Đức Thánh Cha tông du Albania, đất nước của sự chung sống hiệu quả giữa những người khác đức tin

Đức Thánh Cha tông du Albania, đất nước của sự chung sống hiệu quả giữa những người khác đức tin

Sáng 21/09/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến thăm Tirana, Albania - chuyến tông du thứ tư của ngài và chuyến thăm thứ hai của một vị giáo hoàng đến với "Vùng đất của chim đại bàng".

Đức Thánh Cha rời khỏi phi trường Fiumicino của Rôma vào lúc 7 giờ30 và đến Tirana lúc 9 giờ sáng, tiếp đón ngài tại phi tường có sứ thần Toà Thánh tại Albania, Đức Tổng Giám mục Ramiro Moliner Ingles, và thủ tướng Albania Edi Rama. Ngài đi bằng xe hơi đến Dinh Tổng thống ở Tirana, nơi diễn ra lễ tiếp đón chính thức, với sự chào đón của Tổng thống Albania, Bujar Nishani. Sau cuộc thảo luận ngắn, tổng thống tháp từng cùng Đức Thánh Cha đến phòng khách Scanderberg để gặp gỡ giới lãnh đạo dân sự, ngoại giao đoàn, và một số vị lãnh đạo tôn giáo.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã nói về chặng đường của Albania để khôi phục tự do dân sự và tự do tôn giáo, ngài cảnh báo việc khai thác sự khác biệt giữa các tôn giáo và ca ngợi chung sống hòa bình và hợp tác giữa các niềm tin tôn giáo khác nhau ở Albania.  Ngài đánh giá cao bầu khí tôn trọng và tin cậy lẫn nhau giữa người Công giáo, Chính thống giáo và người Hồi giáo và nói rằng việc chung sống hoà bình và hợp tác giữa những người theo của các tôn giáo khác nhau là một món quà quý giá cho đất nước này. Ngài cho hay không ai được tự xem mình là "áo giáp" của Thiên Chúa trong khi lập kế hoạch và thực hiện các hành vi bạo lực và áp bức. Ngài nói: "Không ai có thể sử dụng tôn giáo như một cái cớ để hành động chống lại phẩm giá con người và chống lại các quyền cơ bản của mỗi người nam và người nữ, trên hết là quyền sống và quyền của mọi người được tự do tôn giáo!"

Đức Thánh Cha nói rằng tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tạo điều kiện cho sự sáng tạo và tháo mở tiềm năng tiềm tàng và cá tính của con người vốn hướng đến thiện ích chung. Đức Thánh Cha nói rằng kinh nghiệm Albania cho thấy "sự chung sống hòa bình và hiệu quả giữa các cá nhân và cộng đồng các tín hữu của các tôn giáo khác nhau không chỉ là mong muốn, nhưng là điều có thể thực hiện".

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến những thách đố mới phải đối mặt "trong một thế giới có xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa". Ngài nói rằng "mọi nỗ lực phải được thực hiện để đảm bảo rằng sự tăng trưởng và phát triển phải được đặt ra để phục vụ tất cả mọi người và không chỉ giới hạn trong các thành phần của dân số"

Ngài cho hay: "Phát triển sẽ chỉ xác thực khi nó bền vững và công bằng, có nghĩa là, nếu nó có các quyền của người nghèo và tôn trọng môi trường. Cùng với toàn cầu hóa về thị trường thì cũng cần phải có toàn cầu hóa tương ứng về tình liên đới, cùng với tăng trưởng kinh tế phải có sự tôn trọng lớn hơn đối với thụ tạo; cùng với các quyền của cá nhân, thì phải có sự đảm bảo các quyền cho những người làm cầu nối giữa các cá nhân và nhà nước, các gia đình".

Tạ Ân Phúc