Biện Pháp Tránh Thai và Tòa Cáo Giải
Nhiều người “chuyên nghiệp” trong việc tiết chế và sử dụng các biện pháp tránh thai (đa số là người Công giáo) sẽ nói rằng “Đừng làm ‘chuyện ấy’, nhưng nếu làm thì hãy dùng biện pháp tránh thai”, vì mang thai ở tuổi thiếu niên là sự nhục nhã. Họ nói rằng cách đó khá hiệu quả, và họ còn cho rằng “có làm tình thì cũng chẳng sao”.
Nhiều người vẫn đều đặn xưng tội hằng tháng. Họ cho linh mục biết vợ chồng họ đã ly thân, lười biếng, kiêu ngạo, ham muốn. Họ nói: “Đừng phạm tội”, rồi biện hộ: “Trong sự khôn ngoan, Giáo hội biết chúng ta sẽ vẫn phạm tội, thế nên Giáo hội cho chúng ta bí tích Hòa giải”. Nghĩa là: “Đừng phạm tội, nhưng nếu phạm tội thì cứ đi xưng tội là được” – như vậy, về thực tế, việc xưng tội chẳng khác gì “dùng bao cao-su”.
Nếu chúng ta đang coi việc xưng tội là như vậy, chúng ta hoàn toàn sai lầm. Mục đích của việc dùng bao cao su là để giảm hậu quả; mục đích của việc xưng tội là thay đổi cách xử sự và đổi mới tâm hồn. Hoàn toàn khác nhau.
Lưu ý: Đối với các bí tích khác, hoặc đối với bất kỳ người Công giáo nào, thực tế của vấn đề rất sâu xa và thâm thúy, thế nên đối với những người phản đối cũng vậy. Nhưng chúng ta hãy cố gắng hiểu rõ vấn đề.
Nếu bạn thực sự không muốn thay đổi các cư xử và bắt tâm hồn chúng ta biến đổi, chúng ta sẽ mất những gì Thiên Chúa trao ban cho chúng ta qua bí tích. Dùng bao cao-su là cho rằng thiếu niên không chịu trách nhiệm. Xưng tội là không chịu khước từ sự vĩ đại.
ĐGH Bênêđictô XVI nói: “Những cách của Thiên Chúa không dễ dãi. Chúng ta không được tạo nên để sống thoải mái, mà để sống vĩ đại. Thế giới cần những con người vĩ đại, những thánh nhân, vậy tại sao chúng ta lại không sống như vậy?
Làm sao xưng tội tốt? Trước khi xưng tội, hãy xét mình kỹ lưỡng. Sau khi xét mình, hãy nghiêm túc nghĩ về tình trạng của mình. Bạn có thực sự buồn vì điều sai lầm mình đã làm? Hãy cân nhắc xem cuộc sống sẽ thay đổi thế nào nếu bạn làm những điều tốt. Bạn có thực sự muốn hành động khác? Hoặc bạn có biết đó là tội lỗi? Vậy bạn có muốn dừng lại? Bạn có muốn tác dụng? Hãy cảnh giác với những cám dỗ, khi nó xảy ra, hãy thẳng thắn từ chối. Có thể lần này chưa chiến thắng nó, nhưng lần sau bạn sẽ chiến thắng nó.
Cuối cùng, Công giáo không trả lời chính xác về điều bạn đã làm hoặc đã nói, nhưng là tâm hồn bạn thực sự ở chỗ nào. Các lời nói, hành động, và thái độ sẽ “tố giác” nơi tâm hồn bạn đang ở. Cố ý thay đổi lời nói, hành động, và thái độ có thể lay động tâm hồn bạn.
Cũng như các bí tích khác, việc xưng tội xảy ra vào một lúc nào đó. Đó là đường vạch trên cát sau những thứ khác. Điều quan trọng là “sau lúc đó” không còn là đường vạch nữa. Việc xin lỗi huấn luyện viên vì bạn đã bỏ tập luyện, nhưng hãy trở lại buổi tập, bạn sẽ là cầu thủ khá hơn.
Thánh GH Gioan XXIII nói: “Điều này phải dừng lại, một lần và mãi mãi… từ nay trở đi, tôi sẽ sống tốt!” (Journal of a Soul, 28-3-1898).
Đó là tinh thần! Đừng nghĩ bạn sẽ lại làm điều đó, tái phạm các tội đó. Hãy nâng thanh chắn lên, và hy vọng thật nhiều. Đường vạch đã vẽ. Mọi thứ đã khác. Xưng tội không như bao cao-su, mà là khước từ đầu hàng. Tôi sẽ không làm nô lệ cho tội lỗi nữa!
Hãy thực tế. Nếu bạn yếu đuối, hãy lập kế hoạch. Đôi khi các linh mục dạy làm việc đền tội trực chiến với sự yếu đuối của bạn. Một linh mục nói với tôi rằng đã từng xưng thú tội không kiên nhẫn, và linh mục giải tội đã bảo tìm cách đứng xếp hàng dài ở một cửa tiệm, khi sắp đến lượt mình thì lại xuống đứng ở chỗ cuối – đó là tập kiên nhẫn. Lúc đó bạn có thể thú vị khi nói chuyện với người khác.
Nếu bạn không may mắn, hãy lập kế hoạch. Học kiên nhẫn khi xếp hàng chờ ở cửa tiệm để đủ kiên nhẫn trong gia đình; hoặc quy luật để sống theo quy luật.
Thánh Phanxicô Salê khuyên tập chống lại chước cám dỗ khi cầu nguyện vào buổi sáng. Sẽ đối mặt với loại cám dỗ nào? Tự chuẩn bị ra sao? Quan trọng là luôn cầu xin ơn Chúa. Đừng ngưng cầu nguyện. Khi chúng ta sạch tội, hãy lấp đầy lòng mình bằng ân sủng!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)