BẢO VỆ VÀ PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

BẢO VỆ VÀ PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

BẢO VỆ VÀ PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

Người Tham Dự Hội Nghị Tại Vatican Nói Về Những Mối Đe Dọa Các Gia Đình và  Về Thượng Hội Đồng Gám Mục Sắp Tới

                                                                                             Ann Schneible

ROMA, 29 – 10 – 2013 (Zenit.org) – Quảng Trường Thánh Phêrô tràn ngập các trẻ em và cha mẹ chúng suốt cuối tuần vừa qua để họp mừng  lễ bế mạc  hội nghị khoáng đại Hội đồng Tòa thánh về Gia đình trong năm nay, với chủ đề : “Gia Đình Sống Niềm Vui Đức Tin.”

Những người tham dự  hội nghị năm nay,  vốn  trùng hợp với  sự kiện gia đình trong Năm Đức Tin, được chứng kiến hành động  đặc biệt của ĐTC Phanxicô : ban hành một văn kiện vốn sẽ phục vụ cho các Giám mục trong Thượng Hội Đồng năm tới về hôn nhân và gia đình.

Thượng Hội Đồng,  vốn  sẽ nghiên cứu chủ đề này -  “Những Thách Đố Mục Vụ của các Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa” – sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 18 tháng 10 năm 2014.

Hội nghị năm nay cũng trùng hợp với dịp mừng kỷ niệm 30 năm Hiến Chương Quyền  Gia Đình, một văn  kiện đã được đệ trình Tòa Thánh ngày 22 tháng 10 năm 1983.

Một trong số các tham dự viên nói tiếng Anh của hội nghị khoáng đại năm nay là Ts. Timothy O’Donnell, viện trưởng Christendom College ở Front Royal, Virginia.

Trong một cuộc phỏng vấn  của Zenith, vị tiến sĩ  đã trình bày mục tiêu của hội nghị, cũng như  một số đe dọa  đối với gia đình trong nền văn hóa hôm nay.

ZENIT :    Đâu là mục tiêu của hội nghị này, ngoài công việc đúc kết một văn kiện  cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới?

O’Donnell : Tiêu điểm thứ hai, vốn là đề tài  mới mẻ được quan tâm, đó là Hiến Chương các Quyền của gia đình. Đây là một văn kiện mà Hội Đồng Tòa Thánh công bố mấy năm trước đây, và văn kiện này đã có một  tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, xét vì những thách đố  chúng ta đang thấy ngày nay đối với hôn nhân và gia đình...[chúng ta cần phải] xem xét một cách cụ thể  về việc chúng ta có thể làm  thế nào để cho văn kiện này trở thành  một cách hữu hiệu trong tay các chính phủ và giới lãnh đạo, ngõ hầu họ nhìn nhận rằng Nhà Nước không thể  xâm phạm vào những  lãnh vực này : hôn nhân và gia đình vốn hiện hữu trước cả Nhà Nước. Quả thực, quốc gia, như  Đức Leo XIII quen nói, vốn được tạo lập nên bởi các gia đình. Gia đình là  cộng đồng cơ bản, nền tảng, và do đó, có những quyền mà  không một Nhà Nước  nào có thể lấy đi được.

ZENIT : Tiến sĩ có thể nói về ít nhiều những đe dọa chống lại các gia đình, nhất là trong hiện tình thế giới hôm nay được không ạ ?

O’Donnell : Có một số những thách đố vốn đã thực sự xảy ra  trong thế giới chúng ta ngày nay trong đó có rất nhiều sự tấn công chống lại hôn nhân. [ Một thí dụ là]   việc chấp thuận cho ly dị không cần có bên nào phạm lỗi. Rất nhiều nước  ở phương Tây hiện đại và giàu có chấp thuận cho ly dị mà không cần có bên nào phạm  lỗi cả, và không còn coi ly dị là một vấn nạn [tức là một vấn đề rắc rối khó giải quyết]. Tuy nhiên,  dường như ngày càng có thêm dữ kiện thống kê cho thấy con cái phải chịu thiệt hại nghiêm trọng do cha mẹ ly dị. Nhiều lần những cuộc nghiên cứu như thế  đã được thực hiện  bởi những người vốn không có chủ ý tìm hậu quả này, nhưng khi nhìn vào cái ảnh hưởng ấy, họ nhận thấy rằng trẻ em bị thiệt hại một cách  khủng khiếp bởi nạn ly di của cha mẹ chúng. [ Từ những nghiên cứu này, cho thấy] dường như rất rõ ràng là một đứa trẻ cần phải có  một người mẹ một người cha.

Chúng ta đã giáng cấp vai trò của nam giới. Bây giờ chúng ta có tình trạng này là  phụ nữ đang dùng  phương pháp cấy tinh nhân tạo để  mang thai đứa con. Nhiều trẻ trong số đó, khi lớn lên, đã thực sự tức giận, và không có đời sống cảm xúc  lành mạnh...Bạn có một người phụ nữ, người ấy muốn mang thai một em bé, nhưng bà ấy muốn có một mối tương quan sinh học  với  đứa con của bà,và  tuy nhiên đưa bé bị khước từ một mối tương quan sinh học với người cha, bởi vì  bạn không thể nào truy tìm  và biết được ai là cha  cả. Đây chính là sự mâu thuẫn nội tại  mà tôi nghĩ  đã gây nên nhiều rắc rối.

Rất nhiều những loại vấn đề  và thách đố này đang thấy ở Âu châu và  Hoa kỳ là những điều cần phải được  xem xét, [ chẳng hạn] sự quan trọng của vai trò  người cha. Chúng ta đang thấy điều này ngay về mặt xã hội học, với sự gia tăng những tội ác mang tính bạo lực mà chúng ta đang thấy, con số những người trẻ  trong các nhà tù của chúng ta, và cái tỷ lệ cao không thể tin được của những kẻ không  có một người cha trong gia đình. Chúng ta thấy hiện nay  là khi chúng ta không tuân theo kế hoạch của Thiên Chúa, được ban ra trong công cuộc tạo dựng của Ngài, thì chúng ta phải trả giá.

Còn quan trọng hơn nữa, chứng tá của Hội Thánh về vẻ đẹp của bí tích, và tình yêu của Chúa Kitô  dành cho  Hội Thánh, được biểu trưng  trong cuộc hôn nhân này. Đó là lý do tại sao Hội Thánh phải duy trì  tính bất khả phân ly của hôn nhân, và tại sao chúng ta không thể nói ly dị là không sao.

ZENIT : Trong thời gian diễn ra hội nghị, có những giải pháp cụ thể nào được đề xuất không?

O’Donnell : [ Về một điều, ] thông điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người) đã hoàn toàn  không được để ý đến, và  không mấy có vẻ có một  kế hoạch mục vụ nào để thực hiện điều đó. Nhưng khi bạn  thực hiện phương diện hợp nhất và sinh sản của hôn nhân , bạn tạo nên một cuộc cách mạng, và chúng ta sẽ thấy hoa trái  của cuộc cách mạng đó. Người ta thường nghĩ rằng chúng ta có thể tách biệt chiều kích sinh sản ra khỏi chiều kích hợp nhất trong hôn nhân, nhưng khi bạn đánh mất chiều kích sinh sản, chiều kích hợp nhất bắt đầu cũng  tan vỡ luôn. Thiên hạ lại quay về đối tượng. Những người phụ nữ có thể quay về những đối tượng : những người nam có thể quay về những đối tượng. Và sự kết hợp này trở thành  tan vỡ. Tôi nghĩ  việc giảng dạy sâu xa giáo huấn của Hội Thánh, nhất là như được thấy trong thôn điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người), sẽ rất là quan trọng.

Chúng ta cũng cần  nhìn nhận rằng  chúng ta đang ở trong một tình huống mục vụ mới mẻ. Cần quan tâm đến viêc chuẩn bị tiền hôn nhân (tiền-Cana), hơn nữa mục vụ sau khi thành hôn cũng hết sức cấp thiết. Những  đề tài cần lưu ý giúp đỡ trong các khóa hậu kết hôn: làm thế nào để sống với nhau, làm thế nào để nhận ra những khác biệt , làm thế nào để hiệp thông, trên  bình diện tâm lý cơ bản.

Quan trọng hơn nữa : chúng ta thường nói chúng ta cần dạy giáo lý cho các cặp,  nhưng trong nhiều trường hợp, vấn đề không phải  là việc dạy giáo lý như truyền đạt kiến thức. Mà vấn đề là "phúc âm hóa". Những người học không biết Chúa Giêsu: họ cần có một kinh nghiệm về Chúa Giêsu và sống tương quan vớiNgười. Nếu bạn khởi sự dạy giáo lý, điều đó chỉ có nghĩa khi bạn giúp họ gặp gỡ Chúa thật sự.

Cần phải có một cách tiếp cận căn cơ hơn để đem Đức Kitô và chân lý cứu độ của Người, và tình yêu của Người, đến cho người ta từ sớm hơn trong  đời sống. Cần nhấn mạnh ở chỗ Kitô giáo  không phải chỉ là một thứ luật luân lý, đó chính là một mối tương quan với một con người [ chính xác hơn, với một vị Thiên Chúa làm người]. Luật luân lý chỉ có nghĩa  trong khuôn khổ của một mối tương quan  cá vị với Đức Giêsu Kitô. Tôi nghĩ  đây là một trong những nhận thức sâu sắc mà Đức Phanxicô hiển nhiên có được.

Đức Bênêđictô đôi khi cũng từng nói tương tự,  như Đức Gioan-Phaolô II – nhưng tôi nghĩ đây là  điều chúng ta cần làm cho nổi bật lên.

 

                                                             Antôn Uông Đại Bằng chuyển ngữ