Hôn nhân bất khả phân ly không phải là mối đe dọa cho sự tự do của con người
"Trung tín" và "bất khả phân ly" vẫn là điều kiện không thể thiếu của hôn nhân Kitô giáo, Đức Hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo khẳng định như trên trong một hội nghị về các nội dung của Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới, được tổ chức cách đây vài ngày tại Battaglia, những trích đoạn đặc sắc đã được Tờ Quan sát viên Rôma đưa tin hôm 26/02/2015.
Trong suy tư của mình, Đức Hồng y người Thụy Sĩ lưu ý rằng cuộc khủng hoảng hôn nhân hiện tại và sự gia tăng theo cấp số nhân về ly thân và ly hôn chỉ là một trong những nguyên nhân chính "khái quát hóa và gia tăng sự bất lực của con người để đưa ra những quyết định ràng buộc và dứt khoát".
Đó là chiến thắng của những điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là "văn hóa tạm bợ", theo đó "những quyết định dứt khoát và sự trung tín không còn được tính đến trong số các giá trị căn bản, bởi vì con người đã trở nên bất thường hơn trong mối tương quan của họ, đồng thời lại khao khát hơn những mối tương quan".
Dường như nhiều người loại trừ viễn tượng mang tính lý thuyết về "điều gì đó dứt khoát", ban đầu đã thấy trước "sự việc có thể xảy ra thất bại". Tuy nhiên, Đức Hồng y Koch cho hay viễn tượng Kitô giáo thì hoàn toàn trái ngược với điều này và giữ sự trung tín để nói "vâng" với một người khác "sẽ không bị kết tinh, nhưng sẽ học biết sâu sắc hơn bao giờ hết để cởi mở bản thân đối với "anh/em" và đang khi thực hiện điều này, thì đạt được sự tự do của con người".
Trong các cuộc tranh luận Thượng Hội đồng Giám mục về các điều kiện để người ly dị tái hôn hoặc những người chung sống với nhau có thể lãnh nhận Bí tích Thánh Thể trở lại, Đức Hồng y nói rằng ngài "tin chắc rằng câu trả lời đáng tin cậy và hữu ích cho câu hỏi hóc búa này có thể được tìm thấy chỉ khi người ta có lòng dũng cảm nêu những vấn đề bằng đúng tên của chúng".
Do đó, mục vụ hôn nhân cần "một sự chuẩn bị tốt cho hôn nhân, cho người mới kết hôn cũng như người kết hôn đã lâu".
Hơn nữa, tình yêu vợ chồng Kitô giáo "không thể chỉ giới hạn trong tình yêu đó và chỉ dành riêng cho nó, mà phải ra khỏi bản thân nó thông qua con cái và vì con cái. Chỉ khi thông qua con cái thì hôn nhân mới trở thành gia đình".
Vì vậy, mở ngỏ với "thông truyền sự sống con người" là không thể thiếu bởi vì "với con cái, trách nhiệm của tương lai được trao phó cho cha mẹ, vì thế mà tương lai của nhân loại căn bản đi qua gia đình".
Đức Hồng y cho biết việc từ chối mang con cái vào thế giới chủ yếu do một tương lai trở nên "không chắc chắn làm cho những người phối ngẫu tự hỏi, với sự ưu tư, làm sao có thể đưa sự sống mới vào một tương lai chưa biết ra sao".
Tuy nhiên, nó không đủ để thông truyền "sự sống sinh vật". Thật cần thiết để thông truyền sự sống "trong một ý thức đầy đủ, hoặc ý thức kháng cự lại khủng hoảng của sự sống và mang trong đó niềm hy vọng được khám phá mạnh mẽ hơn bất kỳ sự không chắc chắn nào của tương lai".
Bằng cách xem con cái như "điều tốt lành quý giá nhất của gia đình", các bậc cha mẹ Kitô giáo khởi động một "dấu chỉ tiên tri", đáp lại sự suy giảm về nhân khẩu học, "dấu chỉ của sự thiếu tự tin trong cuộc sống và hy vọng vào tương lai".
Phẩm giá con người và phẩm giá của gia đình đồng hành với nhau và "sự gia tăng nghi ngờ về định chế gia đình tượng trưng cho một cuộc tấn công vào các khái niệm Kitô giáo về con người", như Đức Hồng y Joseph Ratzinger nhận xét trong thập niên 1980.
Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô vang vọng về điều này trong chuyến tông du của ngài đến Philippines hồi tháng trước, với khẳng định: "Mỗi mối đe dọa cho gia đình cũng là mối đe dọa cho xã hội".
Đức Hồng y Koch nhấn mạnh rằng "rủi ro cho gia đình cũng là rủi ro cho con người và cho xã hội", ngài nhắc nhở rằng Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới "sẽ phải giải quyết những thách đố quan trọng, vốn chỉ có thể được đáp ứng chỉ khi nó loan báo Tin Mừng của hôn nhân và gia đình", được hiểu không phải là "mối đe dọa hoặc hạn chế quyền tự do của con người "nhưng là "sự thừa nhận xác thực nhất của quyền tự do này".
Đức Hồng Y Koch kết luận rằng "nếu khả năng cao nhất của tự do con người bao gồm trong khả năng thực hiện sự lựa chọn dứt khoát, thì người ta sẽ được tự do chỉ khi người ta có thể trung tín và chỉ khi người ta tự do thì mới có thể trung tín đích thực. Thực vậy, sự trung tín là cái giá của tự do và tự do là phần thưởng chinh phục lòng trung tín".
Tạ Ân Phúc