Thấu hiểu hôn nhân có thể hướng đến một xã hội lành mạnh hơn
Sherif Girgis và Robert George nghĩ rằng những cuộc tranh luận về hôn nhân gần đây xuất phát từ những quan điểm sai lầm.
“Có phải cách mà chúng ta nghĩ về hôn nhân – hay là cách mà nó đóng khung suy nghĩ của chúng ta – như là điều gì đó về bình đẳng của cộng đồng LGBT? (viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual, Transexual/Transgender: đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính luyến ái, chuyển giới). Nhưng nó không nói về những đòi hỏi thích hợp. Anh chị em biết rõ hôn nhân là gì – và tại sao nó tại quan trọng đối với cách xử sự”.
Thuyết trình trong phòng hội thảo chật kín người trong phiên thảo luận sáng ngày 24 tháng 9 tại Đại Hội Gia Đình Thế Giới Philadelphia, ông Girgis, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của trường đại học Princeton và Yale – là một trong hai diễn giả trình bày đề tài “Tạo dựng một nền văn hóa hôn nhân hưng thịnh”.
Ông cùng với Giáo sư Robert George, người thầy của ông và cũng là cựu giáo sư Đại học Princeton, là đồng tác giả của một quyển sách bảo vệ hôn nhân truyền thống từ một quan điểm không tôn giáo và cổ điển.
Đóng khung vấn đề ít hơn như là một kiếu loại trừ và bao hàm, tuy nhiên Girgis đã nói về 2 quan điểm trái chiều của hôn nhân: một là quan điểm truyền thống hay hôn nhân một vợ một chồng, hai là quan điểm của chủ nghĩa xét lại. Bỏ qua quan điểm tôn giáo, Girgis giải thích tầm quan trọng về chính trị của hôn nhân truyền thống như là “quyền căn bản bởi ánh sáng của lý trí tự nhiên”.
Ông nói thêm: “Vấn đề là vào lúc đầu của cuộc tranh luận về bình đẳng hôn nhân, không một ai hỏi về bản chất vốn có của định chế hôn nhân. Những thứ mà “quyền căn bản về bản chất của hôn nhân không thể giải thích được bằng quan điểm xét lại”.
Ông Girgis nói rằng quan điểm xét lại chủ yếu dựa vào “một mối liên kết cảm xúc sâu sắc; mối tương quan của bạn với ‘người quan trọng số 1 của bạn’ hay cũng có thể gọi là ‘bạn tâm giao’”.
Quan điểm này nghe có vẻ rất hấp dẫn nhưng nó định hình nhiều mối quan hệ khác giới dẫn đến kết thúc là sự sụp đổ xếp vào một số những mối quan hệ tùy tiện. Những khía cạnh vốn có của sự kết hợp vợ chồng – điều mà ông định nghĩa như là vĩnh cửu, đơn nhất, một vợ một chồng và kết hợp tính dục – không có chỗ cho quan điểm xét lại ở đây nếu như hôn nhân chỉ là một loại cảm xúc và như vậy sẽ là một mối liên kết không bền vững.
Girgis nói rằng gìn giữ quan điểm này theo luật có những hệ quả nhất định vì “pháp luật giảng dạy. Luật định hình văn hóa và văn hóa định hình những gì con người thực hiện”.
Giáo sư Robert George đã xây dựng nên những quan điểm này trong phần thứ hai của buổi thảo luận. Ông đề cập đến mối quan tâm của cha mẹ đối với con cái họ trong xã hội dạy về định nghĩa sai lầm về hôn nhân cho những người trẻ - không chỉ là trong vấn đề tranh luận bình đẳng hôn nhân hiện tại mà còn là về vấn đề ly hôn, sống thử ngoài hôn nhân và thiếu cam kết trong các mối tương quan.
Ông nói rằng có một cuộc tranh cãi rất mạnh mẽ và hấp dẫn mà quan điểm về tôn giáo không thể làm gì cả.
Theo như định nghĩa của George và Girgis “Hôn nhân là mối tương quan trong đó một người nam và một người nữ tham gia vào và được định đoạt một cách tự nhiên để sinh sản và dưỡng dục con cái và được thực hiện bởi bất cứ cặp vợ chồng nào nếu họ may mắn có con”.
Ông George chỉ rõ rằng cụm từ “được định đoạt” không có nghĩa là một cặp vợ chồng không thể có con là hôn nhân không có hiệu lực hay không hợp lệ. Ông nói những tuyên bố như thế có nguy cơ “công cụ hóa” hôn nhân chấm dứt ở việc sinh con. Nhưng hôn nhân “không chỉ có nghĩa đơn thuần là sự kết thúc. Hôn nhân là một sự kết thúc trong chính nó. Nhưng là một loại kết thúc đặc biệt – đặc biệt tốt kành – một mối liên kết vợ chồng. Và sự thấu hiểu trong hôn nhân chính là trái tim của cả gia đình”.
Nhà nước có vai trò trong gia đình và trong cấu trúc của hôn nhân. Những vấn đề của gia đình tan vỡ - của trẻ mồ côi, của trẻ bị bỏ rơi - là những vấn đề mà các chính trị gia đang nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng mà không thể giải quyết được bằng tiền. Hơn thế nữa, ông George nói rằng họ là những người phải được dạy về những giá trị mà pháp luật tán thành. Bằng việc phá bỏ cấu trúc của gia đình (bao gồm cha và mẹ), nhà nước tạo ra một nền văn hóa của sự thờ ơ đối với thực tế vốn có của cấu trúc đó.
Ông George cho hay: “Chúng ta không thể giải quyết việc này bằng tiền. Chúng ta không thể giải quyết việc này bằng sự phát triển kinh tế. Sự tán thưởng thái độ hướng tới tính dục này là sự bất công nhất mà bạn gây ra cho người nghèo, da đen hay da trằng”.
Ông đề nghị nền văn hóa nên củng cố và dạy về cấu trúc này nhằm tái xây dựng lại và đảo ngược xu hướng khủng khiếp của việc phá vỡ gia đình và tội phạm, trầm cảm và lạm dụng kéo theo nó. Xã hội cần phải hiểu tại sao những nền văn hóa trong quá khứ, mà chủ yếu không phải là người Kitô giáo đã tán thành quan điểm hôn nhân truyền thống. Ông George khẳng định rằng nền văn hóa hiện đại phải học lại tại sao con người lại lựa chọn duy trì hôn nhân truyền thống như một định chế hôn nhân bằng việc hiểu bản chất tự nhiên của nó.
Tuyết Hạnh