TƯỜNG TRÌNH HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ VỀ PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH TRONG HỘI NGHỊ GIÁM MỤC ĐẶC TRÁCH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN (BILA ) LẦN THỨ II VỀ GIA ĐÌNH TỪ 14 ĐẾN 20 / 4/2013

TƯỜNG TRÌNH  HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ VỀ PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH       TRONG HỘI NGHỊ GIÁM MỤC ĐẶC TRÁCH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN (BILA ) LẦN THỨ II VỀ GIA ĐÌNH TỪ 14 ĐẾN 20 / 4/2013

TƯỜNG TRÌNH  HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ VỀ PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH       TRONG HỘI NGHỊ GIÁM MỤC ĐẶC TRÁCH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN (BILA ) LẦN THỨ II VỀ GIA ĐÌNH TỪ 14 ĐẾN 20 / 4/2013

                    ( được điều hợp bởi Ts Sheila Balakrishnan và Bà  Felicita Joseph)

Cơ sở cho cuộc hội thảo  này là giáo huấn xã hội của Hội thánh Công giáo đề cập đến phẩm giá của nhân vị, xác định rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng trong Đức Kitô. Ý thức về giá trị bình đẳng này bắt đầu từ sự tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng và cả  trẻ nam lẫn trẻ nữ đều được nuôi dưỡng và dạy dỗ  trong sự thương yêu để đón nhận nhau như những con người bình đẳng.

Đề tài thảo luận:

  1. Đối xử bình đẳng đối với con trai và con gái
  2. Hoàn cảnh những gia đình cả cha lẫn mẹ đều đi làm
  3. Hoàn cảnh những gia đình cha hoặc mẹ hay cả hai đều đi làm xa / vắng nhà (làm việc theo ca).
  4. Hoàn cảnh những gia đình mà người vợ là trụ cột kinh tế.

 

  1. Thật là lỳ lạ khi biết rằng bất chấp sự tiến bộ của chúng ta, trong phần lớn các nước ở Á châu, trẻ nữ vẫn được huấn luyện để chăm lo việc nhà ngay từ tuổi niên thiếu trong khi trẻ nam không được huấn luyện như vậy. Trong các xứ do những người Hồi giáo cai trị  điều này càng rõ nét hơn nữa. Trong một số nước, có có một sự khác biệt lớn lao trong việc phân chia quyền thừa kế trong gia đình giữa con trai và con gái.
  1. Trong đa số các nước ở Á châu, thực tế là hiện thời, trong phần lớn các gia đình, cả cha lẫn mẹ đều phải làm việc vì nhiều lý do khác nhau. Trong khi cả hai đều phải đi làm kiếm tiền lo cho gia đình, thì người mẹ khi về tới nhà vẫn thấy phải đảm đương phần lớn những công việc nhà và chăm sóc con cái. Một phần bà phải làm việc như thế bởi vì  cảm thấy đó là vai trò của bà, còn phần khác là vì người cha không làm bao nhiêu để thay đổi tình thế. Chúng ta còn lâu mới làm cho giáo huấn xã hội này trở thành một thực tại!
  1. Khi một trong hai người phải làm việc ở xa, đôi khi có một thành viên của đại gia đình (thường là ông hay bà) đến giúp đỡ và trông coi gia đình. Điều này giảm bớt hoàn cảnh khó khăn rất nhiều và thật là phúc lớn! Nhưng nhiều khi trẻ con phải đem gửi ở nhà trẻ  hoặc giao cho người giúp việc trông coi, hoặc thậm chí bị bỏ mặc ở nhà một mình, và điều này gây nên những khó khăn và những vấn đề  riêng. Do việc truy cập internet quá dễ dàng, trẻ con đôi khi bị lôi cuốn sớm vào những hình ảnh quan hệ thân mật nam nữ, rơi vào những nguy cơ xem phim ảnh đồi trụy, và nhiễm những thói hư nết xấu khác. Vai trò của người mẹ vốn cần thiết là người nuôi nấng và chăm sóc  gia đình đã bị khiếm khuyết, và điều này gây nên rất nhiều tai hại cho gia đình. Khi cả cha lẫn mẹ đều phải làm việc trong những ca khác nhau, tương quan giữa đôi vợ chồng trở nên căng thẳng vì họ ít gặp nhau, và điều này thường tác hại đến mối tương giao thân mật giữa họ với nhau. Điều này cũng có thể dẫn đến sự mất trung thành giữa đôi vợ chồng.
  1. Trong tình huống người vợ là trụ cột kinh tế của gia đình, sẽ có nhiều căng thẳng khi bà phải cố gắng đảm trách những vai trò khác nhau để lo cho gia đình. Một trong những lý do của điều này có thể là bởi vì bà là người mẹ đơn thân, hoặc chồng bà bị thất nghiệp, hoặc ông ta rơi vào tệ nạn nghiện ngập nào đó.

Sau khi chia thành từng nhóm suy tư và thảo luận về những đề tài nêu trên, chúng tôi thật sửng sốt mà nhận thấy rằng chúng tôi cùng có biết bao điều chung với nhau do những thái độ tích cực cũng như tiêu cực và những gì là thách đố đối với chúng tôi.

Cho nên chúng tôi đã phải nói lên những gì là kế hoạch dài hạn và ngắn hạn chúng tôi có thể trình bày như một cá nhân ở bình diện giáo xứ, tổng giáo phận và vùng lãnh thổ. Có một sự quan tâm đến giáo dục cho cả trẻ nam lẫn trẻ nữ - trẻ nam được dạy cho biết tôn trọng và quý mến trẻ nữ, trong khi trẻ nữ được dạy cho biết về phẩm giá và quyền lợi của mình. Giáo dục giới tính, căn cứ trên những giá trị của Tin Mừng và Thần học về Thân xác, cũng được khuyến khích. Việc huấn luyện cho các bậc làm cha mẹ không thể  bị coi là cường điệu. Những cuộc tọa đàm và những chương trình gây ý thức được khuyến khích đối với lớp tuổi thành niên đặc biệt về những hệ quả hành vi của họ trong những cách đối xử có tính phân biệt  giữa trẻ nam và trẻ nữ và thói khinh thường trẻ em.

Cuộc thảo luận về cách giải quyết những thách đố mang tính tổng hợp, và sau đây là tóm lược những gì cần khuyến cáo :

 

  1. Biện pháp ngắn hạn
  • Đào tạo các linh mục về Gia đình, Giáo dân, Phụ nữ, và hỗ trợ những hoạt động của ủy ban
  • Cần giới thiệu khái niệm về Gia đình, Giáo dân và Phụ nữ cho những Tổng giáo phận còn chưa thiết lập một văn phòng
  • Cần có  những trung tâm tư vấn ở cấp Tổng giáo phận / giáo phận / giáo xứ
  • Thành lập những nhóm hỗ trợ cho các gia đình đang chịu tác hại do một hoặc cả hai bậc cha mẹ đều đi làm ở ngoại quốc
  • Các linh mục tiếp tục vai trò trung gian hoặc cố vấn thiêng liêng cho những gia đình gặp khó khăn
  1. Biện pháp dài hạn
  • Các Cộng đoàn Kitô Cơ bản (BEC) hoặc Cộng đoàn Kitô Nhỏ (SCC) giữ một vai trò lớn hơn trong việc nâng đỡ các gia đình gặp khó khăn và các trẻ em, nhất là trong các nước  thiếu thốn linh mục
  • Giáo dục trẻ nam tôn trọng và quý mến trẻ nữ và trẻ nữ biết ý thức phẩm giá, quyền lợi của mình và lòng tự trọng, nhất là  trong các lớp giáo lý
  • Đưa giáo dục giới tính vào giáo trình của các trường Công giáo hoặc học  trình Giáo lý Chúa nhật. Việc giáo dục này căn cứ vào giáo huấn của Tin Mừng và Thần học về Thân xác
  • Các Tổng giáo phận tổ chức  những chương trình và những buổi tọa đàm dành cho người thành niên về vai trò quan trọng các bậc cha mẹ phải đảm trách trong việc cổ võ sự bình đẳng nam nữ
  • Các Tổng giáo phận thiết lập một thừa tác vụ hoặc ủy ban đặc biệt để giải quyết những thách đố và vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em

     Chúng tôi ra về với sự hiểu biết phong phú nhờ cuộc hội thảo này đồng thời cũng nhận thức biết bao điều phải thực hiện trước mắt chúng tôi.

Tường trình : Ligia  da Fonseca                                                       

Chuyển ngữ : Antôn Uông Đại Bằng