Sinh hoạt thực tế trong gia đình

Sinh hoạt thực tế trong gia đình

 

SINH HOẠT THỰC TẾ TRONG GIA ĐÌNH

 Nhập đề:

Khi đã lấy nhau về thì cùng chung sống với nhau, cùng hcung lưng đấu cật để lo cho nhau, lo cho con cái mà làm cho gia đình trở thành tổ ấm yêu thương. Nhưng trải qua long thời gian người ta sẽ dễ lơ là vời mục đích thuở ban đầu. Chính vì vậy, để duy trì được hạnh phúc vợ chồng cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:

I. ĐÓNG CỬA DẠY NHAU

1. Không nên ầm ĩ to chuyện

- Có những chuyện xích mích nho nhỏ thì vợ chồng tự giải quyết với nhau. Vợ chồng tập “một điều nhịn chín điều lành”, đừng vì bé mà xé ra to, mà làm mất sĩ diện của nhau. Nếu không nhịn được thì cũng không nên to tiếng cho hành xóm biết.

- Người xưa cho biết: khi có những chuyện xích mích mà không muốn to tiếng thì uống 1 ngụm nước lạnh và cứ ngậm trong miệng cho đến khi nguôi cơn giận. Nhưng tốt hơn thì nên im lặng và tránh xa để khỏi đổ dầu vào lửa (Socrates)

2. Tự mình giải quyết vấn đề

Vợ chồng không nên bêu riếu cho cha mẹ, anh em biết những chuyện riêng của hai người. Vì yêu hay ghét đối với họ, khi họ cảm thấy đối phương có lợi hay hại cho mình. Người xưa nói tốt nhất là xin cha xứ chỉ vẽ và giúp đỡ và chỉ người có uy tín và có thẩm quyền giải quyết vấn đề.

3. Hạn chế vết dầu loang:

Sau khi vợ chồng đã gợi lại những tật xấu của nhau rồi, thì đừng kéo thêm họ hàng đôi bên vào vòng để mà hạ nhục, chửi rủa. Nếu cứ xử sự như tế thì khó làm cho thuận hòa trở lại. Vậy phải hạn chế vết dầu loang.

4. Luôn bào chữa và nghĩ tốt cho nhau

Đây là kiểu “đắc nhân tâm” nhất, từ đó sẽ dễ dàng giúp nhau thăng tiến. Nên bào chữa cho nhau chứ đừng nói xấu nhau. Luôn bênh vực cho nhau trước mặt người khác. Bao giờ hình ảnh vợ hay chồng cũng là hình ảnh tốt trong tâm trí mình. Đó là thể hiện lòng tin và tình yêu mà hai người dành cho nhau.

II. BIẾT LO TOAN CHO NHAU.

A. VẤN ĐỀ TIỀN BẠC.

Kinh tế gia đình được bảo đảm thì gia đình cũng được đảm bảo. Tiền bạc là phương tiện cần thiết để tạo hạnh phúc cho nhau. “Đồng tiền liền khúc ruột”. Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình. “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi”

Tiền bạc dễ trở thành kẻ thù nguy hiểm dẫn đến đổ vỡ gia đình. Khoảng 80% cuộc xích mích trong các gia đình chỉ vì tiền bạc. “Đồng tiền là tên đầy tớ tốt, nhưng cũng là ông chủ xấu”. Nó là con dao hai lưỡi, nếu ta biết sử dụng nó, nó là đầy tớ giúp ta, nhưng nếu ta đề cao nó, nó sẽ là ông chủ làm khổ ta. Vợ chồng phải nhớ nguyên tắc này: “bần tiện bất năng di”

1. Tiền bạc là đầy tớ tốt:

Con người không chỉ “sống bằng cơm bánh”, nhưng còn có đời sống tinh thần nữa. Tiền bạc là phương tiện giúp con người sống về vật chất, chứ không thỏa đáng về tinh thần được. Vợ chồng phải dùng nó để kết hợp với nhau, mà đi lên với Thiên Chúa và đạt được ý nghĩa của cuộc đời.

2. Tình nghĩa mới là quý

Người đời nói: “có tiền mua tiên cũng được” nhưng có tiền đâu có mua được tình người, vợ chồng hãy nhớ: “người làm ra tiền, chứ tiền bạc không thể làm ra con người hay tình nghĩa”.

Vợ chồng phải coi tình nghĩa, giá trị con người, và nhân vị, hòa khí trong gia đình là một điều quý giá, vợ chồng cần phải trân trọng và bảo vệ “tình nghĩa” với bất cứ giá nào.

3. Phân minh - thẳng thắn

Về vấn đề tiền bạc mà quanh co, dấu diếm, không rõ ràng dễ đưa đến sự nghi kỵ nhau, từ đó sẽ đánh mất hạnh phúc. Các khoản chi thu lớn trong gia đình phải nói cho nhau biết rõ.

4. Vấn đề kiếm tiền

Baden Powell đưa ra cho ta nguyên tắc: “kiếm tiền có lương tâm, tiêu tiền có ý nghĩa”

Kiếm tiền là ưu tư lớn của các đôi vợ chồng, để nâng cao đời sống gia đình cho làm sao bằng người ta. Vợ chồng mới cưới không nên có cao vọng muốn bằng người ta ngay, và không nên so sánh gia đình mình với những gia đình lâu năm. Vợ chồng trẻ phải biết chấp nhận thiếu thốn trong những năm đầu, để rồi với thời gian và sự cố gắng của cả hai người sẽ kiến tạo dần dần cho gia đình có mức sống khá hơn.

Biết quyết định việc làm:

- Người xưa nói: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” có được cái nghề mà làm sẽ đảm bảo cho cuộc sống. Việc làm đừng quá sức mình, và phù hợp với khả năng của mình, cũng như của bạn mình. Chẳng nên ở nhàn rỗi và “nhàn cư vi bất thiện”.

Người vợ lo toan những việc nội trợ trong nhà cho tốt. Người vợ khôn khéo biết lo cho chồng, cho con cái (x.Cn 31: 10-30), luôn bằng lòng về gia đình, về người chồng của mình. Bà biết khích lệ chồng trong công việc làm ăn. Như thế bà làm cho chồng có nghị lực, có sức mạnh khi làm việc.

- Vợ chồng đừng vì ham kiếm tiền mà bỏ bê con cái, vì từ đó con cái sẽ dễ bị hư hỏng cả thể xác lẫn tâm hồn.

- Đừng nên kể công: “của chồng công vợ”. Trong hôn nhân mọi sự là của chung. Người chồng không nên nghĩ mọi của cải trong gia 
đình là của mình, vì từ đó sẽ dẫn đến sự độc đoán, tự quyết định mọi chuyện chi thu trong gia đình. Ngược lại, nếu như vợ là người chuyên lo kiếm tiền thì bà chẳng nên lộng quyền, kiêu căng, hách dịch, nhưng biết khiêm tốn, rộng lượng, chăm lo cho gia đình hơn nữa.

- Sự giúp đỡ của cha mẹ: vợ chồng không nên lệ thuộc quá vào cha mẹ, họ hàng mình. Hãy lo “tự lực cánh sinh”. Vợ chồng không nên kể lể về sự giúp đỡ của gia đình họ hàng mình.

5. Tiêu tiền có kế hoạch

Tiền bạc không bao giờ thừa, vì thế, vợ chồng phải có kế hoạch về việc chi thu cho hợp lý, không nên phó mặc cho vợ hoặc chồng. Vợ 
chồng phải xét xem nhu cầu nào cần thì nên chi trước, và làm trước. Tránh việc chi quá lố so với thu. Ngoài ra, vợ chồng cũng cần có một quỹ dự trữ cho những việc bất trắc xẩy đến. Gia đình nên lập sổ chi thu để dễ theo dõi.

Tổng kết mỗi tháng: số dư: số thặng chi?

NgàyKhoản mụcChiThuGhi chú
     
     
     
     
     
     

2. Đừng chi tiêu theo hứng

Nên xét đến việc nào cần thiết thực sự thì nên làm.

Chi tiêu những món lớn:

Vợ chồng phải bàn bạc với nhau, đừng đơn phương mua bán.

Nhu cầu giải trí:

Vợ chồng nên dành một khoản chi cho việc giải trí của gia đình: Hàng tháng có thể cả gia đình đi chơi, cùng sống vui vẻ, cảm thông với nhau. Đi du ngoạn còn dạy cho con cái biết đây biết đó. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Việc giải trí là một điều kiện cần thiết để kiến tạo hạnh phúc gia đình, xây dựng cho tình hòa thuận yêu thương giữa mọi người với nhau.

Quỹ tiết kiệm:

Món tiền này phải có để lo cho tương lai của gia đình và con cái sau này.

Quỹ bác ái:

Đây là món tiền giúp cho những kẻ tàn tật, nghèo đói, hỗ trợ cho những công việc chung của xã hội và Giáo hội (x.Lc 16,9)

B. VẤN ĐỀ GIA CHÁNH

Ăn uống, ngủ nghỉ vừa nuôi sống thể xác, tạo niềm vui, vừa là cơ hội tăng thêm tình đoàn kết, sự cảm thông.

- Bữa cơm là cơ hội để mọi người trong nhà gặp gỡ nhau, thông cảm chia sẻ giữa mọi người trong nhà. Vì vậy, bầu khí của bữa ăn cần phải vui tươi, phấn khởi, thoải mái.

- Việc nấu nướng món ăn cho hợp khẩu vị cũng rất quan trọng đối với người vợ. Do đó, chị phải biết nấu nướng, thay đổi các món ăn cho hợp khẩu. Tuy nhiên, người chồng cũng phải đóng góp trong vấn đề nấu ăn này. Ngoài ra, chồng cũng cố gắng nấu nướng, giặt giũ giúp đỡ vợ khi bình thường cũng như khi ốm đau. Đây là công việc chung của hai người.

- Về vấn đề ăn uống, vợ chồng đừng tiếc tiền, hà tiện, quá dè sẻn, nhớluôn cải tiến bữa cơm, đổi các món ăn sao cho khoái khẩu và đủ chất bổ. Đây là nghệ thuật để gìn giữ gia đình hạnh phúc.

C. NGHỆ THUẬT LÀM ĐẸP

1. Nhà cửa, nơi ở:

- Vợ chồng cố gắng tạo được một cơ ngơi riêng để làm nơi nương tựa cho mọi người trong nhà.

- Nhà cửa phải sạch sẽ, thoáng mát vì “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.

- Vợ chồng cùng góp ý, góp phần trang trí cho ngăn nắp, thứ tự, bố trí nơi đặt bàn thờ Thiên Chúa, bàn thờ tổ tiên cho thích hợp với vị trí 
trong nhà.

- Xếp đặt màu mè cho tường nhà, nền nhà, màn gió cho hòa hợp, hòa nhã. Tránh mầu đỏ chói, mầu nâu là những mầu nóng, tránh mầu đen là những mầu tang buồn.

- Cách bài trí nhà cửa và mầu sắc cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

2. Con người

Con người là công trình tuyệt hảo của Thiên Chúa. Do đó, làm cho tâm hồn và thể xác nên tốt đẹp là điều cần thiết và phù hợp với Thánh ý Chúa.

2.1. Làm đẹp là một bổn phận

a. Đối với bản thân: tỏ ra là người tự trọng, người có nhân cách cao. “Y phục xứng kỳ đức”.

b. Đối với mọi người: tỏ ra là người lễ độ, biết tôn trọng người khác, gây thiện cảm với người xung quanh.

c. Đối với gia đình:

- Khi ở nhà: không làm điếm nhục cho gia đình, làm gương tốt cho người bé, là khí giới bảo vệ hạnh phúc gia đình.

- Khi ở ngoài xã hội: là tôn trọng đạo đức tập thể, làm hãnh diện cho gia đình.

2.2. Các cách thức làm đẹp

a. Đồ phục sức:

- Phải phù hợp theo từng lứa tuổi và tùy từng trường hợp, nhưng không hở hang, khêu gợi.

- Phái nam thường đơn giản trong việc ăn mặc.

- Phái nữ phức tạp hơn, nhưng cần gọn gàng, sạch sẽ, dễ coi, để chồng được hãnh diện vì vợ đẹp, chị cần phải trau chuốt cho vẻ đẹp của mình.

b. Dáng điệu đi đứng.

- Nhẹ nhàng, không nhún nhảy, không hấp tấp.

- Ngay ngắn, thẳng thắn, nhưng mềm mại.

- Điệu bộ điều hòa, không rụt rè, khúm núm.

c. Lời nói, tiếng nói, nụ cười

- Từ tốn, rõ ràng, vui vẻ, lịch thiệp.

- Luôn tươi cười, nhưng không lả lơi, sàm sỡ, không gay gắt, mỉa mai, “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

III. BIẾT MỞ RA CHO MỌI NGƯỜI

A. SỐNG VỚI  HỌ HÀNG

1. Thái độ phải có để sống.

- Cha mẹ họ hàng đôi bên có thể gây áp lực tinh thần, tình cảm, và kinh tế trên con cái mình... khiến cho vợ chồng dễ gây gỗ, mất hạnh phúc, đưa đến chỗ ly tán. Dẫu sao vợ chồng trẻ cũng phải biết giữ gìn tình cảm đối với cha mẹ, họ hàng. Tình cảm đó như bức tường rào bảo đảm, gìn giữ gia đình được an bình.

Thái độ kính yêu: Tình thông gia được nối kết bởi hai người trẻ. Nó sẽ bị chấm dứt do sự vụng về của vợ chồng đối với hai gia đình, hoặc do hai cha mẹ gây nên.

Đối với nhau: nếu yêu thương nhau thật tình, thì cha mẹ nào cũng phải kính yêu. Nếu khinh dể hay thờ ơ với cha mẹ đôi bên thì dễ mất hạnh phúc.

Thái độ sống là cư xử khôn khéo, nhã nhặn và tôn trọng, nhất là biết chân thành cởi mở với nhau.

2. Hoàn cảnh xung đột - l ựa chọn

- Tránh thái độ hỗn láo, lời nói bất kính, vô ơn.

- Không nên ra tối hậu thư cho nhau: như thế sẽ đến tình trạng khó xử. Trong trường hợp này người ở giữa phải đóng vai trọng tài. Hãy bình tĩnh nhận định sự việc, rồi giúp cho hai bên hòa thuận với nhau. Sự kết hợp vợ chồng vẫn là ưu tiên số một, cho dù hai người đã có những lầm lỡ.

B. KHÁCH KHỨA VÀ BẠN BÈ.

1. Phải tôn trọng bạn của mỗi người, lịch sự với khách và bạn bè.

Người xưa nói: “giầu vì bạn, sang vì vợ”.

Cuộc sống phải có bạn bè mới phong phú. Mối tương giao có được rộng mở thì cuộc sống mới có ý nghĩa, và con người mới phát triển đầy đủ về nhân cách. Bởi vậy:

- Coi bạn của vợ hay của chồng là bạn của mình.

- Đừng ghen tương nhỏ nhặt, khi bạn mình giao tiếp với người khác phái.

- Đừng đồng hóa tình bạn với tình yêu vợ chồng. Khi tiếp khách hay tiếp bạn bè luôn giữ sự trang nghiêm đứng đắn, phải để ý đến y phục khi tiếp khách.

2. Chọn bạn mà chơi:

- Vợ chồng hãy tránh những bạn xấu, đừng nên vì bạn bè mà đánh mất tình nghĩa vợ chồng. Cũng đừng vì bạn mà làm khổ cho người khác.

- Đừng vì bạn mà phế bỏ hạnh phúc, bầu khí hòa thuận trật tự trong gia đình.

Tục ngữ Lào: “Bạn cùng bàn dễ kiếm, Bạn cùng sống chết khó tìm”.

C. TÌNH HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG.

- “Bán anh em xa, mua láng giềng gần.”

- Biết tôn trọng bà con hàng xóm. Đừng gây xung khắc, cãi vã nhau, gây khó khăn cho nhau.

- Đi lại thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

KẾT LUẬN:

Đặc sản thiên đường

- Lấy toàn thể 12 tháng rửa sạch những mùi cay đắng, ghen tỵ, thù oán, rồi để cho ráo nước.

- Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28,30 hay 31 phần nhỏ.

- Sửa soạn mỗi ngày một lần, đừng làm hết một lần.

Cách làm:

1. Trộn mỗi ngày với một chút đức tin, một chút kiên nhẫn, một chút can đảm, một chút cố gắng.

2. Thêm vào một chút hy vọng, một sự trung thành và một cân quảng đại.

3. Đem xay nhỏ với lời kinh cầu nguyện, hy lễ với 10 điều răn.

4. Đem ướp với các gia vị lạc quan, tự tin, hài hước (phấn khởi vui tươi).

5. Để tất cả vào nồi yêu thương, rồi nấu kỹ với lửa hy sinh, hãm mình và hy vọng.

6. Múc ra ăn với nụ cười và lòng vị tha.

Món ăn này nấu cẩn thận sẽ ngon hơn các món khác trên trần gian này.