện của họ và trên hết, là được xác nhận".

Tuy nhiên, có lẽ là điểm rõ ràng nhất được ông bà Pirola nói đến chính là ngôn ngữ của Giáo Hội nói về gia đình cần phải được thay đổi. Nhìn vào những hướng dẫn của Giáo Hội trong thời gian thử nghiệm và đôi khi nhìn vào các tài liệu Giáo Hội, họ nói rằng những gì họ tìm thấy "dường như đến từ hành tinh khác" và "không liên quan" đến kinh nghiệm của mình. 

Tạ Ân Phúc