Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Cuba: Ngày thứ nhất

Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Cuba: Ngày thứ nhất

WHĐ (21.09.2015) – Lúc 15g45 thứ Bảy 19-09 giờ địa phương, tức 02g45 sáng Chúa nhật 20-09, giờ Việt Nam, chiếc máy bay chở Đức Thánh Cha Phanxicô đã hạ cánh tại sân bay quốc tế José Martí ở La Habana, mở đầu chuyến tông du kéo dài 3 ngày tại Cuba. Ra đón Đức Thánh Cha tại sân bay có Chủ tịch Nhà nước Cuba, ông Raul Castro, và Đức Tổng giám mục La Habana. Sau nghi thức chào mừng theo nghi thức quân đội, Chủ tịch Raul Castro đã đọc diễn văn chào mừng. Ông khẳng định với Đức Thánh Cha rằng nhân dân và chính phủ Cuba đón tiếp Đức Thánh Cha với “tình cảm kính trọng và lòng quý mến sâu xa”.

Ông nhắc đến “cuộc gặp gỡ đáng nhớ” với Đức Thánh Cha hồi cuối tháng Mười năm ngoái tại Vatican. Chủ tịch Cuba cũng nói rằng ông rất cảm kích khi đọc Tông huấn Evangelii Gaudium và Thông điệp Laudato Si’, bởi lẽ đó là những đóng góp quan trọng của Đức Thánh Cha cho hai hội nghị quốc tế lớn sắp diễn ra: Hội đồng Liên hiệp quốc về các mục tiêu phát triển sau năm 2015, vào tuần tới, và Hội nghị Paris về biến đổi khí hậu, vào cuối năm nay.

Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn “tất cả những người đã đóng góp vào việc chuẩn bị chuyến thăm mục vụ này của ngài”. Đức Thánh Cha nhắc lại hình ảnh của Fidel Castro, người đã đón tiếp Đức Gioan Phaolô II vào năm 1998, và Đức Thánh Cha nhờ Chủ tịch Raul Castro chuyển lời đến cựu Chủ tịch Fidel Castro, bày tỏ tâm tình đặc biệt quý mến và kính trọng của ngài. Đức Thánh Cha nói thêm: “Tôi cũng muốn gửi lời chào đặc biệt đến tất cả nhữngai, mà vì nhiều lý do, tôi không thể gặp được, và tất cả những người Cuba đang sống rải rác trên khắp thế giới”.

“Năm 2015 là năm kỷ niệm 80 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Cuba và Toà Thánh. Chúa quan phòng đã cho tôi đến đây ngày hôm nay, tại quốc gia thân yêu này, bước theo con đường đã được hai vị tiền nhiệm của tôi là Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI mở ra với những chuyến tông du chẳng thể nào quên (...) Hôm nay, chúng ta muốn làm mới lại những mối quan hệ hợp tác và hữu nghị để Giáo hội có thể tiếp tục đồng hành và khích lệ người dân Cuba trong những niềm hy vọng và mối quan tâm của mình, trong sự tự do cũng như bằng các phương tiện và các điều kiện cần thiết cho việc loan báo Nước Trời đến tận các vùng ngoại vi hiện sinh của xã hội”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha “đặt những ngày này dưới sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Bác Ái El Cobre, của hai vị Chân phước Olallo Valdés và José López Pieteira và của Đấng Đáng kính Felix Varela, là người nhiệt thành truyền bá tình yêu giữa người dân Cuba và mọi người, hầu làm cho những mối tương giao của chúng ta về hoà bình, liên đới và tôn trọng lẫn nhau được tăng triển”.

Thánh lễ

Hoạt động đầu tiên của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du Cuba là cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Cách mạng ở La Habana, lúc 9 giờ sáng Chúa nhật 20-09.

Trong Thánh lễ, Đức Thánh Cha khai triển câu chuyện các môn đệ tranh cãi với nhau xem ai là người trọng nhất để nhấn mạnh đến tinh thần phục vụ Kitô giáo, Ai không sống phục vụ, thì chẳng phục vụ cho sự sống. (xin xem toàn văn Bài giảng của Đức Thánh Cha tại WHĐ)

Kinh truyền tin

Cuối Thánh lễ, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha hướng đến Colombia, quốc gia đang trải qua giai đoạn nghiêm trọng. Từ cuối năm 2012 La Habana là nơi diễn ra các cuộc đàm phán hoà bình giữa chính phủ Colombia vànhóm du kích “Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia” (FARC) sau cuộc xung đột vũ trang đã làm 220.000 người chết trong vòng nửa thế kỷ qua, và sáu triệu người phải di tản.

Đức Thánh Cha nhắc lại sự trợ giúp của Toà Thánh trong tiến trình hòa bình. Ngài hy vọng rằng “máu của hàng ngàn người vô tội đã đổ ra trong nhiều thập kỷ xung đột vũ trang sẽ giúp cho mọi nỗ lực đang tiến hành đạt tới sự hoà giải dứt khoát, trong sự tôn trọng các thiết chế như luật pháp quốc gia và quốc tế, vì một nền hòa bình lâu dài”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “chúng ta bị cám dỗ trốn chạy khỏi thập giá của cá nhân mình và củangười khác, cám dỗ tránh xa những người đau khổ. Chúng ta phải học biết nhìn thấy Chúa Giêsu nơi mỗi con ngườiđang quỵ ngã trên đường đời; nơi mỗi người anh em đang đói khát, trần truồng hoặc bị tù đày, đang đau ốm, để có contim tỉnh thức và lưu tâm đến nhu cầu của tha nhân trong những điều nhỏ bé của cuộc sống, và cầu nguyện cho họ, nhấtlà những ai đã mất hy vọng, không còn sức phấn đấu; những ai đang đau khổ vì bị đối xử bất công, bị bỏ rơi và cô đơn,những gia đình đang gặp khó khăn”.

Thăm Cựu Chủ tịch Fidel Castro

Buổi chiều, Đức Thánh Cha đã đến thăm ông Fidel Castro, Cựu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba tại Dinh Cách Mạng ở La Habana.

Cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 40 phút, với sự hiện diện của khoảng mười lăm thành viên trong gia đình của ông Castro.

Cùng đi với Đức Thánh Cha có Sứ thần Toà Thánh tại Cuba, Đức Tổng giám mục Giorgio Lingua. Theo cha Lombardi,giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu khí rất thân mật và tự nhiên. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho ông Fidel Castro một tác phẩm của linh mục Dòng Tên từng là giáo viên của ông khi ông đang học tiểu học. Fidel Castro tặng lại Đức Thánh Cha bộ sưu tập các cuộc trao đổi về tôn giáo của ông với nhà giải phóng thần học dòng Đa minh người Brazil, Frei Betto.

Chủ sự Kinh Chiều

Lúc 17g15, Đức Thánh Cha đã đến Nhà thờ chính tòa La Habana để chủ sự giờ Kinh Chiều cùng với các linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh.

Trong bài phát biểu chào mừng Đức Thánh Cha, Đức hồng y Jaime Ortega, Tổng giám mục La Habana, cho biết “ở đây có các linh mục trẻ và cao tuổi, người Cuba hoặc từ các nước khác đến, đó là các nhà thừa sai truyền giáo, là điểm tựa vô giá cho chúng con trong việc loan báo Tin Mừng”.

“Giáo hội ở Cuba là một Giáo hội nghèo, và chứng từ về sự nghèo khó của của các linh mục –giáo phận cũng như dòng tu–, các phó tế và tu sĩ, là đáng ngưỡng mộ. Có lẽ chính sự nghèo khó ấy đã góp phần xây dựng tình đoàn kết và tình huynh đệ giữa tất cả chúng con một cách đặc biệt. Chúng con hy vọng rằng chứng từ của cá nhân Đức Thánh Cha sẽkhích lệ tất cả chúng con yêu mến sự khó nghèo này, sự khó nghèo đẹp đẽ và mang lại hoa trái cho Giáo hội trong đấtnước của chúng con”.

Sau chứng từ của một nữ tu trẻ là bài giảng của Đức Thánh Cha. Ngài không dùng bài đã soạn sẵn nhưng đã tự phát giảng một bài dài và phong phú về chủ đề nghèo khó và lòng thương xót.

“Nghèo là một từ khó chịu, đi ngược lại mọi cấu trúc văn hoá của thế gian, Đức hồng y Jaime Ortega đã lặp đi lặp lạiđiều ấy nhiều lần, tôi nghĩ rằng Chúa muốn cho chúng ta đón nhận sự nghèo khó trong tâm hồn. Tinh thần thế tục không thích điều ấy mà lại che giấu đi, không phải vì sĩ diện, nhưng là vì khinh rẻ sự nghèo khó. Và nếu có phải phạm tội để thoát khỏi nghèo khó, người ta cũng phạm tội. Tinh thần thế tục không thích con đường mà Con Thiên Chúa là Đấng đã tự hạ vì chúng ta đã đi”.

Đức Thánh Cha cũng dùng dụ ngôn về người thanh niên giàu có sợ phải sống nghèo, để cảnh báo các tu sĩ trước nhữngcám dỗ của tiện nghi vật chất. Ngài nhắc lại câu nói của Thánh Inhaxiô Loyola: “Nghèo khó là bức tường và là ngườimẹ của đời sống thánh hiến, vì nó bảo vệ đời sống ấy khỏi mọi thứ của cuộc sống thế gian”.

Về lòng thương xót, Đức Thánh Cha lặp lại lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Điều ngươi làm cho người anh emnhỏ bé nhất của mình, là làm cho chính Ta”. Khi một người đi tìm người nhỏ bé nhất, người chẳng được ai yêu thương,là người ấy đã hoàn toàn bước theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu, khi nói về lòng thương xót của Chúa Cha, đã “huỷ mình ra không!” Đức Thánh Cha đã lấy lại lời của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê để nhấn mạnh điều này.

Ngỏ lời với các linh mục, Đức Thánh Cha nhắc nhở các linh mục rằng có một nơi đặc biệt để thực thi lòng thương xót, để gặp gỡ những người nhỏ bé nhất, “Đó là toà giải tội! Khi một người đến với anh em và cho thấy họ đang khốn khổ, xin anh em đừng ngăn cản họ, đừng trừng phạt họ! Nếu anh em không có tội, hãy ném đá trước đi! Nếu không, hãynghĩ rằng, lúc ấy anh em đang nắm giữ một kho tàng trong tay, kho tàng ấy là lòng thương xót của Chúa Cha ... Đừngmệt mỏi khi phải tha thứ, như Chúa Giêsu đã làm!”

Gặp gỡ giới trẻ Cuba

Hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha trong ngày đầu tiên ở Cuba là đến thăm Trung tâm Varela Felix, sát cạnh Nhà thờ chính toà. Trung tâm này mang tên vị linh mục Cuba vào thế kỷ XIX mà án phong chân phước cho ngài đang được tiến hành.

Sau khi nghe chứng từ của các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của mơ ước và ngài nhắn nhủ họ:“Càng có khả năng mơ ước, đường đời càng rộng mở”. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến khái niệm về tình bạntrong xã hội, tình bạn ấy có thể kết hợp sức mạnh của những người có những cảm nhận khác nhau.

Đức Thánh Cha nói: “Giới trẻ là niềm hy vọng của một dân tộc” và ngài nhắc lại rằng hy vọng không phải là một kháiniệm thụ động, nhưng trái lại, hy vọng là “biết chịu đựng, hy sinh, để có kế hoạch tiến về phía trước”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi người trẻ Cuba hãy giữ gìn bản sắc văn hóa của mình, và nắm lấy vận mệnh của mình nhân danh “niềm hy vọng ngọt ngào của Tổ quốc” – một kiểu nói của Jose Marti, một nhà văn rất được ngưỡng mộ ở Cuba.

 

Minh Đức
Nguồn: Website Hội đồng Giám mục Việt Nam