Tình Yêu Gắn Liền Với Đức Khiết Tịnh Biểu Lộ Qua Sự Tiết Dục (bài 123) - Thần học về Thân xác của đức Gioan Phaolô II
Thần học về Thân xác của đức Gioan Phaolô II:
CXXII
TÌNH YÊU GẮN LIỀN VỚI ĐỨC KHIẾT TỊNH BIỂU LỘ QUA SỰ TIẾT DỤC
(Ngày 10 tháng 10 năm 1984)
1. Chúng ta cùng tiếp tục phác họa linh đạo vợ chồng dưới ánh sáng của Thông điệp «Humanae Vitae».
Theo đạo lí của Thông điệp và cũng phù hợp với các nguồn Thánh kinh và toàn thể thánh truyền, thì tình yêu – từ một góc nhìn chủ quan – là «sức mạnh», tức khả năng của tinh thần con người, có tính chất «thần học» (hay đúng hơn, có tính chất «đối thần»). Đây là sức mạnh được phú ban cho con người để tham dự vào tình yêu mà chính Thiên Chúa đã yêu trong mầu nhiệm Tạo Dựng và Cứu Chuộc. Đó là tình yêu biết «vui khi thấy điều chân thật»,[1] biểu lộ niềm vui thiêng liêng («frui» của thánh Augustinô) về mọi giá trị đích thực: niềm vui giống niềm vui của chính Đấng Sáng Tạo, thuở ban đầu Ngài đã thấy rằng quả «thật là tốt đẹp».[2]
Nếu như các sức mạnh của dục vọng nhằm tách «ngôn ngữ thân xác» khỏi sự thật, nghĩa là làm cho ngôn ngữ ấy thành một ngụy ngôn, thì ngược lại sức mạnh của tình yêu làm tăng sức cho nó luôn tươi mới trong sự thật ấy, để mầu nhiệm cứu chuộc thân xác có thể được sinh hoa kết quả trong đó.
2. Chính tình yêu ấy, tình yêu đã làm cho vợ chồng có thể đối thoại được với nhau và đối thoại theo sự thật viên mãn của đời sống hôn nhân, cũng đồng thời là một sức mạnh, hay đúng hơn, là khả năng của tính cách luân lí, được chủ động qui hướng về sự thiện toàn hảo, và từ đó mà hướng về mỗi cái thiện hảo thực. Và do vậy nhiệm vụ của nó là bảo vệ sự thống nhất không thể tách biệt «hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng», mà Thông điệp[3] đã nói tới, có nghĩa là bảo vệ giá trị của sự kết hợp vợ chồng thực sự (tức là sự hiệp thông các ngôi vị) lẫn giá trị của việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm (trong hình thức chín chắn của họ và xứng với phẩm giá con người).
3. Theo ngôn ngữ truyền thống, tình yêu, là «sức mạnh» thượng đẳng sắp đặt các hành động của con người, của người chồng và của người vợ, trong tầm qui hướng đến các cùng đích của hôn nhân. Dẫu Hiến chế của Công Đồng lẫn Thông điệp, trong khi lập luận, không dùng lối nói quen thuộc một thời, nhưng cả hai tài liệu đều bàn tới điều mà những diễn ngữ truyền thống tham chiếu.
Tình yêu, như một sức mạnh thượng đẳng người nam và người nữ đón nhận từ Thiên Chúa cùng với sự «thánh hiến» đặc biệt do bí tích hôn phối, hàm ẩn một sự sắp xếp trật tự đúng đắn các cùng đích, theo đó – trong giáo huấn truyền thống của Hội Thánh – hình thành nên trật tự luân lí (hay đúng hơn, trật tự «đối thần và luân lí») của đời sống vợ chồng.
Đạo lí của Hiến chế «Gaudium et Spes», cũng như của Thông điệp «Humanae Vitae», làm sáng tỏ chính bình diện luân lí khi tham chiếu đến tình yêu, được hiểu như là một sức mạnh thượng đẳng thông truyền cho nội dung thích đáng và đáng giá cho các hành vi vợ chồng theo sự thật của hai ý nghĩa kết hợp và sinh sản, trong sự tôn trọng mối liên kết không thể tách lìa của chúng.
Trong cách trình bày mới này, giáo huấn truyền thống về mục đích của hôn nhân (và về thứ bậc ưu tiên của chúng) được xác nhận lại và đồng thời được đào sâu từ góc nhìn đời sống bên trong của vợ chồng, tức là linh đạo hôn nhân và gia đình.
4. Nhiệm vụ của tình yêu, một tình yêu “được đổ vào lòng” đôi vợ chồng như sức mạnh thiêng liêng nền tảng của khế ước ước phu thê của họ, như đã nói, là bảo vệ giá trị của sự hiệp thông thật sự của đôi vợ chồng, cũng như giá trị của việc làm cha làm mẹ thực sự có trách nhiệm. Sức mạnh của tình yêu – đích thật theo nghĩa thần học và đạo đức – được diễn tả trong sự kiện này, là tình yêu thống nhất cách đúng đắn «hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng», và loại trừ (không những về mặt lí thuyết mà nhất là về mặt thực hành) «sự mâu thuẫn» có thể xác minh được trong lãnh vực này. Sự «mâu thuẫn» đó là lí do thường xuyên nhất khiến người ta phản đối Thông điệp «Humanae Vitae» và giáo huấn của Hội Thánh. Chúng ta cần phân tích vào chiều sâu không chỉ về mặt thần học mà còn về mặt nhân học (chúng ta đã cố gắng làm điều đó trong toàn thể suy tư hiện tại), để cho thấy rằng ở đây không cần nói về «mâu thuẫn», nhưng chỉ cần nói về những «khó khăn». Thế nên, chính Thông điệp nhấn mạnh đến «những khó khăn» đó trong các đoạn khác nhau.
Điều này được rút ra từ sự kiện là sức mạnh của tình yêu được tuôn vào trong con người vốn bị dục vọng khống chế: nơi con người chủ thể tình yêu gặp phải ba thứ dục vọng,[4] nhất là với dục vọng xác thịt nó làm biến dạng đi chân lí của «ngôn ngữ thân xác». Và do đó, cả tình yêu cũng không thể được thể hiện trong sự thật của «ngôn ngữ thân xác», nếu không chế ngự được dục vọng.
5. Nếu yếu tố chủ chốt của linh đạo phu thê và phụ mẫu – sức mạnh cốt yếu mà đôi vợ chồng phải liên tục kín múc từ «sự thánh hiến» bí tích – là tình yêu, thì tình yêu này, như ta biết từ Thông điệp,[5] bởi bản chất của nó gắn liền với đức khiết tịnh vốn được biểu lộ ra qua sự làm chủ bản thân, hay tiết dục: cách riêng, như một sự tiết dục định kì. Theo lối nói của Kinh thánh, điều đó ám chỉ đến điều mà Tác giả Thư gửi Tín hữu Êphêsô nói trong đoạn văn «kinh điển» khi khuyên nhủ đôi bạn phải «tùng phục lẫn nhau trong niềm kính sợ Chúa».[6]
Có thể nói rằng Thông điệp «Humanae Vitae» là chính thông điệp triển khai chân lí thánh kinh về linh đạo Kitô giáo về đời sống vợ chồng và gia đình. Tuy nhiên, để làm cho sáng tỏ hơn nữa cần một phân tích sâu xa hơn nhân đức tiết chế và ý nghĩa đặc thù của nó đối với sự thật của «ngôn ngữ thân xác» hai bên dành cho nhau trong cuộc sống vợ chồng và (một cách gián tiếp) trong phạm vi rộng lớn hơn của các mối quan hệ nam nữ.
Chúng ta sẽ đi vào phân tích đó trong các suy tư suốt các buổi thứ tư tiếp theo.
[1] 1Cr 13,6.
[2] St 1,31.
[3] Pauli VI, Humanae Vitae, 12.
[4] Cfr. 1Ga 2,16.
[5] Cfr. Pauli VI, Humanae Vitae, 20.
[6] Ep 5,21.
1. Chúng ta cùng tiếp tục phác họa linh đạo vợ chồng dưới ánh sáng của Thông điệp «Humanae Vitae».
Theo đạo lí của Thông điệp và cũng phù hợp với các nguồn Thánh kinh và toàn thể thánh truyền, thì tình yêu – từ một góc nhìn chủ quan – là «sức mạnh», tức khả năng của tinh thần con người, có tính chất «thần học» (hay đúng hơn, có tính chất «đối thần»). Đây là sức mạnh được phú ban cho con người để tham dự vào tình yêu mà chính Thiên Chúa đã yêu trong mầu nhiệm Tạo Dựng và Cứu Chuộc. Đó là tình yêu biết «vui khi thấy điều chân thật»,[1] biểu lộ niềm vui thiêng liêng («frui» của thánh Augustinô) về mọi giá trị đích thực: niềm vui giống niềm vui của chính Đấng Sáng Tạo, thuở ban đầu Ngài đã thấy rằng quả «thật là tốt đẹp».[2]
Nếu như các sức mạnh của dục vọng nhằm tách «ngôn ngữ thân xác» khỏi sự thật, nghĩa là làm cho ngôn ngữ ấy thành một ngụy ngôn, thì ngược lại sức mạnh của tình yêu làm tăng sức cho nó luôn tươi mới trong sự thật ấy, để mầu nhiệm cứu chuộc thân xác có thể được sinh hoa kết quả trong đó.
2. Chính tình yêu ấy, tình yêu đã làm cho vợ chồng có thể đối thoại được với nhau và đối thoại theo sự thật viên mãn của đời sống hôn nhân, cũng đồng thời là một sức mạnh, hay đúng hơn, là khả năng của tính cách luân lí, được chủ động qui hướng về sự thiện toàn hảo, và từ đó mà hướng về mỗi cái thiện hảo thực. Và do vậy nhiệm vụ của nó là bảo vệ sự thống nhất không thể tách biệt «hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng», mà Thông điệp[3] đã nói tới, có nghĩa là bảo vệ giá trị của sự kết hợp vợ chồng thực sự (tức là sự hiệp thông các ngôi vị) lẫn giá trị của việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm (trong hình thức chín chắn của họ và xứng với phẩm giá con người).
3. Theo ngôn ngữ truyền thống, tình yêu, là «sức mạnh» thượng đẳng sắp đặt các hành động của con người, của người chồng và của người vợ, trong tầm qui hướng đến các cùng đích của hôn nhân. Dẫu Hiến chế của Công Đồng lẫn Thông điệp, trong khi lập luận, không dùng lối nói quen thuộc một thời, nhưng cả hai tài liệu đều bàn tới điều mà những diễn ngữ truyền thống tham chiếu.
Tình yêu, như một sức mạnh thượng đẳng người nam và người nữ đón nhận từ Thiên Chúa cùng với sự «thánh hiến» đặc biệt do bí tích hôn phối, hàm ẩn một sự sắp xếp trật tự đúng đắn các cùng đích, theo đó – trong giáo huấn truyền thống của Hội Thánh – hình thành nên trật tự luân lí (hay đúng hơn, trật tự «đối thần và luân lí») của đời sống vợ chồng.
Đạo lí của Hiến chế «Gaudium et Spes», cũng như của Thông điệp «Humanae Vitae», làm sáng tỏ chính bình diện luân lí khi tham chiếu đến tình yêu, được hiểu như là một sức mạnh thượng đẳng thông truyền cho nội dung thích đáng và đáng giá cho các hành vi vợ chồng theo sự thật của hai ý nghĩa kết hợp và sinh sản, trong sự tôn trọng mối liên kết không thể tách lìa của chúng.
Trong cách trình bày mới này, giáo huấn truyền thống về mục đích của hôn nhân (và về thứ bậc ưu tiên của chúng) được xác nhận lại và đồng thời được đào sâu từ góc nhìn đời sống bên trong của vợ chồng, tức là linh đạo hôn nhân và gia đình.
4. Nhiệm vụ của tình yêu, một tình yêu “được đổ vào lòng” đôi vợ chồng như sức mạnh thiêng liêng nền tảng của khế ước ước phu thê của họ, như đã nói, là bảo vệ giá trị của sự hiệp thông thật sự của đôi vợ chồng, cũng như giá trị của việc làm cha làm mẹ thực sự có trách nhiệm. Sức mạnh của tình yêu – đích thật theo nghĩa thần học và đạo đức – được diễn tả trong sự kiện này, là tình yêu thống nhất cách đúng đắn «hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng», và loại trừ (không những về mặt lí thuyết mà nhất là về mặt thực hành) «sự mâu thuẫn» có thể xác minh được trong lãnh vực này. Sự «mâu thuẫn» đó là lí do thường xuyên nhất khiến người ta phản đối Thông điệp «Humanae Vitae» và giáo huấn của Hội Thánh. Chúng ta cần phân tích vào chiều sâu không chỉ về mặt thần học mà còn về mặt nhân học (chúng ta đã cố gắng làm điều đó trong toàn thể suy tư hiện tại), để cho thấy rằng ở đây không cần nói về «mâu thuẫn», nhưng chỉ cần nói về những «khó khăn». Thế nên, chính Thông điệp nhấn mạnh đến «những khó khăn» đó trong các đoạn khác nhau.
Điều này được rút ra từ sự kiện là sức mạnh của tình yêu được tuôn vào trong con người vốn bị dục vọng khống chế: nơi con người chủ thể tình yêu gặp phải ba thứ dục vọng,[4] nhất là với dục vọng xác thịt nó làm biến dạng đi chân lí của «ngôn ngữ thân xác». Và do đó, cả tình yêu cũng không thể được thể hiện trong sự thật của «ngôn ngữ thân xác», nếu không chế ngự được dục vọng.
5. Nếu yếu tố chủ chốt của linh đạo phu thê và phụ mẫu – sức mạnh cốt yếu mà đôi vợ chồng phải liên tục kín múc từ «sự thánh hiến» bí tích – là tình yêu, thì tình yêu này, như ta biết từ Thông điệp,[5] bởi bản chất của nó gắn liền với đức khiết tịnh vốn được biểu lộ ra qua sự làm chủ bản thân, hay tiết dục: cách riêng, như một sự tiết dục định kì. Theo lối nói của Kinh thánh, điều đó ám chỉ đến điều mà Tác giả Thư gửi Tín hữu Êphêsô nói trong đoạn văn «kinh điển» khi khuyên nhủ đôi bạn phải «tùng phục lẫn nhau trong niềm kính sợ Chúa».[6]
Có thể nói rằng Thông điệp «Humanae Vitae» là chính thông điệp triển khai chân lí thánh kinh về linh đạo Kitô giáo về đời sống vợ chồng và gia đình. Tuy nhiên, để làm cho sáng tỏ hơn nữa cần một phân tích sâu xa hơn nhân đức tiết chế và ý nghĩa đặc thù của nó đối với sự thật của «ngôn ngữ thân xác» hai bên dành cho nhau trong cuộc sống vợ chồng và (một cách gián tiếp) trong phạm vi rộng lớn hơn của các mối quan hệ nam nữ.
Chúng ta sẽ đi vào phân tích đó trong các suy tư suốt các buổi thứ tư tiếp theo.