Thăng tiến và Bảo vệ Hôn nhân ở Hoa kỳ ( Phần1)

Thăng tiến và Bảo vệ Hôn nhân ở Hoa kỳ ( Phần1)

Thăng tiến và Bảo vệ Hôn nhân ở Hoa k ( Phần1)

                            Bài học từ Phán quyết Tháng Sáu của Tòa Án Tối cao

Washington, DC, 2/9/2013, (zenith.org )

Lưu ý : Loạt bài này dựa trên cuộc tọa đàm do Tiểu ban Thăng tiến và Bảo vệ Hôn nhân của Hội đồng Giám Mục Hoa kỳ thực hiện  tại  một cuộc hội nghị  dành cho các thừa tác viên mục vụ  hôn nhân và gia đình Công giáo tháng 7, 2013 gồm năm phần.

***

Những Quyết định hồi tháng 6, 2013 của Tòa án Tối cao về hôn nhân, và nhu cầu điều chỉnh lại cuộc tranh luận.

Hai quyết định quan trọng của Tòa án Tối cao về hôn nhân đã được ban hànhvào cuối tháng 6,2013. một về Luật Bảo vệ Hôn nhân  toàn liên bang, hay DOMA ( do vụ án Windsor ), và một về Dự luật 8 của California (do vụ án Hollingsworth và Perry). Trong khi các quyết định này không phải là “ thời điểm của vụ  án Roe và Wade” về hôn nhân như mong đợi  - hôn nhân đã không được tái định nghĩa trên toàn đất nước – ít nhất có thể nói là những quyết định này rất tai hại.

Dự luật 8.

Quyết định liên quan đến Dự luật 8 là do các người ủng hộ Dự luật này đã không có tư cách  tại Tòa Án, có nghĩa là Tòa không thể phán quyết dựa trên những luận chứng của vụ án, - dù muốn hay không Dự luật 8 là trái hiến pháp – bởi vì bên bảo vệ Dự luật 8 không có tư cách pháp lý ( hoặc quyền ) để làm việc đó.

Một mặt, đây là điều giảm khinh. Tòa Án có thể phán quyết rằng Dự luật 8 – mà vốn định nghĩa hôn nhân như là sự kết hợp của một người nam và một người nữ theo hiến pháp của tiểu bang California -  là trái với hiến pháp, nó đặt ra nghi vấn cho hơn 30 khoản tu chính hiên pháp của tiểu bang và những đạo luật đề cập điều tương tự.

Tuy nhiên , Tòa Án đã cho vấn đề này được “thông qua”, và các chuyên gia pháp luật đang phân tích tỉ mỉ xem ý nghĩa đích thực của phán quyết này cho California là gì.

DOMA (Đạo Luật Bảo vệ Hôn nhân)

Phán quyết trong trường hợp DOMA có tính cách lớn lao hơn và do đó khó giải quyết hơn. Tòa Án đã phán quyết mục 3 của DOMA, vốn đã định nghĩa hôn nhân như  sự kết hợp của một người nam và một người nữ theo các mục đích của luật pháp liên bang, là trái với hiến pháp. Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng bất cứ cuộc hôn nhân nào được một tiểu bang công nhận - kể cả cuộc “hôn nhân” giữa hai người đồng tính – cũng sẽ được chính quyền liên bang công nhận, như vậy là khoảng 1.000 điều luật liên bang có sử dụng từ hôn nhân -  ảnh hưởng đến những thứ như thuế bất động sản,  nhập cư, những lợi ích quân sự, v.v…- bây giờ sẽ định nghĩa hôn nhân không còn như là sự kết hợp của một người nam và một người nữ  nữa, nhưng là như  một tình trạng  -  mối quan hệ đựợc công nhận của bất cứ hai người nào.

Ví những mục đích của chúng ta ở đây, chúng ta  sẽ không đi vào những chi tiết pháp lý tiềm ẩn của quyết định về Dự luật 8 hoặc DOMA – chúng ta để những điều ấy lại cho các luật gia và những chuyên gia về đường lối chính sách. Thay vào đó, chúng ta sẽ sử dụng một số đề tài then chốt trong phán quyết DOMA của Tòa Án như  một  cửa sổ  nhìn vào những gì chúng ta đối đầu trong các thuật ngữ  của cuộc tranh cãi về hôn nhân hiện tại. Sau cùng, chỉ khi chúng ta chẩn đoán chính xác những bất ổn và biến dạng của nền văn hóa của chúng ta, chúng ta mới có thể đưa ra một thứ  thuốc giải độc thích hợp. Với mỗi thách thức, chúng tôi sẽ đưa ra một gợi ý hay một công cụ như một đề xuất  để thăng tiến và bảo vệ hôn nhân cách tốt nhất trong lĩnh vực ảnh hưởng của chúng ta.

( Giải thích thêm: khi nói “Tòa Án”, chúng tôi có ý nói ý kiến chiếm đa số trong quyết định DOMA, được Thẩm phán Anthony Kennedy và bốn thẩm phán khác đưa ra. Chúng tôi cũng chia sẻ một số điểm đối lập của Thẩm  phán Alito và Thẩm phán Scalia, cả hai vị đều bất đồng quan điểm với ý kiến chiếm  đa số của Tòa Án.)

Bài học từ Tòa án.

Có nhiều bài học chúng ta có thể rút ra từ quyết định của Tòa Án Tối cao trong vụ án  Windsor (DOMA). Loạt bài này sẽ xem xét cả bốn bài học này cùng những lời khuyên thực tế liên quan về bảo vệ hôn nhân.

Bài học số 1: Trong tranh luận về hôn nhân, có nhiều, rất nhiều điều giả định người ta không nói ra. Thường rơi vào trường hợp những câu hỏi quan trọng nhất không được hỏi tới và vì thế không được trả lời, trong số đó có câu hỏi quan trọng hơn tất cả  – Hôn nhân là gì?

Chẳng hạn,  dòng mở đầu của đa số ý kiến nói : “ Hai phụ nữ sống ở New York đã kết hôn trong nghi thức theo luật định ở Ontario, Canada năm 2007 (trang 1). Điều ấy dẫn đến việc tranh cãi rằng Chính phủ liên bang Hoa kỳ đã sai trái khi không công nhận cuộc hôn nhân này và không chịu cung cấp các lợi ích liên bang kèm theo.

Điều giả định ẩn náu ở đây là rất lớn: Tòa Án đã chấp nhận hôn nhân đó là như vậy, nếu hai người phụ nữ đã “cưới nhau  theo luật pháp” ở Canada, như vậy là họ đã kết hôn. Chấm dứt mọi tranh luận. Một lễ cưới là một cuộc kết hôn là một hôn nhân bởi  một chính phủ ( hoặc cơ quan quản lý ) nói như thế. Nhưng với chúng ta, những người tin rằng ý nghĩa của hôn nhân bắt nguồn từ ý nghĩa của con người, được tạo dựng là nam và  nữ ( GLHTCG số 1602-1605 ), câu hỏi đặt ra là: “Hai phụ nữ có thể nào lại kết hôn với nhau được không? Có phải hôn nhân là thứ có thể thực sự tồn tại giữa hai người đồng giới tính được không ?” Nhưng Tòa Án đã lướt qua những câu hỏi này, coi như đương nhiên hai phụ nữ này – Edith và Thea – đã kết hôn theo luật và một cách thực sự, không có vấn đề  gì cả.

Chúng ta có thể  đào sâu thêm và phơi bày những giả định ẩn giấu  khác: các giả định về thân xác, các giả định về con cái và sinh sản, các giả định về tự do và ý nghĩa của các quyền,v.v…

Vì vậy, đây là gợi ý số 1: Chúng ta phải đưa ra ánh sáng những gì che đậy trong bóng tối bằng cách phơi bày những giả định ẩn giấu và đưa ra những hiểu biết thay thế khác thực thi công lý cho con người. Nói cách khác, chúng ta phải tái điều chỉnh các cuộc tranh luậnnhằm  đạt đến những câu hỏi sâu hơn, những câu hỏi đưa đến tận gốc rễ: Con người là ai?

Một ví dụ khác, Tòa Án biện luận rằng vấn đề cốt lõi thực sự trong tranh luận hôn nhân là bình đẳng. Tòa Án đã nói thẳng  thừng ra đây. Tòa nói: “DOMA viết bất bình đẳng vào toàn bộ luật của Hoa kỳ” và “mục đích chính” của DOMA là “áp đặt bất bình đẳng” (t. 22). Trái lại, cho phép hai người đồng giới tính kết hôn là cho họ một “tình trạng bình đẳng” (t. 14)

Câu hỏi lờ mờ, không được nêu ra ở đây là: có phải hai tình huống này  thực sự là đồng nhất, như vậy có phải sự bình đẳng đòi hỏi sự đối xử giống hệt nhau không? Tòa Án thừa nhận rằng hôn nhân của một người chồng và một người vợ và “hôn nhân” của hai người đồng giới tính là một thứ  y hệt nhau. ( Và “thừa nhận” là đúng từ  – Tòa án không tạo nên một cuộc tranh luận  rằng đây chính là trường hợp đó, nhưng chỉ trình bày điều ấy như vậy, thế thôi).

Nhưng chúng ta chỉ có thể trả lời câu hỏi về bình đẳng sau khi trả lời câu hỏi về hôn nhân trước đã, một câu hỏi đã không được nêu lên và cũng chẳng được trả lời. Trong các cuộc đàm thoại và truyền đạt tư tưởng của mình,  chúng ta phải nhấn mạnh vào việc đưa cuộc tranh luận trở lại câu hỏi cơ bản này, đó là: Hôn nhân là gì? ( x. FAQ#3 ) Một câu nói chúng ta đã sử dụng trong công việc là: “ Đối xử một cách khác nhau với những sự việc khác nhau không phải là phân biệt đối xử”. Chúng ta có thể tạo một trường hợp cho tính cách độc nhất vô nhị của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ bằng cách chỉ ra rằng chỉ một người nam và một người nữ có thể tạo nên một sự hiệp thông nên một  thân xác  và có thể hiến thân cho nhau một cách trọn vẹn, bao gồm cả mức độ thân xác ( x. FAQ#8).  Chỉ một người đàn ông và một người đàn bà mới có thể đón nhận sự sống mới vào thế giới, cho dù có những thời điểm , buồn thay, khi điều này không xảy ra do những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của họ, Và v.v…

Tái điều chỉnh  có nghĩa là không chấp nhận những điều khoản cuộc tranh luận như đã đưa ra, nhưng đào sâu hơn đến những vấn đề đích thực, những câu hỏi đích thực . Như thế, nếu có ai đó hỏi bạn: “ Bạn có ủng hộ bình đẳng  trong hôn nhân không?” và câu trả lời có thể là: “ Vậy, bạn nghĩ hôn nhân là gì?”, hoăc ít có tính Socrate hơn, “ Chắc chắn là tôi ủng hộ sự bình đẳng rồi - nhưng tôi nghĩ hôn nhân là duy nhất, và nó cần cả người nam lẫn người nữ; không phải là sai khi đối xử khác biệt với những thứ khác nhau.” v.v…

Vũ Văn Kích