DẠY CON CƯ XỬ CHO PHÙ HỢP Một trong những điều mà cha mẹ cần biết là con trẻ cần bạn. Mặc dù bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bạn có thể quan tâm đến các nhu cầu của con cái. Cuối năm đầu tiên, bé sẽ phát triển những kỹ năng mới. Bé bắt đầu trở nên độc lập hơn và thường muốn tự làm nhiều việc hơn. Cha mẹ thường ngạc nhiên và thất vọng khi em bé đáng yêu mà bạn vẫn quản lý lại trở nên độc lập và bận rộn trong việc khám phá thế giới mới cũng như thường nói "Không!" Mặc dù con bạn có thể tự làm nhiều thứ hơn, nhưng bé vẫn cần bạn như trước. Bé cần bạn đặt ra một số giới hạn kiên quyết đối với hành vi của bé. Bé cần bạn hướng dẫn bé học cách hoà nhập vào thế giới. Đặt ra các giới hạn và dạy con bạn cư xử là những kỹ năng mà bạn có thể học được. Dưới đây là một số việc quan trọng mà bạn có thể giúp con học cách cư xử.
Thế nào là kỷ luật tốt?
"Kỷ luật" có nghĩa là "dạy dỗ con cái". Kỷ luật mà bạn thường áp dụng là dạy con hiểu bản thân và hiểu về các mối quan hệ của con với người khác. Khi bạn thiết lập ra các giới hạn, các nguyên tắc và giúp con tuân thủ theo các nguyên tắc tức là bạn đã có phương pháp rèn luyện kỷ luật tốt. Phương pháp kỷ luật tốt không có nghĩa là trừng phạt khi bé gặp sai lầm, thay vào đó là dạy bé phải là gì.
Một số người nghĩ rằng khép bé vào kỷ luật có nghĩa là đánh con hoặc quát mắng con để bé sợ và không bao giờ làm như vậy nữa. Thật không may, kiểu rèn con vào khuôn phép như vậy khiến bé hiểu rằng thế giới là một nơi không an toàn và không thể lường trước được. Bé cũng sẽ hiểu rằng đe doạ và làm tổn thương người khác là cách khiến họ làm những gì mình muốn.
Những bậc cha mẹ khôn ngoan hiểu rằng phương pháp kỷ luật tốt dạy con trẻ biết cư xử ngay cả khi không có bố mẹ ở bên cạnh. Họ biết rằng bé sẽ cư xử tốt hơn nếu như bố mẹ hành động giống như những người hướng dẫn quan tâm đến con cái hơn là nổi giận giống như ông bà chủ. Họ biết rằng bố mẹ không cần dạy cho bé biết "ai là chủ". Thay vào đó, bạn cần dạy bé biết cách xoay xở với những người khác. Con bạn sẽ làm việc rất chăm chỉ để khiến bạn hài lòng khi bạn yêu thương và tôn trọng bé trong việc đặt ra các giới hạn hợp lý và kiên quyết đối với hành vi của bé.
Làm gì để dạy con cư xử cho phù hợp?
Bạn nên biết bạn cần mong đợi các hành vi nào của con bạn ở từng giai đoạn khác nhau là việc rất quan trọng. Khi biết rằng con bạn có thể làm gì và không thể làm được gì, bạn sẽ hiểu hơn về những điều mà bạn mong đợi bé. Ví dụ, một em bé sơ sinh khóc không phải để điều khiển bạn hoặc khiến bạn nổi giận mà em bé khóc để nói với bạn những gì mà bé cần. Bạn chưa cần phải rèn em bé vào kỷ luật trong giai đoạn này. Thay vì vậy, bé có thể đói và cần bạn cho ăn, cần thay tã hoặc cần bạn bế bé lên và ôm ấp.
Điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ: Cách tốt nhất để giúp con bạn trở thành một đứa trẻ tốt là hãy biến việc đó trở nên dễ dàng. Dưới đây là một số việc mà bạn có thể làm để biến việc nuôi dạy con trở nên dễ dàng hơn:
Biết mong đợi hợp lý với lứa tuổi của bé.
Những em bé ở lứa tuổi tập đi đã biết bò hoặc biết đi cần bạn giám sát nhiều hơn trước kia. Bé không biết hoặc không hiểu cái gì an toàn và cái gì không an toàn. Bạn hãy biến ngôi nhà của bạn thành một nơi an toàn đối với bé. Thật là phi lý khi bạn mong đợi bé ở lứa tuổi này cần phải tránh xa các ổ cắm điện, các loại sản phẩm tẩy rửa hoặc tránh xa chiếc đĩa vừa vỡ trừ khi bạn chỉ nói "đừng sờ vào đó!" Bé ở lứa tuổi này không nhớ những câu nói dài dòng. Nếu bé sờ vào những vật đó, không có nghĩa là bé đang cố tình chọc giận bạn. Mà chỉ là do bé tò mò mà thôi. Nếu bạn la mắng hoặc đập vào tay bé, bé chỉ có thể dừng lại một lúc, nhưng những hành động đó không dạy cho bé biết cái gì an toàn và cái gì không an toàn. Thay vì vậy, bạn đã dạy bé trở thành một người sợ hãi và mong đợi bạn đánh bé mỗi khi bé làm sai.
Biến ngôi nhà của bạn thành nơi an toàn
Khi con bạn biết bò hay tập đi, một trong những việc tốt nhất mà bạn có thể làm để giúp con bạn an toàn là hãy biến ngôi nhà của bạn thành nơi an toàn. Ngôi nhà được thiết kế để chống các bé phá phách có thể ngăn cản những trận chiến xảy ra khi con trẻ chưa hiểu nhiều. Con bạn có thể tự do thám hiểm môi trường xung quanh. Bé có thể sờ vào mọi thứ và đưa chúng vào miệng để thử. Bạn hãy chuyển những đồ vật mà bé không được chơi. Che các ổ cắm điện. Gắn một cánh cửa ở đầu cầu thang. Đặt những thứ dễ vỡ và nguy hiểm ngoài tầm với của bé.
Tránh các vấn đề trước khi nó xảy ra
Bạn hãy nhìn nhận những gì con bạn sắp làm và vấn đề mà bé sẽ gặp phải. Ví dụ, nếu bạn quan sát thấy con đi về phía mà bạn không muốn bé tới, thì bạn hãy đi tới và hướng bé sang một hoạt động khác. Hoặc một cách để tránh vấn đề có thể xảy ra là bạn hãy làm bé sao nhãng khỏi những việc mà bạn không muốn bé làm. Chỉ cho bé một hoạt động thay thế. Ví dụ, nếu bạn thấy con đang cho một đồ vật bẩn vào miệng, bạn hãy cho bé một chiếc bánh hoặc một đồ chơi khác để bé gặm. Ngăn chặn trước và làm bé sao nhãng vào việc khác sẽ giúp bạn bớt phải nói "Không", dành từ đó để nói trong những lần thật sự quan trọng như khi con
Biên dịch: Ngô Thu Hiền
Nguồn: Đại học Auburn. |