Viết thư: Một thói quen tốt - Đừng đánh mất

Viết thư: Một thói quen tốt - Đừng đánh mất

 

VIẾT THƯ: MỘT THÓI QUEN TỐT - ĐỪNG ĐÁNH MẤT
 
Cuộc sống ngày nay đưa đẩy nhiều người phải sống xa người thân và bạn bè. Gọi điện thăm hỏi nhau là điều rất tốt nhưng không thể nói chi tiết và nếu nói hết thì tốn rất nhiều tiền hoặc khi bên này gọi, có thể bên kia lại đang bận rộn… Phương tiện hiện đại khác, là gửi thư điện tử (email, chat), thông tin mau lẹ nhưng mất đi bao nhiêu cảm xúc; vả lại cũng không thể lưu giữ như một kỷ niệm nếu muốn…
 
Chúng ta không thể chối cãi thư từ là một cách thăm hỏi thân tình, cầm đọc lá thư, nhìn chữ viết của người thân, bao nhiêu kỷ niệm gợi nhớ, bao nhiêu cảm xúc dạt dào... Đọc xong lá thư, muốn đọc đi đọc lại nhiều lần … Bao nhiêu lá thư đã được lưu giữ như một kỷ niệm, kỷ vật quý giá trong đời.
 
Vì vậy, không nên ỷ vào các phương tiện thông tin hiện đại mà đánh mất hẳn thói quen viết thư. Cha mẹ hãy khuyến khích thế hệ con cái hôm nay quý mến thói quen tốt đẹp này, bằng cách gây ý thức và tạo điều kiện tốt đẹp như sau:
 
Mua sắm sẵn những dụng cụ cần thiết:
  • Hộp, túi  đựng tài liệu bằng nhựa lớn hoặc hộp bìa cứng.
  • Một số bưu thiếp mua sẵn.
  • Hộp đựng : bút mực và bút màu (cho các cháu nhỏ), hồ dán.
  • Phong bì nhiều loại, nhiều cỡ (có thể dán sẵn tem thư) khi hết nhớ bổ sung.
  • Quyển tập nhỏ và giấy viết thư các loại.
  • Sổ địa chỉ hoặc tờ giấy ghi sẵn các địa chỉ của người thân.
Thời gian thực hiện:
  • Khi nào muốn viết thì có đủ để thực hiện ngay. Nhiều khi muốn viết lại thiếu phong thơ, thiếu giấy, thiếu tem… làm ta ngại hay lười.
  • Những dịp đặc biệt, những ngày lễ kỷ niệm…
  • Thời gian thống nhất để viết thư.
 
Cách thực hiện:
  1. Đến cửa hàng để mua các thứ cần thiết.
  2. Sắp xếp các thứ vào nơi quy định. Thông báo với mọi người trong gia đình đã có sẵn mọi thứ trong hộp, trong túi, trong ngăn (bảo đảm  đủ viết, khỏi phải tìm kiếm).
  3. Giải thích cho gia đình biết: viết thư là một thói quen tốt và cần thiết.
  4. Có thể “cam kết với nhau”, mỗi người dành nửa giờ mỗi tháng trong một ngày nào đó cho công việc này. Mỗi người chọn một người thân hoặc người bạn để viết thư. Sau đó, tất cả những lá thư được đặt chung quanh bàn để mỗi người có thể ghi thêm, ghi nhanh một vài chữ nếu muốn .Viết xong, dán thư lại. Một người trong nhà sẽ nhận nhiệm vụ đưa ra thùng thư bưu điện để gửi đi.
  5. Khuyến khích những trẻ nhỏ vẽ tranh hoặc viết thư.
  6. Những thành viên nào không nghỉ ra ý để viết, có thể dùng mẫu thư cho đến khi có thể tự viết.
 
MẪU THƯ
 
Nội đáng kính,
(Kính thăm (Mến thăm) _______________,)
 
Cháu (con, em) hy vọng _______________ vui khi nhận được thư này. Cháu nghĩ _____________________________.
Cháu xin lỗi ____________ vì đã không viết thư thường xuyên, nhưng cháu vẫn ____________________________________.
Cháu chậm hồi âm (trả lời) vì ____________________________________.
Cháu vui mừng khi nghe ________________________________________
Thực là ____________________________ vì _______________________________. Vì thế nên cháu ____________________________________. _________________
Gia đình cháu ________________________________________________________. Thời gian qua cháu ____________________________________________________. Xin kể ________ nghe: _________________________________________________. ____________________________________________________________________. ____________________________________________________________________.
Hiện nay, cháu _______________________________________________________. Cháu cảm thấy ______________________ vì _______________________________.
Cháu cầu chúc ________________________________________________________. Cháu xin dừng bút, cháu ________________________________________________.
 
Cháu của nội, 
 
 
Jos. Nguyễn Hùng Cường