Hai vì sao sáng

HAI VÌ SAO SÁNG

Cv 12,1-11; 2Tm 4, 6-8.16b.17-18; Mt 16,13-19       

Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô :Hai vì sao sáng chói,lp lánh trên bu tri,ngi sáng đêm trường,rc r soi đường sưởim yêu thương.Hai tình yêu chiến thng,ngt ngây trong cuc đi,t trái tim nng dòng máu anh hùng ngi sáng muôn trùng.

Phêrô, Phaolô hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại.

Hai Thánh Tông đồ là hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo hội.

Còn nh hôm nào người ba ln chi Giêsu. Còn nh ngày nào người bt Chúa trong căm thù. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài : chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới.

Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

1. Thánh Phêrô
 
Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai : cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma.

Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72).

Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này: Là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất.
- Mắng lần đầu tiên : Quân yếu tin ( Mt 14,31)
- Lần thứ hai : Ngu tối ( Mt 15,16)
- Lần thứ ba : Satan ( Mc 8,33)

Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành.

Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan(Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đếm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời.

Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến với họ ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục sinh đã hỏi Ông : Phêrô, con có yêu mến thy không ? Phêrô đáp : Thưa Thầy,Thy bit rõ mi s, thy biết con yêu mên Thy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc ,Chúa nói với ông rằng : Thy bo cho anh biết lúc còn tr anh t tht lưng lấy và đi đâu tu ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phi giang tay ra cho người khác tht lưng và dẫn ti nơi anh chẳng mun. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là : Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phi chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông : hãy theo Thy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tng đá này Thy xây Giáo hi ca Thy, ca ho ngc s không thng được.Từ đây, những trang sử vẻ vang của giáo hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.

2. Thánh Phaolô      
     
Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tac-xô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Ga-ma-li-ên ở Giê-ru-sa-lem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô và trên đường Đa-mát truy lùng các Kitô hữu.            

Được ơn trở lại trên đường Đa-Mat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca.

Sách Công vụ tông đồ kể lại :trên đường Đa-mat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu thì thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể.

Khi đã biết Chúa Kitô thì “ nhng gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thit thòi.Hơn nữa tôi còn coi tt c mi slà thit thòi,so vi mi li tuyt vi là được biếĐức Giêsu Kitô,Chúa ca tôi.Vì Ngài, tôi đành mt hết,và tôi coi tt c như đồb đượĐức kitô và được kết hp vi Người.Được như vậy,không phải nh s công chính ca tôi, s công chính do lut Mô-sê đem li,nhưng nhờ s công chính do lòng tin vào Đức Giêsu( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người :” Vì anh em,phàm ai đã được thanh ty trong Đức Kitô,thì đã được mc lĐức Kitô: không còn Do thái hay Hy lp;không còn nô l hay tdo;không còn nam hay n;vì anh em hết thy là mt trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tt c mi s và trong mi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18 ;2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những”… lao tù đòn vt,bao ln suýt chết,năm ln b người do thái đánh bn mươi roi bớt mt,ba ln b đánh đòn,mt ln b ném đá,ba ln b đm tàu,mt đêm mt ngày lênh đênh gia bin khơi. Phải chu đ th nguy him bi “phi thc hin nhiu cuc hành trình,gp bao nguy him trên sông,nguy him do trm cướp,nguy him do đng bào,nguy hiểm vì dân ngoi, nguy hi thành ph,trong sa mc,ngoài bin khơi,nguy hiểm do nhng k gi danh là anh em;phi vt v mt nhc,thường phi thc đêm,b đói khát,nhăn nhn ung và chu rét mướt trn trung ( 2 Cor 11 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Ti-mô-thê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng:” anh đng h thn làm chng cho Chúa chúng ta,cũng đng h thn vì tôi,là k b tù vì Ngài” .Phaolô không hổ thẹn” vì tôi biết tôi đã tin vào ai …”(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phi lao đao khn khó đến c xing xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không b xing xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đui mi viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy ” chúng tôi b dn ép tư bề nhưng không bị đè bp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;b ngược đãi nhưng không bị b rơi;bị qut ngã nhưng không bị tiêu dit”( 2cor 4,8-9)

Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khn thân tôi,nếu tôi không rao ging Tin mng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sng trong nim tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20).

Vì Đức Kitô và vì Tin mừng thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có th tách chúng ta ra khi tình yêu củĐức Kitô ? Phi chăng là gian truân,bt b ,đói khát,trn trung ,nguy him,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng s chết hay s sng,dù thiên thn hay thiên ph,dù hin ti hay tương lai,hay bất c sc mnh nào,tri cao hay vc thm hay bt c to vật nào khác,không có gì có th tách chúng ta ra khi tình yêu Thiên Chúa th hin cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).

3. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.
 
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
 
Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.

Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời, trở nên nền tảng hiệp nhất. Xin hai vị luôn nâng đỡ Giáo hội hiệp thông.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
(Giáo phận Phan Thiết)