Suy niệm giáo lý: Chương 6 - Mọi Tình Yêu Đều Mang Lại Hoa Trái
Mọi tình yêu đều mang lại hoa trái: Đây chủ đề của chương 6 của các bài giáo lý Đại hội Gia đình Thế giới
Hoa trái là một phần định nghĩa về tình yêu: Bản chất của tình yêu là chan chứa tràn ngập yêu thương, tình yêu mang lại sự sống. Tình yêu đích thực thì không bao giờ khép kín trong chính nó, chỉ để cố gắng tìm kiếm mọi lợi ích cho riêng mình. Thay vào đó, tình yêu chính là sự cho đi, để tìm kiếm thiện ích cho tha nhân.
Sự thật về tình yêu này - vốn luôn là hoa trái - mang ý nghĩa rất đặc biệt đối với các cặp vợ chồng đã kết hôn như tôi và chồng tôi, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa được có con cái.
Mỗi đứa trẻ là sự sống, là hơi thở, là một thực thể sống được công bố to và rõ: “Tình yêu là hoa trái! Hôn nhân là hoa trái!”. Theo Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, con cái là “phản ánh sống động” về tình yêu của cha mẹ chúng (Familiaris Consortio, số 14). Và đứa trẻ - chính là “ân huệ cap quý nhất” của hôn nhân - không chỉ đơn thuần là hoa trái trong tình yêu hôn nhân.
Thật vậy, hoa trái đầu tiên của hôn nhân là chính là dây liên kết hôn phối (số105). Khi chồng tôi và tôi cùng nhau nói : “Con đồng ý” trong ngày cưới, thì một gia đình mới được hình thành. Ngay lúc đó, chúng tôi không còn là hai cá thể riêng biệt nữa, nhưng đã trở thành cộng đoàn - là “chúng tôi” - được định hình và hướng đến đường lối của Thiên Chúa về Tình yêu: tuyệt đối, chung thủy, và sinh hoa trái.
Hoa trái hôn nhân là gì khi vợ chồng không có con? Có rất nhiều cách, giống như đôi hôn nhân có con: Tình yêu hôn nhân được bày tỏ bằng nhiều cách khác nha , chẳng hạn như tha thứ cho nhau sau khi bị tổn thương, những hành động nhỏ hằng ngay của sự quảng đại, cùng nhau cầu nguyện, tin tưởng lẫn nhau, mở cửa nhà để đón tiếp những người khó khăn trong cộng đoàn.
Một sự khác biệt nữa là chúng tôi tương đối sẵn sàng hành động để giúp đỡ và thể hiện lòng hiếy khách hơn là những cặp vợ chồng phải nuôicon (số 103). Chẳng hạn, chồng tôi và tôi chăm sóc những người góa phụ không có gia đình. Chúng tôi mang những thứ lặt vặt cho bà ấy hàng tuấng và thường xuyên kiểm tra. Và chúng tôi tham gia nhiều hoạt động mục vụ khác nhau ở giáo xứ chúng tôi. Chúng tôi có thể làm được điểu này nếu như chúng tôi có con? Có thể chứ. Tuy nhiên thực tế thì, tất cả thời gian của chúng ta đều dành cho những nhu cầu của đứa trẻ. Và trên hết, chúng ta cần người để phục vụ, để sống đời sống hôn nhân sinh hoa kết trái một cách cụ thể.
Và khi đó từ nơi sâu thăm thẳm, thường bị che giấu, là những nỗi đau khổ dằn vặt. Mỗi cuộc hôn nhân - và mỗi người - rồi sẽ trải qua “thung lũng của nước mắt” vào lúc nào đó. Thế gian có thể nói rằng không sinh con thì thật đau khổ, nhưng Chúa Giêsu lại dạy chúng ta rằng : “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta rằng: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga15,5)
Sự son sẻ thực sự không phải là sự vắng bóng con cái; mà đó là sự chủ ý đóng kín hôn nhân của mình đối với hoa trái của Chúa Thánh Thần và đón nhận thánh ý Thiên Chúa.
Có lẽ tất cả chúng ta đều sống trong “sống trong tình trạng tích cực sẵn sàng đón nhận Thánh ý Chúa” như được biểu lộ ra trong đời sống riêng của mình (số 102). Vì thế chúng ta có thể là “mảnh đất màu mỡ” để sẵn sàng đón nhận Lời Chúa “bằng con tim quảng đại và tốt đẹp” và mang lại nhiều hoa trái: “hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục” (Mt 13,8).
Bethany Meola
Thư ký của Ủy ban Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống gia đình và Giới trẻ, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ
Minh Ngọc chuyển ngữ