Không chỉ cầu nguyện bao nhiêu mà là cầu nguyện thế nào

Không chỉ cầu nguyện bao nhiêu mà là cầu nguyện thế nào

Nếu tự hỏi chúng ta cầu nguyện nhiều bao nhiêu thì chưa đủ, mà phải tự vấn xem chúng ta cầu nguyện thế nào. Đây là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Tư 01/06/2016 trong buổi triều yết chung hằng tuần khi ngài suy tư về dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế.

Đoạn Tin Mừng Luca 18, 9-14 là bài học của Chúa Giêsu về "thái độ đúng đắn trong cầu nguyện và cầu xin lòng thương xót của Chúa Cha", Đức Thánh Cha giải thích.

Đức Thánh Cha nói rằng thời gian cầu nguyện không phải là câu hỏi duy nhất "con tim chúng ta ra sao: điều quan trọng là xem xét con tim để đánh giá những suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta, và diệt trừ tận gốc thói kiêu ngạo và đạo đức giả".

Đức Thánh Cha nói rằng cầu nguyện phải là "đặt mình trước mặt Thiên Chúa" và ngài nhìn nhận rằng để cầu nguyện, chúng ta phải "tái khám phá con đường đến trái tim của mình, để khôi phục lại giá trị của sự mật thiết và thinh lặng, bởi vì nơi đó Thiên Chúa gặp gỡ và trò chuyện với chúng ta".

"Người Pharisêu cầu nguyện với Thiên Chúa, nhưng thật sự ông nhìn vào bản thân mình. Ông cầu nguyện với chính mình! Thay vì có Chúa trước mắt, thì ông có một cái gương [...]", Đức Thánh Cha nói thêm: "Thái độ và lời nói của ông cách xa hành động và lời nói của Thiên Chúa, Đấng yêu thương tất cả mọi người và không khinh miệt những người tội lỗi".

Ngược lại, người thu thuế đã cầu nguyện ngắn, nhưng "cử chỉ của ông sám hối và một vài từ đơn sơ của ông làm chứng cho nhận thức về tình trạng khốn khổ của mình. [...] Ông hành động khiêm tốn, rõ ràng là một tội nhân đang cần lòng thương xót".

Đức Thánh Cha cảnh báo rằng "kiêu ngạo làm tổn hại đến mọi hành động tốt, làm cho sáo rỗng lời cầu nguyện, làm xa rời người ấy với Thiên Chúa và tha nhân"

Đức Thánh Cha cho hay: "Nếu Thiên Chúa ủng hộ khiêm tốn, điều đó không phải làm bẽ mặt chúng ta: đúng hơn khiêm tốn là điều kiện cần thiết để được Ngài nâng lên, để trải nghiệm lòng thương xót, đến để lấp đầy sự trống rỗng của chúng ta".

Tạ Ân Phúc