710.000 người dân Croatia muốn có tiếng nói trong cuộc trưng cầu ý dân về Hôn nhân Gia đình.

710.000 người dân Croatia  muốn có tiếng nói trong cuộc trưng cầu ý dân về Hôn nhân Gia đình.

    710.000 người dân Croatia  muốn có tiếng nói trong cuộc trưng cầu ý dân về Hôn nhân Gia đình.

Zagreb,  5/6/2013   (Zenit.org)

Một sáng kiến dân sự mang tên “Nhân danh Gia đình” đã quy tụ các cá nhân, gia đình và tổ chức xã hội dân sự, cam kết nỗ lực thăng tiến các giá trị phổ quát nhân văn, cũng như các đoàn thể tôn giáo, các hiệp hội, cộng đoàn và phong trào -- tất cả những người có quan điểm hôn nhân là một kết hợp chỉ giữa một người nam và một người nữ.

Từ ngày 12 đến 26 tháng Năm 2013, phong trào đã giúp các công dân Cộng hòa Croatia có cơ hội bày tỏ quan điểm của họ, họ có nghĩ cần tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân để đưa một điều khoản như hôn nhân là một kết hợp đời sống giữa một người nam và một người nữ vào Hiến pháp Cộng hòa Croatia hay không, dưới hình thức một câu hỏi trưng cầu ý kiến là: “Bạn có đồng ý đưa một điều khoản vào Hiến pháp Cộng hòa Croatia với nội dung xác định hôn nhân là một sự kết hợp sự sống giữa một người nam và một người nữ ?”

Trong mười lăm ngày, thời gian để thu thập chữ ký theo luật Trưng cầu ý dân cho phép, đã thu thập được hơn 710.000 chữ ký của công dân, cho thấy một cách rõ ràng rằng người dân Croatia muốn câu hỏi quan trọng này phải được bàn thảo và quyết định ở cấp  cao nhất, và trở thành cuộc trưng cầu ý dân đầu tiên “phổ biến” ở Croatia. Ít nhất 710.000 người dân ký tên vào đơn thỉnh nguyện, đại diện cho 20% cử tri, trong khi luật pháp Croatia yêu cầu những người kiến nghị đảm bảo có mười phần trăm chữ ký của cử tri. Các công dân, ngoài việc có thể có tiếng nói của họ thông qua các đại biểu quốc hội, giờ đây, họ còn có cơ hội tham gia cách trực tiếp – một trưng cầu ý dân có ràng buộc (về luật pháp).

Trong suốt mười lăm ngày, hơn 6.000 người tình nguyện, 1.200 điều phối viên tại hơn 2.000 địa điểm trải khắp Croatia, những người này đã quên mình dành trọn thời gian, để giúp các công dân Croatia có thể bày tỏ quan điểm của mình. Trong khi làm vậy, họ phải hứng chịu những xúc phạm, sỉ nhục và những tấn công thể lý. Những quyển sách thu thập chữ ký bị xé nát, trang web bị phá và logo của phong trào “Nhân danh Gia đình” đã bị các nhóm LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender) mô phỏng, mục đích để tạo ra sự rối loạn giữa những người muốn bày tỏ ý kiến của họ. Trong các khoa ở Đại học và vài nơi khác thu thập chữ ký, họ kê bàn gần đó, ca hát và tạo tiếng ồn cố làm phân tâm và ngăn cản những người bày tỏ quan điểm cần tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân. Hơn 50 cuộc tấn công đã được báo cho cảnh sát trên toàn Croatia, hầu hết ở Zagreb và Rijeka.

Phong trào dân sự “Nhân danh Gia đình” được nhiều cộng đoàn tôn giáo ở Cộng hòa Croatia ủng hộ, phần lớn các đảng phái chính trị, nhiều tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân nổi tiếng. Trong số đó có thể kể : vận động viên huy chương bạc Olympic và hai lần vô địch thế giới nhảy cao Blanka Vlasic và HLV và ông bố Josko Vlasic của cô, Quản lý đội tuyển bóng đá quốc gia Croatia Igor Stimac, các nhạc sĩ Parko Perkovic và Pero Galic, trưởng ban nhạc Opca Opasnost, Rafael Dropulic, Marko Bujanovic, họa sĩ biếm họa Srecko Puntaric Felix, môn polo nước Dubravko Simenc, nhà sân khấu kịch Sanja Nikcevic, nam diễn viên Adam Koncic và nhiều nhân vật thế giá khác.

Mặc dù, một mặt, Ủy ban Croatia Helsinki lên án các cuộc tấn công của côn đồ, mặt khác, những cố gắng về phía chính quyền ngăn cản các công dân thực hiện quyền và bày tỏ ý kiến của họ, mục đích của phong trào “Nhân danh Gia đình” vẫn là đảm bảo cho người dân Croatia  có cơ hội tham gia vào một hành động dân chủ trực tiếp và xác định khuôn khổ pháp lý và giá trị của những vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình và nhận con nuôi.

“Chúng tôi hài lòng thấy rằng pháp luật và hiến pháp Croatia cam đoan bảo vệ các quyền dân sự và nhân quyền của mọi công dân CH Croatia, bất kể quốc tịch, liên minh tôn giáo hay khuynh hướng tính dục. Chúng tôi tôn trọng phẩm giá của mỗi và từng người, đó chính là một cơ hội để mọi công dân bày tỏ quan điểm của họ về khía cạnh quan trọng của xã hội như là hôn nhân, theo một phương pháp dân chủ nhất – trưng cầu ý dân – công lý sẽ được xác nhận như phần căn bản cố định của xã hội Croatia” Eljka Markic, MD, giải thích thay cho phong trào dân sự “Nhân danh Gia đình”.

Phong trào bày tỏ quan ngại về những yếu kém dân chủ thấy được qua hành vi của liên minh các đảng cầm quyền. Chỉ một tháng trước khi Croatia gia nhập Liên minh Châu Âu (EU)—vị Bộ trưởng Quản trị Hành chính công đã thay đổi số cử tri chính thức ở Croatia (3.760.000 công dân Croatia đủ điều kiện bỏ phiếu trong kỳ bầu cử quốc hội EU mới đây, và hiện nay, không đầy hai tháng sau, vị Bộ trưởng tuyên bố số cử tri trong kỳ trưng cầu ý dân này vượt quá 4.560.000 một con số gần như chắc chắn bao gồm cả số người chết, số “ma” và bỏ phiếu hai lần), trong lúc đó Bộ trưởng Ngoại giao Vesna Pusic tuyên bố trưng cầu ý dân không mang tính ràng buộc, chỉ có chức năng tư vấn (để tham khảo), và Phó Thủ tướng Stazic đề xuất việc bỏ phiếu của người dân trong trưng cầu ý dân không mang tính ràng buộc đối với chính phủ -- trái với quy định rất rõ ràng của Hiến pháp trong đó nói trưng cầu ý dân là có ràng buộc.

Phong trào “Nhân danh Gia đình” dự kiến tuần tới sẽ đệ trình Quốc hội Croatia  một bản kiến nghị với 710.000 chữ ký.

Vũ văn Kích