IGIF, chỉ số đầu tiên về quyền gia đình trên thế giới
Tổ chức Novae Terrae Foundation và Đại học Công giáo Milan đã công bố Chỉ số Độc lập Toàn cầu về Gia đình (IGIF). Chỉ số đầu tiên về gia đình trên thế giới này phân tích các đặc điểm của các gia đình, đặc biệt làm nổi bật là các mối tương quan bên trong và bên ngoài gia đình, cũng như khả năng và cách thức để "lập nên một gia đình" trong các bối cảnh địa lý và văn hóa khác nhau.
Ông Luke Williams, Giám đốc Tổ chức Novae Terrae Foundation cho biết: "Báo cáo xem xét khía cạnh gia đình ở 46 quốc gia như là một phần của nhân quyền cơ bản, Chỉ số Độc lập Toàn cầu về Gia đình được xây dựng dựa trên các chỉ số thống kê được tìm thấy trong các căn cứ dữ liệu quốc tế liên quan đến khía cạnh cơ cấu gia đình cũng như các nguồn lực kinh tế và xã hội về chăm sóc gia đình".
Chỉ số toàn cầu IGIF bao gồm 4 chiều kích:
- Chỉ số phụ về "cơ cấu", nghĩa là sự hiện diện của con cái và sự ổn định của mối tương quan hôn nhân;
- Chỉ số phụ về "nguồn lực kinh tế" của các đơn vị gia đình, hoặc các nguồn lực kinh tế mà gia đình có thể được tính đến;
- Chỉ số phụ về "nguồn lực theo bối cảnh", trong đó bao gồm các dịch vụ chăm sóc gia đình và khả năng dung hòa giữa gia đình và công việc;
- Chỉ số phụ về "nguồn lực xã hội", trong đó đề cập đến chất lượng của các mối tương quan bên trong và bên ngoài đối với các gia đình.
Đứng đầu danh sách xếp hạng bao gồm Đan Mạch, New Zealand, Thụy Điển, Na Uy, kế đến là Israel, Đức, Thụy Sĩ, Litva, Nga và Iceland, Bỉ và Estonia. Ý đứng ở vị trí thứ 39, kế đến là Serbia, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Slovak, Peru, Croatia và Macedonia.
Mức độ rõ ràng của chỉ số phụ cho thấy những tình huống phức tạp và đa dạng:
- Có những nước mặc dù đứng ở mức cao về nguồn lực kinh tế và các dịch vụ hỗ trợ cho việc chăm sóc gia đình, nhưng chiều kích cơ cấu về sự hiện diện của con cái và sự phổ biến của hôn nhân vẫn còn thấp: đó là trường hợp của Đan Mạch, New Zealand, Thụy Điển và Đức.
- Ở các nước khác, ngoài số lượng nhỏ về con cái và sự bất ổn của hôn nhân cao, thì nguồn lực kinh tế và bối cảnh thì khan hiếm: đó là trường hợp ở Ý, Hy Lạp, Mexico, Romania, Serbia, Ba Lan, Slovakia, Croatia và Macedonia.
Trong báo cáo đầy đủ cũng bao gồm một nghiên cứu chi tiết về luật gia đình, ở góc độ so sánh, và trên tinh thần liên đới giữa các thế hệ.
Tạ Ân Phúc