Câu hỏi thường gặp về hôn nhân: Ơn huệ con cái (2)
6. Trẻ em có thích ứng với nhiều hình thức gia đình khác nhau không?
Trẻ em có thể mạnh mẽ và kiên cường, nhưng thật sai lầm khi cho rằng chúng không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em phải chịu đau khổ khi sống trong hoàn cảnh cha mẹ ly dị và thiếu người cha hoặc người mẹ. Việc đẩy mạnh "những sắp đặt gia đình mới" không chú ý tới hoặc phủ nhận quyền cơ bản của trẻ em có một người mẹ và một người cha. Đừng để vấn đề về người mẹ, người cha và quyền của trẻ em trở thành vấn đề phụ nhằm thỏa mãn những ham muốn của người lớn.
7. Không có nghiên cứu nào cho thấy trẻ em sẽ tốt với hai "bà mẹ" hoặc hai "người cha"?
Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được nuôi nấng trong các gia đình truyền thống giữa một người nam và một người nữ sẽ tốt hơn về mặt tâm lý xã hội so với trẻ được nuôi dưỡng trong các hộ gia đình đồng giới. Một số nghiên cứu về trẻ em được nuôi dưỡng bởi hai người nam hoặc hai người nữ mắc phải các khiếm khuyết trong nghiên cứu như mẫu nghiên cứu nhỏ, hoặc họ xem những điểm nghiên cứu như “nhận dạng giới tính linh hoạt” của các em là tích cực. Thật quan trọng để nhớ rằng khoa học xã hội không được trang bị để nắm bắt toàn bộ thực tại. Những sự thật về bản chất con người cần được soi sáng bởi nền khoa học tốt (và Giáo Hội nhiệt tình khuyến khích điều này), nhưng những sự thật như vậy không được xem như là khoa học xã hội, như thể chúng sẽ bị bác bỏ.
Nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em cho thấy rõ ràng rằng một đứa trẻ được giúp ích khi có cả cha lẫn mẹ: Suốt thời thơ ấu, người mẹ là rất quan trọng; Vào thời niên thiếu, người cha là rất quan trọng; Khi thoát khỏi thời thơ ấu thử thách gồm hai phần: sự tách rời và hình thành cá tính.
Người cha là rất quan trọng cho cả hai thách thức tâm lý và văn hóa này. Người cha sẽ giúp các cô gái rời khỏi mẹ (thách thức lớn nhất của cô gái). Người cha sẽ giúp cậu bé phát triển cá tính nam giới của mình (thách thức lớn nhất của cậu bé). Phần lớn các nghiên cứu trong ba mươi năm qua chỉ ra rằng nguồn gốc của hấp dẫn đồng giới nam là do đổ vỡ trong việc hình thành cá tính nam giới vì thiếu tình cha (hấp dẫn đồng giới nữ có nguồn gốc khác.)
Cuối cùng, đừng nghiên cứu nào bỏ quan phẩm giá của trẻ em và quyền của mọi trẻ em có được một người mẹ và một người cha.
8. Vấn đề nhận con nuôi thì sao?
Nhận con nuôi là quảng đại đáp lại một đứa trẻ đang gặp khó khăn hoặc bị bỏ rơi. Những người mẹ và người cha nhận con nuôi làm chứng cho sự thật rằng mỗi đứa trẻ là một ơn huệ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc nhận con nuôi, giám hộ, chăm sóc nuôi dưỡng phải đúng theo từng giai đoạn tự nhiên (cha và mẹ thụ thai, sinh ra, và nuôi dưỡng một đứa trẻ) và không bao giờ được mâu thuẫn với thực tại vợ chồng và truyền sinh của hôn nhân. Nói cách khác,vấn đề những người cha và những người mẹ nhận con nuôi cũng vậy. Đặt một đứa trẻ trong sự chăm sóc của hai người nam hoặc hai người nữ có thể là ý tốt, nhưng lại gây tổn hại cho đứa trẻ trong việc phục vụ tốt nhất cho quyền lợi của nó - có một người mẹ và một người cha.
9. Công nghệ mới như "thụ tinh trong ống nghiệm" (IVF) có thể cho phép hai người nam hoặc hai người nữ để có một đứa con. Tại sao Giáo hội dạy rằng điều này là không thể chấp nhận?
Công nghệ sinh sản trở nên mạnh mẽ ra sao không phải là vấn đề, thực tế sẽ luôn vẫn là hai người nam hoặc hai người nữ không bao giờ có thể trở thành cha mẹ thông qua nhau. Họ sẽ luôn luôn phụ thuộc vào "sự tặng hiến" tinh trùng hoặc trứng của người khác để mang lại sự ra đời của một đứa trẻ. Trẻ em "được thai nghén" theo cách luôn luôn bị cố ý tách rời khỏi người cha hoặc người mẹ của chúng - đôi khi thậm chí cả hai. Hơn nữa, bằng cách sử dụng các công nghệ như thụ tinh trong ống nghiệm có nghĩa là sự thụ thai không diễn ra trong vòng tay yêu thương của chồng và vợ, trái lại đó là một hành động sinh ra vô nhân đạo, đơn thuần chỉ đặt yếu tố di truyền của cha mẹ lại với nhau. Không một trẻ nhỏ nào được xem là một sản phẩm. Một đứa trẻ xứng đáng được sinh ra qua hoạt động yêu thương, hoa trái của tình yêu tự hiến cho nhau giữa cha mẹ của đứa trẻ.
Nguồn: usccb.org và acmfc.org.au
Tạ Ân Phúc