Các hướng dẫn mục vụ của Giáo hội Malta về Tông Huấn Amoris Laetitia

Các hướng dẫn mục vụ của Giáo hội Malta về Tông Huấn Amoris Laetitia
L'Osservatore Romano (Quan sát viên Roma) là tờ báo của Vatican đã đăng những trang tài liệu này nhằm công bố các hướng dẫn để áp dụng Tông Huấn Hậu-Thượng Hội Đồng có chữ ký của các giám mục Maltese Scicluna và Grech, mở ra khả năng lãnh nhận các bí tích cho những anh chị em sống một sự kết hợp thứ hai.
 
"Cũng giống như các đạo sĩ, sau khi tìm thấy Chúa Giêsu, họ trở về đất nước của họ bằng một con đường khác như đã xảy ra như vậy" đối với các "người ly thân hoặc ly dị đang sống một mối quan hệ mới" mà "đôi khi sau một cuộc hành trình dài và quanh co họ gặp gỡ Đức Kitô, Đấng cũng ban cho mình một tương lai khi mình không thể quay trở lại tuyến đường trước đây". Đó là những gì chúng ta đọc thấy trong đoạn đầu của một tài liệu được công bố ngày 14 tháng 1 năm 2017, có chữ ký của hai giám mục Maltese Charles Scicluna (Tổng Giám Mục Malta, cựu thành viên pháp lý của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin) và Mario Grech (Gozo). Những lưu ý chứa đựng việc hướng dẫn mục vụ cụ thể cho các linh mục cần áp dụng Tông Huấn Hậ'u Thượng Hội Đồng "Amoris Laetitia", đặc biệt là chương VIII dành riêng cho các gia đình đang mang thương tích, cho việc đông hành và phân định các tình huống. Các văn bản của hai giám mục đã được "L'Osservatore Romano" xuất bản cách đầy ý nghĩa".
 
Trước hết, hai giám mục nhắc nhở rằng "việc mục vụ của chúng ta đối với những người sống trong hoàn cảnh gia đình phức tạp là sứ vụ của Giáo Hội, đó là mẹ và thầy. Là linh mục chúng ta có bổn phận phải soi sáng lương tâm bằng việc loan báo Chúa Kitô và lý tưởng toàn vẹn của Tin Mừng. Đồng thời, chúng ta cũng có trách nhiệm, theo cùng bước chân của Chúa Kitô, thực hiện "nghệ thuật của việc đồng hành" và trở thành một nguồn lực của niềm tin, hy vọng và hòa nhập đối với những ai xin nhìn thấy Chúa Giêsu (X Ga, 12, 21 ), đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất".
 
"Khi chúng ta gặp hay chúng ta biết những người đang sống trong những tình huống "bất thường" như vậy - ta có thể đọc thấy trong tài liệu này - chúng ta phải làm sao để nói chuyện với họ và biết họ trong một bầu khí của tình yêu đích thực". Và nếu những người này "bày tỏ một ước mong muốn hoặc chấp nhận để thực hiện một tiến trình nghiêm chỉnh của việc phân định cá nhân về tình trạng của họ, thì chúng ta hãy nhiệt tình đồng hành với họ và bằng nhiều sự tôn trọng, chăm sóc và quan tâm", làm cho họ cảm thấy mình là "một phần của Giáo Hội. Trong tiến trình này, hai giám mục viết tiếp, "Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ đơn thuần là để cung cấp cho được phép lanh nhận các bí tích, hoặc để cho họ một "công thức đơn giản" hoặc thay thế lương tâm của những người này, nhưng để giúp họ với sự kiên nhẫn để huấn luyện lương tâm và thắp sáng lương tâm của họ để chính họ đi đến một quyết định chân thành trước mặt Thiên Chúa và làm những gì tốt nhất có thể".
Sau khi mời gọi mọi người chú ý mục vụ đối với những người sống chung hoặc kết hôn dân sự nhưng trước đó không có một cuộc hôn nhân thất bại, tài liệu của hai đúc giám mục Scicluna và Grech nhắm đến chủ đề của người sống sự kết hợp thứ hai hoặc ly dị và đã tái hôn. Các ngài đưa ra chỉ dẫn để xác minh tính chất hợp lệ của cuộc hôn nhân theo giáo luật đã bị thất bai kia và rồi những gợi ý để tiến hành việc xin tuyên bố tiêu hôn. Trong khi thực hiện việc phân định này, tài liệu ấy cho biết, "cần phải có một sự phân biệt xứng hợp giữa tình huống này và tình huống khác, bởi vì không phải tất cả các trường hợp đều giống nhau". Sau đó tài liệu trích dẫn một đoajn của Tông huấn Laetitia Amoris: "Một chuyện là cuộc kết hợp thứ hai được củng cố theo thời gian, có những đứa con mới, được chứng thực là trung thành, hiến thân quảng đại, có cam kết Kitô Giáo, ý thức tính bất hợp lệ của nó và cả sự khó khăn lớn lao này là nếu trở lại chắc chắn lương tâm sẽ cảm thấy có lỗi. Giáo Hội nhìn nhận các hoàn cảnh “trong đó, vì các lý do nghiêm túc, như việc dưỡng dục con cái chẳng hạn, người chồng và người vợ không thể chu toàn nghĩa vụ phải ly thân”. Cũng có những trường hợp của nhiều người, tuy cố gắng hết sức để cứu vãn cuộc hôn nhân đầu của họ nhưng vẫn bị bỏ rơi một cách bất công, hay “những người đã bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lý do dưỡng dục con cái, và đôi khi chủ quan tin chắc trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân đầu, đã bị tan vỡ không thể cứu chữa, chưa bao giờ thành sự cả”. Tất cả những hoàn cảnh này là một chuyện, chuyện khác là cuộc kết hợp mới, phát sinh từ cuộc ly dị mới đây, với tất cả mọi đau khổ và rắc rối có thể gây ra cho con cái và mọi gia đình, hay trường hợp một người liên lỉ không chu toàn các nghĩa vụ của mình đối với gia đình. Ta phải luôn hiểu rõ rằng đây không hề là lý tưởng được Tin Mừng đề xuất cho hôn nhân và gia đình" (số 298).
 
Tiếp đến, tài liệu đề nghị đồng hành với những người ấy để làm một cuộc tự vấn lương tâm, qua những giày phút suy nghĩ và ăn năn thống hối, với những câu hỏi về cách cư xử của mình đối với con cái, xem mình đã cố gắng để hòa giải với người bạn đời của mình và tình hình của người phối ngẫu bị bỏ rơi như thế nào. "Trong việc phân định - các giám mục Maltese viết thêm - chúng ta phải đánh giá trách nhiệm đạo đức trong các tình huống đặc biệt, bằng việc xem xét các điều kiện và hoàn cảnh giảm nhẹ". Vì những "điều kiện và hoàn cảnh, Đức Thánh Cha dạy rằng ta không thể nói rằng tất cả những người đang sống trong một tình huống gọi là "trái qui tắc" đều sống trong tình trạng tội trọng, thiếu vắng ơn thánh."
 
Bởi vậy - chúng ta còn đọc thấy trong tài liệu cho răng có thể "trong một hoàn cảnh khách quan của tội lỗi - mà xét cách chủ quan không có tội hay là không hoàn toàn có tội - thì người ta có thể sống trong ân sủng của Thiên Chúa, người ta có thể yêu, và người ta cũng có thể tăng trưởng trong đời sống ân sủng và trong việc bác ái, nhằm mục đích ấy bằng việc nhận lãnh sự giúp đỡ của Giáo Hội. Việc phân định này rất là quan trọng bởi vì, như Đức Thánh Cha nói, trong một số trường hợp sự giúp đỡ này cũng có thể cho chịu các bí tích". "Do đó, "chúng ta cần phải thực hành với cả sự khôn ngoan trong luật tiệm tiến để tìm thấy và nhận ra sự hiện diện, ân sủng và hành động của Thiên Chúa trong mọi tình huống, và giúp đỡ con người gần gũi hơn với Thiên Chúa ngay cả khi họ không có điều kiện để hiểu biết, đánh giá hoặc thực hành cách trọn vẹn các đòi hỏi khách quan của lề luật".
 
Trong tiến trình phân định, các giám mục Maltese yêu cầu, "chúng ta cũng cần xem xét khả năng tiết dục vợ chồng. Mặc dù nó là một lý tưởng không mấy dễ dàng, vẫn có những cặp vợ chồng với sự giúp đỡ của các ân sủng họ có thể thực hành nhân đức này mà không gây nguy hiểm cho các khía cạnh khác của cuộc sống chung. Hơn nữa, có những tình huống phức tạp khi lựa chọn để sống "như anh em" xét theo con người thì không thể được, hoặc gây thiệt hại lớn hơn". Đó là lý do tại sao, "nếu như là kết quả của quá trình phân định, đã được thực hiện với sự khiêm tốn, kín đáo, tình yêu đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội, trong việc tìm kiếm chân thành với ý muốn của Thiên Chúa và ước ao có được một câu trả lời hoàn hảo nhất với ý Chúa, một người li thân hoặc ly dị, đang sống một sư kết hợp mới đạt được - với một lương tâm đã được huấn luyện và được soi sáng - để nhận biết và tin rằng mình đang ở trong sự bình an với Thiên Chúa, thì không thể ngăn cản họ lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh thể".
 
Đồng thời, ghi chú này, lặp lại những lời của Amoris Laetitia, lưu ý đừng để mình bị bất kỳ chủ thuyết tự động nào. "Nếu ai đó có một lỗi phạm khách quan như thể nó là một phần của lý tưởng Kitô giáo, hoặc muốn áp đặt một cái gì đó khác với những gì Hội Thánh dạy, thì người đó không thể mong đợi việc dạy giáo lý hay rao giảng. Đôi với một người như thế chúng ta có nhiệm vụ phải tái công bố việc loan báo Tin Mừng và kêu gọi hoán cải. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người này cũng có thể có một số cách để họ tham gia vào cuộc sống của cộng đoàn trong công tác xã hội, các cuộc họp nhau cầu nguyện, hoặc theo những sáng kiến ​​cá nhân của họ có thể đề nghị, với sự sáng suốt phân định của chúng ta" (xem AL 297).
 
"Cùng với Đức Thánh Cha - hai giám mục kết luận - chúng tôi cũng thấy rằng có một số người thích một thái độ mục vụ cứng nhắc hơn, nhưng cùng với ngài, chúng tôi tin tưởng cách chân thành rằng Chúa Giêsu muốn một Giáo Hội hằng quan tâm đến thiện ích mà Thần Trí Chúa gieo vãi nơi sự mỏng dòn của con người. Hội Thánh cũng như một người Mẹ trình bày cách rõ ràng giáo huấn khách quan của mình, không từ bỏ đối với thiện ích có thể có được, mặc dù có gặp nguy cơ bị vấy bùn trên đường đi".
 
Lm. Augustinô Nguyễn Văn Dụ chuyển ngữ