Đánh mất Thiên Chúa : sự đan xen giữa gia đình và tôn giáo.

Đánh mất Thiên Chúa : sự đan xen giữa gia đình và tôn giáo.

Đánh mất Thiên Chúa : sự đan xen giữa gia đình và tôn giáo.

Mặt trái của sự liên hệ giữa đời sống gia đình suy vi và đức tin yếu kém.

Rome, 7/6/2013. (zenit.org) John Flynn Lm. LC.

Kitô giáo ở nhiều nước phương Tây đang suy giảm như thế nào và tại sao? Đây là câu hỏi chính trong quyển sách mới nhất của Mary Eberstadt mang tựa đề “Phương Tây thực sự đánh mất Thiên Chúa như thế nào” ( Templeton Press ).

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy đức tin và thực hành đức tin của người Kitô hữu đã bị giảm sút trong hầu hết các quốc gia châu Âu và tỷ lệ những người không tin cũng tăng cao tại Hoa Kỳ

Nhiều ý kiến rất khác nhau cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm tôn giáo này là: do hiện tượng đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, công nghệ, v.v., và trong khi đó bà Eberstadt lại nhìn thấy mối liên hệ giữa những đổi thay như thế và sự tục hóa có một yếu tố quan trọng thường không được nhắc đến – đó là gia đình.

Người ta thường cho rằng tình trạng suy vi của gia đình là hậu quả của sự tôn giáo trở nên yếu kém đi. Nhưng lý thuyết sách này đưa ra là sự yếu kém đi của gia đình góp phần làm suy yếu tôn giáo.

Chúng ta có lẽ là những người tự do nhất trong lịch sử nhân loại, Eberstadt lưu ý, nhưng chúng ta cũng bị tước mất đi những ràng buộc kết ước của gia đình và đức tin quen thuộc như những thế hệ đi trước.

Sau một vài chương đầu khảo sát tiến trình tục hóa và những tranh cãi chung để tìm một lý giải, những chương tiếp theo cung cấp chứng cứ cho luận thuyết của bà liên quan đến tác động hỗ tương giữa gia đình và tôn giáo.

Eberstadt bắt đầu bằng cách khảo sát những chứng cứ thực tiễn về mối quan hệ giữa đức tin và gia đình, bà nhận thấy, gia đình có ít con cũng ít đi nhà thờ hơn. Thí đụ, một người đàn ông đã lập gia đình có con, đi nhà thờ nhiều gấp hai lần một người đàn ông chưa lập gia đình và không có con.

Cũng thế, việc sống chung (không hôn phối) có một tác động tiêu cực mạnh mẽ đến việc thực hành tôn giáo.

“Nói cách khác, những gì bạn quyết định liên quan đến gia đình bạn: có nên có một gia đình hay không, có nên kết hôn không, nên có bao nhiêu con, đó là những dấu hiệu quyết liệt cho việc bạn dành bao nhiêu thời gian đi (hoặc không đi ) đến nhà thờ”, bà kết luận.

Sự liên hệ.

Tại sao có sự liên hệ này, Ebersadt tiếp tục tìm hiểu, bà nhận thấy tâm tình tôn giáo liên hệ ở một mức độ cao hơn trong hôn nhân và sự kiện có nhiều con cái hơn. Tuy nhiên,

thay vì thừa nhận rằng tôn giáo đến trước và gia đình đến sau, bà lý luận rằng có điều gì đó về gia đình lớn hơn và mạnh mẽ hơn làm cho người ta sùng đạo hơn.

Lập luận cho rằng có gia đình chỉ vì họ sùng đạo hơn không lý giải được tại sao nhiều Kitô hữu được các giáo hội của họ cho phép ngừa thai và phá thai có gia đình đông hơn so với những người không tin.

Eberstadt thừa nhận rằng mối liên hệ không chứng minh đó là quan hệ nhân quả, nhưng niềm tin người ta thường cho rằng thế tục hóa đã dẫn đến những thay đổi trong đời sống gia đình cũng dựa trên những hàm ý nhân quả.

Theo thời gian, nhiều nước phương Tây ngày càng giảm tỷ lệ sinh sản, nhiều người bắt đầu sống chung không kết hôn, và nhiều người cũng thôi không còn đến nhà thờ, những khuynh hướng này tác động lẫn nhau, bà nhận xét.

Đô thị hóa và công nghiệp hóa thường được đưa ra như những yếu tố làm suy yếu tôn giáo, nhưng Eberstadt lưu ý rằng, chúng cũng liên hệ tới sự suy yếu đời sống gia đình và sự kiện có ít con cái hơn. Sự thay đổi này trong gia đình có thể là một bước trung gian dẫn đến tình trạng làm biến mất tôn giáo, bà xác nhận.

Bà Eberstadt kết luận, sau khi đã mô tả một số thay đổi về nhân khẩu học trong lịch sử gần đây, rằng cộng đồng càng có nhiều hôn phối, gia đình nhiều con hơn, nghĩa là người ta càng có Chúa hơn.

Một trong các chương của cuốn sách lập luận rằng cho gia đình có một vai trò nhất định trong việc xác định tâm thức tôn giáo là một cách lý giải những thay đổi tốt hơn những lý thuyết khác. Thí dụ, thực tế tỷ lệ số phụ nữ thực hành tôn giáo cao hơn nam giới.

Giải thích sự khác biệt này này là do phụ nữ có mặc cảm tự ti là không thuyết phục, bà nói. Điều có thể giải thích được là phụ nữ có kinh nghiệm về gia đình và con cái trực tiếp hơn đàn ông.

Gia đình và đức tin.

Đâu là những yếu tố nối kết gia đình và tôn giáo? Bà Eberstadt đưa ra một số điểm. Một là, có con khiến cha mẹ phải đến nhà thờ do nhu cầu tìm một nơi giáo dục và đời sống cộng đoàn. Tác giả lập luận tình yêu gia đình cho người ta thêm động lực suy tư về sự vĩnh cửu.

Cũng vậy, Kitô giáo là một câu chuyện được kể qua lăng kính gia đình hơn hai ngàn năm trước. Trong một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, nhiều gia đình đổ vỡ, tạo cảm thức truyền thống tôn giáo vốn dựa trên sự năng động của gia đình lại càng khó khăn hơn.

Eberstadt cũng lập luận rằng, người ta không thích bị cho là sai lầm hay những người thân yêu của họ đã làm điều sai trái. Kitô giáo không thể làm gì hơn ngoài muốn gởi những thông điệp như thế mà không bỏ đi các giới luật chính yếu, trong một thời đại như ngày nay, khi mà gia đình không còn duy trì các giá trị truyền thống.

Trong khi đưa ra một nhận định đáng buồn, Eberstadt nhận thấy xu hướng gia đình bỏ niềm tin Kitô giáo ở Tây phương không có dấu hiệu giảm sút. Tuy nhiên bà cũng đưa ra một triển vọng lạc quan cho rằng có thể có sự thay đổi cuộc sống gia đình tốt hơn. Bà nói thêm, Kitô giáo đã từng có một lịch sử trở lại từ những hoàn cảnh khó khăn và chấp nhận một tình huống mới.

Để kết luận, Eberstadt khẳng định Kitô giáo và vai trò của gia đình là ưu thế sức mạnh của xã hội. Vấn đề còn lại là làm sao và khi nào có thể đảo ngược lại những xu hướng tiêu cực của những thập kỷ cuối cùng này.

Vũ văn Kích