Người Công giáo và Những Định chế Công : Một Giai Đoạn Mới Khó Khăn?
Người Công giáo và Những Định chế Công :
Một Giai Đoạn Mới Khó Khăn?
“Nếu chúng ta phải tự bảo vệ chống lại những định chế bằng cách đưa ra sự phản kháng theo lương tâm, trả giá bằng rủi ro và nguy hiểm cá nhân, thì sự thỏa thuận giữa các công dân sẽ không còn tồn tại và các định chế không còn là của “tất cả mọi người” nữa.
Rome , 24/6/2013 (zenit.orrg )
Đây là tuyên bố của Tổ chức Quan sát Quốc tế Hồng Y Nguyễn văn Thuận vì Học thuyết Xã hội của Hội Thánh.
---
Vào lúc này, áp lưc rất lớn nhằm ủng hộ việc công nhận các hình thức sống chung và hôn nhân đồng tính đang phô trương những đặc điểm của một làn sóng thủy triều sử dụng hết mọi phương tiện để xóa sổ bất cứ chống đối nào cản đường họ. Cuộc tạo áp lực và vận động hành lang này cũng đưa đến một vấn đề mà ít người chịu bỏ công suy nghĩ thấu đáo. Việc đứng lên khi những định chế theo đuổi đường lối hành động này là một vấn đề nghiêm trọng của sự phản kháng theo lương tâm trong mối quan tâm của họ. Cũng cùng một nguồn gốc lịch sử về sự dấn thân chính trị và xã hội của người Công giáo vào cuối thế kỷ 19 là sự phản kháng theo lương tâm. Chẳng có ai mong muốn trở lại tình trạng ấy, nhưng những áp lực thúc đẩy chúng ta trở lại chiều hướng ấy rất mạnh mẽ.
Sự đa dạng trong những hình thức và cách thế của áp lực cho một bước ngoặt triệt để được đại diện bởi hôn nhân đồng tính và rất nhiều vấn đề liên quan: những tổ chức xã hội dân sự; các phương tiện truyền thông đại chúng không ngừng tiến triển cứ thúc đẩy một cách có hệ thống khiến người ta lẫn lộn hội chứng sợ hay ghét người đồng tính, vốn liên quan đến những con người, với sự chống lại chủ nghĩa đa nguyên về gia đình, vốn liên quan đến luật pháp; những cơ quan quốc tế đầy quyền lực; sự thâm nhập ý thức hệ vào những cơ quan tổ chức quốc tế; những cuộc vận động tốn kém, v.v…, Mọi người đều biết điều này. Có một trận chiến đang diễn ra, và nó phải bị thanh toán. Điều này không tạo thành một vấn đề đặc biệt nơi chính nó, vì các lực lượng trên chiến trường đều có thể được nhận diện và cuộc xung đột đang tiến hành. Vấn đề thực chất nổi lên khi ủng hộ hôn nhân đồng tính, ý thức hệ đồng tính và ý thức hệ giới tính, vốn là tiền đề cơ bản cho điều trước, là những định chế công che dấu sự tuyên truyền của họ dưới chiêu bài bảo vệ nhân quyền và tranh đấu chống phân biệt đối xử. Khởi xướng trong trường hợp này là một cái gì nguy hiểm đặc biệt làm tan vỡ thỏa ước xã hội và có thể dẫn người Công giáo quay lại vị trí đối lập với những định chế công theo nguyên tắc. Điều này có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho tất cả mọi người.
Nhiều chính quyền địa phương của Ý đã gia nhập RE.A.DY ( mạng lưới quốc gia hành chánh công chống phân biệt đối xử căn cứ trên khuynh hướng tình dục và căn cước giới tính). Các mục tiêu và mục đích của mạng lưới này bị thấm nhuần tính hàm hồ cơ bản điển hình của văn hóa giới tính. Nói cách khác, bị coi như có tính cách kỳ thị tất cả những lập trường nào có thể quy chiếu về một chiều kích tự nhiên của gia đình, và tất cả điều này lẫn lộn với việc phủ nhận những quyền cá nhân cho người đồng tính nam và nữ: tóm lại, đó là phân biệt đối xử. Vì thế, tranh luận rằng một căp đồng tính không thể được hưởng sự công nhận vốn dành cho một cặp vợ chồng khác giới tính thì bị coi như có một hành vi bất khoan dung. Những hoạt động của mạng lưới này, vì thế, không giới hạn trong việc truyền bá ý thức công dân về việc tôn trọng, mà còn chính là một thứ văn hóa của sự không đếm xỉa đến sự khác biệt giới tính, và do đó, phá hủy mối tương quan sinh sản-gia đình- huyết tộc. Điều này hàm ý chính xác là một cơn biến động hoàn toàn, tuy nhiên được chuyển tải như không gì hơn là giáo dục lòng khoan dung. Hoạt động này, về phía các chính quyền địa phương, không chỉ giới hạn nơi những sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như ngày thế giới chống kỳ thị người đồng tính, mà còn được tổ chức đàng hoàng như một cố gắng liên tục kết hợp với các trường công lập, mà chính quyền thành phố hoặc tỉnh bảo đảm tài trợ cũng như trả thù lao về các hỗ trợ giáo dục vốn phát xuất từ những hiệp hội người đồng tính. Những chiến dịch chuyên biệt cũng thường xuyên được mở ra. Đặc biệt nhắm vào nỗ lực rèn luyện văn hóa là những khóa học về giáo dục giới tính trong trường công lập. Cũng không nên quên rằng được bao gồm dưới danh hiệu định chế công phải là những chính quyền địa phương, vâng, phải rồi, nhưng cũng còn là các trường công lập ở một mức độ nào đó.
Chừng nào sự thúc đẩy văn hóa giới tính còn là một hội đoàn trong tổ chức xã hội dân sự thì vấn đề vẫn còn là một vấn đề cạnh tranh bên trong xã hội dân sự không hơn không kém. Nhưng khi định chế công đảm nhận việc truyền bá ý thức hệ này, thì điều đó có ý nghĩa một khuôn khổ tâm trí đơn lẻ đang bị tác động bởi những phương tiện và hệ thống tuyên truyền. Các định chế không được tuyên truyền, cũng không được phân biệt đối xử, không được làm điều đó ngay cả khi họ cố gắng chống lại điều bị cho là phân biệt đối xử.
Sự chống đối theo lương tâm về phần những người Công giáo và tất cả những ai thực sự quan tâm đến chân lý đều được thực thi và áp dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong sự nghiệp con người. Tuy nhiên, khi những định chế hành xử theo cung cách này, sự chống đối theo lương tâm có nguy cơ phải thực hiện đối với chính những định chế. Nếu chúng ta phải bảo vệ chính mình chống lại những định chế bằng việc đưa ra những sự chống đối theo lương tâm, bất chấp mọi rủi ro và nguy hiểm, thì sự thỏa thuận giữa những công dân không còn tồn tại và các định chế không còn “vì mọi người” nữa. Các sinh viên học sinh Công giáo, các gia đình Công giáo và các công dân Công giáo nên tham gia một cách bình thường vào sự phản kháng theo lương tâm với sự tôn trọng các hoạt động nói trên về phần các chính quyền địa phương và trường công lập.
Tuy nhiên, điều này sớm muộn gì cũng sẽ đem chúng ta trở lại và khơi lại những vết thương coi như đã được chữa lành. Sau cuộc giông tố của Roma năm 1870, người Công giáo đã thể hiện một sự khước mạnh mẽ đối với Nhà Nước Ý mới. Đó là một vấn đề thuộc loại phản kháng theo lương tâm đối với những định chế công của thời điểm đó. Sau đó, trải qua nhiều thập kỷ, và phải trả bằng những cái giá rất cao, sự chia rẽ này bằng cách này cách khác đã được hàn gắn, và ngày nay người Công giáo có đầy cảm thức mình thuộc về nước Ý và trung thành với những định chế của nước Cộng hòa Ý, mặc dù cho đến nay, bổn phận vâng phục Thiên Chúa luôn là ưu tiên hàng đầu. Nếu sự lôi cuốn của các định chế công theo hướng những hệ tư tưởng mới và bất khoan dung này lan tràn và bám rễ dưới vỏ bọc của sự khoan dung, thì một lần nữa, đối với người Công giáo lại nổi lên nhiệm vụ luân lý phải tách mình ra khỏi những điều ấy, phân chia những trách nhiệm luân lý, và nói rằng điều đang xảy ra “ không nhân danh tôi”. Đó sẽ là một sự chia rẽ dân sự nghiêm trọng mà nước Ý không tài nào kham nổi.
Tổ chức Quan sát Quốc tế Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Vì Học Thuyết Xã hội của Hội Thánh
Vũ Văn Kích và Anton Uông Đại Bằng chuyển ngữ