Những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie
NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA DALE CARNEGIE
Tiểu sử Dale Carnegie (1888-1955)
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại tiểu bang Missouri, Mỹ, năm 1888, Dale Carnegie bắt đầu sự nghiệp của mình là một người bán hàng và diễn viên. Chỉ sau một thời gian ngắn, bằng những nỗ lực vượt bậc của mình, ông đã được hàng triệu người trên thế giới biết đến và ngưỡng mộ nhờ tài năng xuất chúng trong nghệ thuật hùng biện và khả năng thuyết phục người khác. Năm 1912, ông đã xây dựng một hệ thống huấn luyện mang tên Dale Carnegie.
Dale Carnegie là một trong những người đã khởi xướng phong trào huấn luyện người lớn. Ông còn là tác giả của hai quyển sách nổi tiếng thế giới đã được dịch sang tiếng Việt là “Đắc Nhân Tâm, Bí quyết thành công” và “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.
Thành lập năm 1912, cho đến nay tổ chức Dale Carnegie được biết đến như một tổ chức hàng đầu trên thế giới chuyên hỗ trợ công ty và cá nhân nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực làm việc, đem lại rất nhiều giá trị cho cộng đồng và cuộc sống.
98 năm kinh nghiệm thành công tại 80 quốc gia, đã đào tạo hơn 9.000.000 học viên giữ vị trí cấp cao trong nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới.
Nội dung toàn cầu được bản địa hóa, ứng dụng thực tiễn đa văn hóa với 30 ngôn ngữ và hơn 1.000 chương trình thiết kế riêng biệt.
Phương pháp “Huấn luyện ngay tại thời điểm” độc đáo, giúp phát huy tối đa tiềm năng lãnh đạo trong từng cá nhân.
NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA DALE CARNEGIE
Trích dẫn từ quyển sách ĐẮC NHÂN TÂM – BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG
(How to Win Friends and Influence People)
Nghệ thuật ứng xử căn bản: 1) Không chỉ trích, oán trách hay than phiền. 2) Thành thật khen ngợi, cảm kích người khác. 3) Khơi gợi người khác ý muốn thực hiện điều bạn đề nghị họ làm. 4) Chân thành quan tâm đến người khác. 5) Mỉm cười. 6) Luôn nhớ rằng tên một người là âm thanh êm đềm, ngọt ngào và quan trọng nhất đối với họ. 7) Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ. 8) Nói về điều mà người khác quan tâm. 9) Thành thật cho người khác thấy sự quan trọng của họ. Đạt được sự sẵn lòng hợp tác của người khác: 10) Cách giải quyết tranh cải tốt nhất là đừng để nó xảy ra. 11) Tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói “Anh/Chị sai rồi”. 12) Nếu bạn sai, nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm. 13) Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện. 14) Hỏi những câu khiến người khác đáp “vâng, có” ngay lập tức. 15) Tạo điều kiện để người khác được nói thỏa thích. 16) Làm người khác tin rằng chính họ là người đưa ra ý tưởng đầu tiên. 17) Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác. 18) Đồng cảm với mong muốn và chia sẻ của người khác. 19) Khơi gợi sự cao thượng ở người khác. 20) Làm sinh động ý tưởng. 21) Thách đố, khơi gợi sự thử thách ở người khác. Là người lãnh đạo 22) Bắt đầu bằng những lời khen tặng thành thật. 23) Góp ý sai lầm của người khác một cách gián tiếp. 24) Xem xét, nhìn nhận và đánh giá bản thân trước khi góp ý cho người khác. 25) Đặt câu hỏi gợi ý thay vì đưa ra mệnh lệnh. 26) Giữ thể diện cho người khác. 27) Nhìn nhận sự nỗ lực đóng góp của người khác một cách công bằng, cho dù đó là những đóng góp nhỏ nhất. Động viên, khuyến khích bằng sự chân thành và hưởng ứng nhiệt tình của bạn. 28) Khen ngợi để người khác luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó. 29) Khuyến khích người khác, làm cho họ thấy sai lầm không khó để chỉnh sửa. 30) Làm người khác cảm thấy vui vẻ thực hiện chính đề nghị cuả bạn. |
Trích dẫn từ quyển sách QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG
(How to Stop Worrying and Start Living)
Các nguyên tắc cơ bản để loại bỏ sự lo lắng:
1) Hãy sống với ngày hôm nay, tận dụng tối đa 24 giờ quý giá.
2) Đối mặt với sự lo lắng như thế nào:
a. Tự hỏi bản thân “điều gì tệ nhất có thể xảy ra?”
b. Chuẩn bị tinh thần đón nhận điều tồi tệ nhất.
c. Nỗ lực cải thiện tình trạng xấu nhất.
3) Luôn nhắc nhở bản thân về cái giá phải trả bằng sức khoẻ cuả mình khi chúng ta quá lo lắng.
Phương pháp cơ bản phân tích sự lo lắng
1) Thu thập đầy đủ tất cả các dữ liệu liên quan.
2) Cân nhắc tất cả các thông tin – sau đó đưa ra quyết định.
3) Một khi đã đưa ra quyết định, thực hiện ngay.
4) Liệt kê và trả lời các câu hỏi sau:
a. Vấn đề là gì?
b. Nguyên nhân cuả vấn đề là do đâu?
c. Các giải pháp khả thi là gì?
d. Giải pháp nào là tốt nhất?
Phá bỏ thói quen lo lắng trước khi nó “phá hoại” bạn:
1) Giữ bản thân luôn bận rộn.
2) Không quan tâm quá nhiều đến những chuyện vặt vãnh.
3) Áp dụng quy luật “trung bình” để tránh lo lắng.
4) Thể hiện sự hợp tác trước những tình huống không thể tránh được.
5) Nhìn nhận tác hại của sự lo lắng đến bản thân và tìm cách không để bị ảnh hưởng.
6) Sống với hiện tại, bỏ qua quá khứ và hoạch định cho tương lai.
Nuôi dưỡng một thái độ, tinh thần tốt đẹp nhằm mang lại sự thanh thản và hạnh phúc:
1) Lấp đầy tâm trí bạn với những suy nghĩ của sự thanh thản, lòng nhiệt tình, sức khỏe và hy vọng.
2) Không bao giờ nên trả đũa kẻ thù.
3) Luôn chuẩn bị tinh thần để đối diện với thái độ vô ơn.
4) Luôn quan tâm đến hạnh phúc, sự may mắn thay vì những vấn đề khó khăn.
5) Luôn là chính mình, không nên cố gắng bắt chước người khác.
6) Rút ra bài học để hoàn thiện mình từ thất bại.
7) Mang niềm vui và hạnh phúc cho người khác.
Đừng lo lắng về sự chỉ trích:
1) Luôn nhớ rằng những lời chỉ trích vô lý thường là những lời khen ngợi biến hình.
2) Luôn nỗ lực hết sức mình trong công việc.
3) Phân tích những điểm yếu của bản thân và hãy tự phê bình.
Luôn giữ năng lượng và tinh thần mạnh mẽ để ngăn ngừa sự mệt mỏi và lo lắng:
1) Hãy nghỉ ngơi trước khi bạn mệt mỏi.
2) Học cách thư giãn trong công việc.
3) Giữ gìn sức khoẻ và diện mạo bằng cách thư giãn tại nhà.
4) Áp dụng 4 thói quen làm việc sau:
a. Dọn dẹp gọn gàng tất cả những tài liệu không liên quan đến vấn đề cần giải quyết trước mắt.
b. Làm việc dựa trên thứ tự quan trọng cuả công việc.
c. Khi gặp khó khăn, hãy giải quyết vấn đề ngay khi có những thông tin cần thiết để ra quyết định.
d. Học cách sắp xếp, giao việc và giám sát.
5) Mang nhiệt tình vào công việc.
6) Không nên lo lắng về sự mất ngủ.