Sự hiệp nhất các Kitô hữu bị cản trở bởi sự chia rẽ về chính sách về giới tính
Sự hiệp nhất các Kitô hữu bị cản trở bởi sự chia rẽ về chính sách về giới tính
Nguyên Tổng giám mục Canterbury xác định “Những vấn đề thời sự của thế giới” là nguyên nhân cơ bản.
London, 24/1/2014, (zenit.org)
Nguyên Tổng giám mục Canterbury đã nói rằng sự hiệp nhất giữa Anh giáo và Kitô giáo đang bị cản trở do chia rẽ về chính sách về giới tính và về sứ vụ linh mục.
Lord Carey of Clifton nói với cộng đoàn hàng trăm người tập họp trong nhà thờ chính tòa Chester hôm Chúa nhật rằng Giáo hội Anh giáo đang bị “rúng động do những thay đổi chấn động và bất đồng trong mục vụ, hôn nhân và giới tính con người”.
Trong số những ý kiến bình phẩm nhằm trực tiếp vào các tín hữu Anh giáo hiện diện tại buổi lễ trong Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu, ông nói “chúng ta không được để mình bị vỡ tan dưới sức nặng ghê gớm của những vấn đề của thế giới”.
Sự việc ông lưu tâm xảy ra chính vào lúc giáo hội Anh giáo chuẩn bị phong chức giám mục cho phụ nữ vào dịp lễ Giáng sinh.
Sự việc cũng xảy ra chỉ vừa một tháng sau báo cáo của giáo hội Anh giáo đề xuất nên cho phép các cặp đồng tính được tổ chức mừng quan hệ của họ trong các giáo xứ Anh giáo, điều vốn được giải thích như là bước khởi đầu cho việc chấp nhận hôn nhân đồng tính trong giáo hội.
Kế hoạch đó đã gây chia rẽ trong nội bộ giáo hội của Anh quốc, đề nghị trên đây đã bị Giám mục Keith Sinclair của Birkenhead thẳng thừng từ chối, ông là một trong nhóm bốn Gíam mục cùng làm việc soạn thảo báo cáo.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền cho ấn bản mới của Shrewsbury Catholic Voice, trước khi hoạt động, Lord Carey đã nói rằng “tính ngang ngược” trong đấu tranh cũng ngầm phá hoại những nỗ lực để giáo hội Anh giáo xích lại gần hơn những giáo hội Kitô giáo khác.
Ông nói sự hiệp nhất Kitô hữu có nghĩa không chỉ nói suông với các giáo hội khác nhưng còn là ổn định “trật tự cho chính gia đình mình”.
Lord Carey nói: “Tôi nghĩ rằng sự hiệp nhất có hai tiêu điểm: một là hướng ra ngoài đến với những Kitô hữu khác, kéo họ xích lại gần nhau hơn, nhưng cũng còn có những thách đố phải giữ gìn sự hiệp nhất nội bộ của riêng mình.
Trong khi có nhiều dị biệt như trong giáo hội Anh quốc cũng như trong bất cứ giáo hội nào, tôi cũng biết có sự chia rẽ trong giáo hội Công giáo, nhưng tôi đang nói với truyền thống của giáo hội tôi – quả là một sự rỗng tuếch khi nói “chúng tôi muốn hiệp nhất với giáo hội Công giáo và Methodist và vân vân, nhưng đồng thời lại luôn luôn cứng lòng và chia rẽ.
“Vì thế chúng ta phải thành thực với chính mình và hiểu ý điều có ý nghĩa đó là một sự hiệp nhất sâu sắc hơn ở bên trong và đồng thời đi đến với người khác.
“Tôi biết có những vị lãnh đạo Công giáo từng nói “chúng ta làm sao có thể hiệp nhất với Anh giáo được khi chính họ chia rẽ nhau vì vấn đề phong chức cho phụ nữ và đang hướng tới việc phong chức Giám mục cho phụ nữ?” Vì vậy, những vấn đề của chúng ta và những tranh cãi của chúng ta có thể càng làm chúng ta rời xa hơn lý tưởng hiệp nhất mà tôi nói tới hôm nay”.
Ông bày tỏ tiếp “tôi cho rằng người ngoài sẽ nói ‘được rồi, các vị nói về hòa giải, nhưng đó chỉ là một từ rỗng tuếch nếu các vị không tự hòa giải với nhau, và các vị hãy ổn định trật tự trong nhà các vị đã”.
Ông nói thêm: “thiếu hiệp nhất là một cớ vấp phạm”.
Lord Carey cũng chỉ trích những áp lực bên ngoài từ phía chính phủ làm tăng thêm căng thẳng cho giáo hội Anh quốc.
Quốc hội đã đe dọa can thiệp buộc giáo hội Anh quốc phải chấp nhận Giám mục phụ nữ và Lord Carey nói, ông cho rằng áp lực đó sẽ áp dụng trong tương lai để Anh giáo chấp nhận hôn nhân cho những người đồng tính.
Ông nói với The Voice: “Khi tôi nói ‘vấn đề của thế giới’ có nghĩa là nói đến điều mà hiện nay chính phủ đã thiết lập quan hệ đối tác dân sự và hôn nhân hiện đang mở ra cho quan hệ đồng tính”.
Ông tiếp: “điều này áp đặt giáo hội ờ một vài điểm cử hành nghi thức kết hôn cho những người quan hệ đồng tính, hiển nhiên tôi không chấp thuận việc này, nhưng áp lực đang đặt lên nhiều nhà thờ để họ thực hiện như vậy.
Tôi thực sự muốn nói hãy luôn lưu tâm đến vấn đề đại kết, hiệp nhất thật sự, hãy chia sẻ với nhau những điểm chung, đừng cố chạy theo trào lưu của thế giới mà quên đi rằng hiệp nhất và truyền giáo là không thể tách rời, chúng tác động lẫn nhau”.
Trong bài giảng của mình, Lord Carey cũng cho rằng sự lãnh đạm của chính phủ đối với Kitô hữu cho thấy đôi khi còn “tồi tệ hơn cả đàn áp”.
Ông nói: “Chúng ta đang sống trong một thời kỳ giáo hội gặp rất nhiều khó khăn, có thể người ta nhìn nhận thiện ý của các giáo hội và cảm kích sâu sắc các việc phục vụ, nhưng lại không biết đến thông điệp Tin mừng. Các vị biêt thế và tôi cũng biết thế.
Mở rộng chủ đề trong cuộc phỏng vấn với The Shrewbury Cahtolic Voice, Lord Carey nói thêm: “Sự lãnh đạm của người ta ngầm ý nói ‘chúng tôi không cần quan tâm, các vị là Hồi giáo hay Do thái giáo, chúng tôi chẳng quan tâm đến những gì quý vị nói, các vị như thể đang nói bằng một thứ ngôn ngữ khác’. Sự lãnh đạm quả thật là một thứ kẻ thù”.
Lord Careyđã mãn nhiệm kỳ Tổng giám mục Canterbury năm 2002 sau một thập kỷ đảm nhiệm chức vụ. Ngài được các giáo hội ở Cheshire đồng lòng mời đến Chester. Tham dự sự kiện trên còn có đức giám mục Mark Davies, giáo phận Shrewsbury, đức giám mục Anh giáo Peter Forster của Chester và Robert Atwell của Stockport và các lãnh đạo giáo hội Methodist và những giáo hội thiểu số khác.
Vũ Văn Kích chuyển ngữ