Bằng cách tiếp đón những người bé mọn, chúng ta tiếp đón Chúa Giêsu

Bằng cách tiếp đón những người bé mọn, chúng ta tiếp đón Chúa Giêsu

Trong bài giảng Tin Mừng Chúa Nhật 25 thường niên (Mc 9, 30-37) tại Công Viên Santakos ở Kaunas, Lithuania hôm 23/9/2018, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta cũng sẽ tiếp đón Chúa Giêsu khi chúng ta tiếp đón những người nhỏ bé.

Đức Thánh Cha Phanxic ô bắt đầu ngày thứ hai của Hành trình Tông đồ thứ 25 của mình tới các nước vùng Baltic bằng cách cử hành Thánh lễ tại Công viên Sàntakos, ở Kaunas, Lithuania.

Chúa Giêsu với các môn đệ của mình

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay Chúa Giêsus đang ở giữa chặng đường của cuộc hành trình lên Giêrusalem. Chúa Giêsu muốn chuẩn bị cho các môn đệ và “muốn họ lặp lại sự lựa chọn đi theo Ngài của họ” vì Ngài biết rằng lựa chọn đó “sẽ dẫn đến những khoảnh khắc thử thách và đau buồn”.

Các môn đệ của Lithuania

Đức Thánh Cha Phanxicô so sánh những gì các môn đệ của Chúa Giêsu phải đối mặt với những gì các môn đệ của Lithuania đã đối mặt trong "kinh nghiệm của họ về thánh giá". Ngài nói: “Các thế hệ trước vẫn gánh chịu những vết sẹo của thời kỳ chiếm đóng, những đau khổ của những người bị trục xuất, hoang mang về những người mất tích không bao giờ quay trở lại, xấu hổ về những người chỉ điềm và những kẻ phản bội”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm trong bài đọc thứ nhất trích sách Khôn Ngoan 2, 10-12, “nói về những người bị bách hại… vì sự tốt lành của họ”. Đức Thánh Cha hỏi: “Có bao nhiêu anh chị em có thể nhận ra mình, hay trong lịch sử của một số thành viên gia đình, trong đoạn văn mà chúng ta vừa đọc?”. Sau đó, ngài nói rằng người dân Lithuania, những người vẫn rùng mình khi họ nghe nhắc đến "Siberia", có thể lặp lại lời lên án bởi Thánh Giacôbê Tông đồ trong Bài đọc thứ hai: "họ thèm muốn, họ giết người..." (xem Gc 4, 2).

Những ký ức của quá khứ

Đức Thánh Cha nói thêm rằng khát khao quyền lực, giống như các môn đệ đã làm, "là dấu hiệu của những người không chữa lành được những kỷ ức của quá khứ". Họ chỉ tập trung thảo luận ai giỏi hơn, "ai đã hành động với phẩm giá cao hơn" trong quá khứ. Như thế chúng ta phủ nhận lịch sử của chính mình, đó là quá khứ “vinh quang”, bởi vì nó tràn ngập “sự hi sinh, hy vọng và những đấu tranh hàng ngày, của đời sống để phục vụ và tận tụy làm việc”.

Phương thuốc giải độc của Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu đưa ra một phương thuốc giải độc để khắc phục cho "cuộc đấu tranh giành quyền lực" và thái độ "từ chối hy sinh". Chúa Giêsu, người thầy, đặt ở giữa họ một “đứa trẻ chỉ kiếm được một xu” làm những việc không ai khác muốn làm. Đức Thánh Cha đặt ra câu hỏi: "Chúa Giêsu sẽ đặt ai ở giữa chúng ta hôm nay, vào sáng Chủ Nhật này?" – những người thiểu số, những người thất nghiệp, những người di dân, người già, những người trẻ cô đơn vì mất nguồn cội?

Đức Thánh Cha cho hay Giáo hội được mời gọi đặt những người này vào giữa các môn đệ ngày nay. Do đó, không ai có thể lấy cớ rằng đã không nhìn thấy họ. Giáo hội đang chuyển động, đi ra ngoài, cũng có nghĩa là đôi khi phải dừng lại, "dẹp bỏ những lo lằng của chúng ta sang một bên, để quan tâm, lắng nghe và đồng hành cùng những người còn lại bên đường". Vì thế chúng ta học hỏi, giống như các môn đệ đã làm, “cách tiếp đón một đứa trẻ, là chúng ta tiếp đón chính Chúa Giêsu”.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận rằng sự tiếp đón Chúa Giêsu để Ngài “chữa lành ký ức của chúng ta”, và “chúng ta làm cho mọi người biết rằng Chúa Giêsu Kitô là hy vọng thực sự của chúng ta”.

Kinh Truyền Tin: chống lại sự cám dỗ thống trị bằng cách phục vụ tha nhân

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc Kinh Truyền Tin vào cuối Thánh Lễ ở Kaunas và chia sẻ suy tư về cách chống lại sự cám dỗ mãnh liệt thống trị người khác bằng thuốc giải độc do Chúa Giêsu cung cấp - là người cuối cùng và đầy tớ của tất cả.

Đức Thánh Cha giải thích rằng những người không niềm tin cho rằng “quyền lực là tiêu chuẩn của công lý”, họ thống trị kẻ yếu, sử dụng quyền lực để áp đặt cách suy nghĩ, ý thức hệ, tư tưởng thịnh hành. Nhắc lại sự tàn phá khu ổ chuột Vilnius năm 1943, là đỉnh điểm của 2 năm giết hại người Do Thái. Đức Thánh Cha than phiền rằng trong người không có niềm tin, tội ác luôn cố gắng phá hủy.

Thuốc giải độc chống cám dỗ thống trị

Đức Thánh Cha mời gọi người dân Lithuania theo dõi sự tái phát của “thái độ nguy hiểm” thống trị những người khác, ngài nói rằng bất kỳ dấu vết nào của nó đều có thể làm tan nát trái tim của các thế hệ chưa từng trải qua những thời điểm đó.

Đức Thánh Cha cho biết Chúa Giêsu ban cho chúng ta một liều thuốc giải độc chống lại sự cám dỗ của khát vọng ưu tú và thống trị người khác, có thể chế ngự trái tim của chúng ta hoặc trái tim của bất kỳ xã hội hay quốc gia nào. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta "hãy là người sau hết và là đầy tớ của tất cả mọi người; đi đến nơi không ai muốn đi, nơi không ai đến, những vùng ngoại vi xa xôi nhất"; "Chúng ta hãy cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô chạm vào sâu thẳm của đời sống chúng ta, để 'toàn cầu hóa tình liên đới' sẽ trở thành hiện thực".

Đồi Thánh Giá

Nhắc lại Đồi Thánh Giá nổi tiếng của Lithuania, nơi hàng ngàn người đã để lại thánh giá của họ, Đức Thánh Cha yêu cầu tín hữu cầu xin Đức Maria giúp họ trồng cây thánh giá của bản thân để phục vụ và dấn thân cho các nhu cầu của tha nhân, trên ngọn đồi nơi người nghèo sinh sống, nơi chăm sóc và quan tâm cho người bị bỏ rơi và cho người thiểu số. Bằng cách này, "chúng ta có thể tránh xa khỏi cuộc sống và nền văn hóa của chúng ta khả năng phá hủy lẫn nhau, của việc tiếp tục loại bỏ bất cứ điều gì chúng ta thấy phiền hà hay khó chịu".

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói rằng vào buổi chiều, ngài sẽ dừng lại ở đài tưởng niệm nạn nhân Do Thái ở Vilnius để cầu nguyện nhân kỷ niệm 75 năm họ bị diệt chủng. Ngài kêu xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc đối thoại và cam kết chung cho công lý và hòa bình.

Tạ Ân Phúc