Đôi bạn với đời sống Đức Tin

Đôi bạn với đời sống Đức Tin

 

GIÁO LÝ CHUẨN BỊ HÔN NHÂN
           
ĐÔI BẠN VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
 
I. ĐÔI BẠN VỚI CÁC BÍ TÍCH
 
1. Đôi bạn với Bí Tích Thánh tẩy (rửa tội)
Hai người cố gắng để được rửa tội trong đạo công giáo
Sinh con ra: lo thủ tục rửa tội cho con
-      Mua một sổ gia đình công giáo
-      Trình ông trùm Họ, làm đơn khai tên tuổi con
-      Nộp sổ và đơn nơi cha xứ
-      Đến ngày rửa tội thì lo đưa con tới nhà thờ cùng với ông bà cha mẹ của em.
 
Trường hợp sảy thai: cha mẹ hay ông bà lo rửa tội cho thai nhi
-      Bóc màng bọc thai ra
-      Lấy nước đổ rửa cho con: tên thánh, cha (mẹ) rửa con, nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần
-      Nhớ vừa đổ nước vừa đọc công thức trên
-      Nếu con không chết thì khi con khỏe mạnh phải xin cha làm phép bù cho con
 
2. Đôi bạn với Bí Tích Thêm sức
-      Hai người trước khi kết hôn cần đã lãnh Bí Tích Thêm Sức .
-      Con cái tới tuổi khôn lớn lo cho chúng đi học giáo lý để lãnh các Bí Tích khai tâm.
 
3. Đôi bạn với Bí Tích Hòa giải
-      Đôi bạn thường xuyên lãnh nhận Bí tích Hòa giải. Đừng để linh hồn mình chết trong tội trọng
-      Để xưng tội thì phải nhớ 4 việc:

+ Xét mình
+ Ăn năn, dốc lòng chừa
+ Xưng tội
+ Đền tội

-      Cha mẹ phải lo cho con cái đến tuổi khôn được học giáo lý mà xưng tội rước lễ lần đầu
 
4. Đôi bạn với Bí Tích Thánh Thể
- Đây là Bí Tích của kẻ sống, và Bí Tích này được chịu nhiều lần.
- Đây là một trong những Bí Tích khai tâm, khơi thêm sức sống cho người tín hữu.
- Chu toàn luật rước lễ mỗi năm trong mùa phục sinh. Mùa phục sinh thì được ấn định

+ Giáo hội toàn cầu: từ đêm vọng Phục sinh đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
+ Giáo hội Việt Nam: từ thứ tư lễ tro đến hết tuần lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

-      Điều kiện để được rước lễ cho nên

+ Phải sạch tội trọng
+ Có ý ngay lành
+ Giữ chay lòng 1 giờ trước khi rước lễ
 
5. Đôi bạn với Bí Tích Xức dầu bệnh nhân
Nếu trong nhà có người đau ốm, liệt lào thì báo cho ông trùm, để mời cha đến xức dầu.
-      Nhớ lo liệu cho bệnh nhân lúc còn tỉnh táo.
-      Chuẩn bị trước cho bệnh nhân:

+ Phần xác: sạch sẽ, thay quần áo, lau mặt mũi, xúc miệng, đánh răng.
+ Tâm hồn: dọn mình, xét mình, ăn năn tội...

-      Chuẩn việc xức dầu:

+ Một bàn nhỏ phủ khăn, trên bàn có tượng chịu nạn, 2 cây nến, 1 ly nước phép, 1 ly nước trắng để tráng chén.
+ Một thau nước nhỏ với một vài lá chanh hay 1 lát chanh. Khăn lau tay.

-      Những người thân yêu nên có mặt trong giờ phút xức dầu, để cầu nguện cho bệnh nhân, để hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, vì bệnh nhân lúc này rất sợ cô độc.

Nếu bệnh nhân qua đời thì:

- Người nhà đến gặp ông trùm họ cùng đến gặp cha xứ để bàn bạc ngày giờ cử hành an táng.
- Cố gắng lo liệu an táng sao cho đúng tinh thần Kitô giáo.
 
6. Đôi bạn với Bí tích truyền chức.
-      Cha mẹ phải chăm sóc con cái trong đời sống đức tin.
-      Cha mẹ khơi gợi ơn gọi dâng hiến cho con cái, tạo điều kiện, và giúp con cái nuôi chí hướng đi tu.
 
7. Đôi bạn với Bí tích Hôn phối
-      Là người Công giáo, hôn nhân chỉ hoàn thành khi cử hành hôn lễ theo nghi thức Giáo Hội. Đủ điều kiện về tuổi, học giáo lý hôn nhân để chuẩn bị hành trang cho cuộc sống lứa đôi. On lại kinh sách.
-      Tập nghi thức, học thuộc các câu trong sách nghi thức, lo xưng tội và tham dự lễ, đến cho đúng giờ.
-      Sau khi cử hành nghi thức thì phải ký sổ hôn phối và ký sổ gia đình.
 
II. ĐÔI BẠN VỚI LỜI CHÚA
 
1. Lời Chúa cần thiết cho gia đình
-      Lời Chúa là lời tình yêu
-      Lời Chúa là lời cứu rỗi, lời đem lại sự sống cho loài người.
-      Lời Chúa là lời biểu lộ ý muốn của Chúa Cha.
 
2. Đọc lời Chúa trong gia đình:
-      Đọc với tâm tình khiêm tốn.
-      Đọc chậm rãi.
-      Đọc hằng ngày.
-      Chia phiên nhau để đọc.
3. Gia đình sống Lời Chúa.
 
III. ĐÔI BẠN VỚI KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH
 
1. Tầm mức và lợi ích của kinh nguyện gia đình
-      Gia đình là Hội thánh tại gia.
-      Cha mẹ là những tư tế trong gia đình có bổn phận tự thánh hóa mình và thánh hóa kẻ khác (người thân yêu).
-      Việc thánh hóa này được thể hiện bằng kinh nguyện.
-      Kinh nguyện có những giá trị cao quý:

+ Để tôn thờ, ngợi khen và cảm tạ Thiên-Chúa.
+ Để thánh hóa giáo dục và thăng tiến con người.
+ Để quy tụ và gặp gỡ nhau trong tinh thần thân ái, giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái.
(Mỗi gia đình nên có cuốn Thánh kinh, một bàn thờ, và trên đó có trang trí đơn sơ: một cây thánh giá (tượng chịu nạn) 1 tượng Đức Mẹ: 1 thánh gia hay thánh Giuse. Bàn thờ phải làm ở một nơi khang trang, nơi mọi người nhìn thấy và quy tụ, hằng ngày phải đọc Lời Chúa, 1 chân nến...bình hoa... Muốn đặt hình ảnh ông bà thì đặt dưới bàn thờ Chúa.)
 
2. Hình thức kinh nguyện gia đình:
-      Thu xếp để tổ chức cầu nguyện trong gia đình vào giờ thuận tiện của sáng và tối và của những dịp đặc biệt trong gia đình.
-      Giờ kinh không qua dài: không đọc nhiều kinh nhưng đọc cách ý thức và sốt sắng. Cũng phải đọc một đoạn Lời Chúa cho mỗi ngày.
 
3. Nội dung kinh nguyện gia đình:
-      Kinh nguyện không tách lìa khỏi cuộc sống nhưng tất cả đều liên quan đến đời sống gia đình.
-      Kinh nguyện cũng liên quan tới Hội thánh, tới xã hội, tới các nhu cầu chung.
-      Kinh nguyện cũng liên kết với các linh hồn trong luyện ngục.
-      Một mẫu kinh gia đình:

+ Dấu thánh giá.
+ Kinh Chúa Thánh Thần, ba kinh: Tin, Cậy, Mến. Kinh ăn năn tội.
+ Lần hạt 1 chục. Kinh Lạy Nữ Vương.
+ Đọc Lời Chúa mỗi ngày. Xét mình.
+ Dâng lời cảm tạ, cầu xin. Kinh cám ơn.
+ Kinh vực sâu.
+ Hát cảm tạ: Con dâng linh hồn trong tay Chúa.
(Giờ kinh khoảng 15’-20’)