Không thể là linh mục mà lại tách biệt khỏi dân chúng

Không thể là linh mục mà lại tách biệt khỏi dân chúng

Một chủng viện đào tạo linh mục. Các linh mục đôi lúc có vấn đề, các ngài cũng sai lầm ... Khi có tin về những vụ bê bối của các linh mục như chúng ta vẫn thường nghe! Báo chí thích mua các tin tức ấy, họ cũng trả tiền nhiều cho các tin tức ấy nữa. Tại sao nó như vậy, theo quy tắc về những vụ bê bối đều có một thị trường chứng khoán cao trên các phương tiện truyền thông xã hội! Vậy phải làm thế nào để đào tạo một linh mục để trong cuộc sống của các ngài đừng gặp phải một thất bại, không bị sụp đổ? Nhưng chỉ có vậy thôi sao? Không, còn nhiều hơn thế nữa! Bởi vì cuộc sống của các ngài phải sinh hoa kết trái nhiều. Vâng, phải mang lại hoa trái! Không chỉ là một linh mục tốt, một người tuân thủ tất cả các quy luật. Không, không. Ngài phải trao ban mạng sống cho những người khác! Ngài phải là người cha của một cộng đoàn. Một linh mục không phải là người cha thì không ích gì. "Hãy đi, hãy vào làm một đan sĩ, ở đó..."; mà một đan sĩ không phải là người cha thì cũng không ích gì. Tình phụ tử của ơn gọi mục vụ là hiến thân, làm cho sự sống phát triển; đừng bỏ bê sự sống của một cộng đoàn. Và các ngài làm như vậy với lòng dũng cảm, với cả sức mạnh, với sự dịu dàng.

 

Và chúng con đã đi vào con đường này để trở thành những người cha của các cộng đoàn. Ở Ý, chúng con có lợi thế là có một lịch sử của các cha sở giỏi, giỏi, giỏi. Các ngài để lại cho chúng ta gương lành làm thế nào để tiến lên. Chúng con hãy nhìn xem những người cha của chúng con trong đức tin, nhìn xem những người cha của chúng con, và xin Chúa ban ơn nhớ lại, nhớ lại lịch sử của Giáo Hội. "Lịch sử của sự cứu rỗi không bắt đầu với tôi" - mọi người hãy tự nói. "Giáo Hội của tôi có cả một truyền thống, một truyền thống lâu đời của các linh mục giỏi": chúng con hãy lấy truyền thống này và hãy tiếp tục truyền thống đó. Và "truyền thống đó sẽ không kết thúc với tôi". Con hãy cố gắng để lại di sản cho người đến sau con. Những người cha đã nhận lãnh tình phụ tử nơi những người cha khác và đã để lại cho người cha khác. Đời linh mục tốt đẹp như thế đó. Một lần kia cha gặp thấy một cha sở của một xứ nhỏ, một cha sở giỏi: "Cha làm gì đây" - "Con biết tên của từng người trong các giáo dân của con, từng người dân" - "Hãy nói cho tôi, tất cả mọi người sao?" - "Vâng, tất cả! cả tên của những con chó! ". Đó là một cha sở gần gũi với dân chúng.

 

Và rồi chúng ta đến với một từ ngữ khác mà cha sẽ nói với chính chúng con là những chủng sinh: đó là sự "gần gũi". Không thể là linh mục mà lại tách biệt khỏi dân chúng. Gần gũi với dân chúng. Và người đã cho chúng ta một mẫu gương lớn nhất của sự gần gũi là chính Chúa, có phải vậy không? Ngài đã trở nên thân thiết, gần gũi, đến nỗi đã mặc lấy xác thịt của chúng ta. Sự gần gũi! Một linh mục mà tách biệt khỏi dân chúng thì không có khả năng trao ban sứ điệp của Chúa Giêsu. Không có khả năng trao những vuốt ve của Chúa Giêsu cho người dân; không có khả năng - và cha lấy hình ảnh của cha giám đốc [ngài quay sang cha giám đốc, người đã nói lời chào trước] - muốn đặt chân của mình để cánh cửa không đóng lại được [ngài muốn nói đến một hình ảnh đã được cha giám đốc dùng là Chúa Giêsu đã lấy chân Ngài để không cho cánh cửa Lòng Thương Xót đóng lại]. Gần gũi với dân chúng. Và gần gũi có nghĩa là kiên nhẫn; Nó có nghĩa là đốt cháy [tiêu hao] cuộc sống bởi vì - chúng ta nói lên sự thật - dân thánh của Thiên Chúa mệt mỏi, mệt mỏi! Nhưng có điều đẹp đó là để tìm thấy một linh mục đã kết thúc một ngày mệt mỏi và không cần thuốc để ngủ ngon! Đó là sự mệt mỏi lành mạnh của công việc, đem lại cho cuộc sống những người khác, liên tục phục vụ người khác. Khi nào chúng con sẽ bắt đầu: "Bây giờ tôi muốn làm một cái gì đó khác ... Tôi có giáo xứ, nhưng tôi muốn làm một trường học ở đó ...". Nhưng tại sao cha lại muốn có trường học? Vì tiền bạc ư? Cha sợ nghèo chăng? Cha hãy nghe này, nếu cha sợ nghèo, thì ơn gọi của cha đang gặp nguy hiểm đó! Bởi vì sự nghèo khó sẽ làm tăng việc hiến thân của cha cho Chúa và sự nghèo khó đó cũng sẽ là bức tường để bảo vệ cha, bởi vì sự nghèo khó trong đời sống thánh hiến, trong cuộc sống của các linh mục, là người mẹ và là bức tường. Đó là một người mẹ và tường: người mẹ mang lại sự sống và bảo vệ nó. Một linh mục gần với dân chúng, gần với các vấn đề của người dân. Đó là sự "gần gũi".

 

Khi chúng con gặp thấy một linh mục xa lánh khỏi dân chúng, mà lại đi tìm những thứ khác - vâng, ngài đến, làm Lễ và rồi biến mất, bởi vì ngài quan tâm đến những thứ khác hơn là những người tín hữu đã được ủy thác cho ngài - điều này có hại cho Giáo Hội. Sự gần gũi! Như Chúa Giêsu đã gần gũi chúng ta. Không có con đường nào khác: đó là con đường Nhập Thể. Các đề xuất của phái mộ đạo rất nhiều ngày hôm nay, và có thể là một linh mục tốt, nhưng không phải là Công Giáo, Mộ đạo, nhưng không phải Công giáo. Không, không! Công giáo, nhập thể, gần gũi, người biết làm thế nào để vuốt ve và chịu đau khổ với thân thể của Chúa Giêsu trong người bệnh, nơi trẻ em, trong dân chúng, gặp khó khăn, trong nhiều vấn đề mà người dân chúng ta đang có. Sự gần gũi này sẽ giúp chúng con rất nhiều, rất nhiều và rất nhiều!

 

Để được gần gũi như Chúa Giêsu, biết làm thế nào để "đặt chân" như Chúa Giêsu làm cho cánh cửa Lòng Thương Xót không khép lại được [ngài nhắc lại hình ảnh như trước], thì chúng con cần phải nhận biết Chúa Giêsu.

 

Nhưng cha có thể hỏi: Mỗi ngày chúng con ngồi ở trước Nhà Tạm bao lâu? Một trong những câu hỏi mà cha thường hỏi các linh mục, cả những linh mục giỏi, hỏi tất cả, đó là câu: này cha, vào buổi tối, cha đi ngủ thế nào? Và các ngài cũng không hiểu: "Nhưng cha hỏi con điều gì?" - "Vâng, vâng! Cha ngủ nghỉ thế nào? Cha làm gì? "-" Ồ vâng, (khi làm việc) trở về con cảm thấy mệt mỏi. Con ăn vài ba miếng và sau đó con vào giường ... Con xem truyền hình ... Rồi con nghỉ ngơi một chút"..." - "Ah, đẹp lắm. Nhưng cha không chào "Đấng" đã sai cha đến với dân chúng à? Ít nhất cha cũng đến một chút trước Nhà Tạm chứ" - "Ồ vâng, đúng vậy! Nhưng con lại buồn ngủ ... ". Ngợi khen Chúa! Điều gì có thể đẹp hơn là ngủ trước mặt Chúa? Với cha cũng vậy ... Đó không phải là một tội, đó không có tội. Ngay cả Thánh Têrêxa Hài Đồng Giesu cũng dạy chúng ta làm như vậy. Xin vui lòng, đừng bỏ Chúa! Đừng bỏ mặc Chúa một mình ở trong Nhà Tạm! Chúng con cần đến Ngài. "Nhưng Ngài không nói gì với con cả! Con cứ buồn ngủ ... ". Ngủ. Nhưng chính Ngài sai cha đi, Ngài ban sức mạnh cho cha. Việc cầu nguyện cá nhân với Chúa, bởi vì cha phải trở nên người bên cạnh dân chúng như Chúa Giêsu. "Ah, nhưng con không nghĩ rằng khi con vào chủng viện, đó sẽ là con đường ... Con nghĩ là làm linh mục... Tôi nghĩ đến việc làm nhiều điều tốt đẹp ... ". Và điều đó quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là để gặp Chúa Giêsu và bắt đầu từ Chúa Giếu để làm tất cả phần còn lại. Bởi vì Giáo Hội không phải là một tổ chức NGO (phi chinh phủ), và việc mục vụ không phải là một kế hoạch mục vụ. Việc đó sẽ giúp, nó là một công cụ; nhưng việc mục vụ là đối thoại, là đàm thoại liên tục - là bí tích, và giáo lý, giảng dạy - với dân chúng. Gần gũi với mọi người và trao ban những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta.

 

Và việc mục vụ ai sẽ là người tiến hành? Phải chăng là Hội đồng mục vụ của giáo phận? Không. Đó chỉ là một công cụ. Chính Chúa Thánh Thần sẽ tiến hành việc đó. "Và cha hãy nói cho tôi biết, mối tương quan của cha với Chúa Thánh Thần như thế nào?" - "Ah, có một Chúa Thánh Thần?". Đó là một câu hỏi mà thánh Phaolo đã hỏi [môn đệ tại Êpheso] , và câu trả lời luôn là hợp thời (xem Cv 19,2). Tất cả đều đọc Vinh danh Chúa Cha; tất cả đều đọc "Tôi tin Chúa Thánh Thần", nhưng trong cuộc sống của cha, Chúa Thánh Thần có đi vào không? Cha có biết phân biệt nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần trong trái tim của cha không? "Nhưng, thưa cha, đó là chuyện dành cho các nhà thần bí." Không, đó là cho tất cả chúng ta! Khi Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta phải làm một việc gì đó, và khi một thần trí khác, thần trí xấu, dẫn đưa chúng ta đến một việc khác, cha có biết để phân biệt việc này ra khỏi việc kia không? Hoặc cuộc sống của cha chỉ dựa vào "Tôi muốn ..."? (Vậy thì) Chúa Thánh Thần. Sự ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần đâu. Một việc mà chúng ta phải suy nghĩ nhiều trong đời sống mục vụ của chúng ta: ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần.

 

Chúng con, ở chủng viện, chúng con phải học hành, học biết lớn lên trong sự cầu nguyện, biết đời sống thiêng liêng. Rồi, trong chủng viện, chúng con có đông anh em, và cuộc sống cộng đoàn rất quan trọng. Và rồi chúng con học hành. Có bốn trụ cột: đời sống thiêng liêng, cầu nguyện; đời sống cộng đoàn với các bạn hữu; đời sống học hành, bởi vì chúng con phải học tập: thế giới này sẽ không tha thứ cho sự ngốc nghếch của một linh mục mà không hiểu điều gì đó, mà không có một phương pháp để hiểu được các sự việc, và không thể nói những điều về Thiên Chúa với nền tảng; và thứ tư: đời sống tông đồ; vào cuối tuần chúng con đi đến với các giáo xứ và có thêm kinh nghiệm này. Bốn trụ cột phải luôn hiện diện. "Nhưng cột nào quan trọng hơn cả?". Tất cả bốn đều quan trọng. Nếu thiếu đi một, thì việc đào tạo là không còn quân bình. Tất cả bốn cột trụ. Và các cha, cha giám đốc và các cha giáo, các cha hãy giúp thực hiện các việc này, ước gì được như vậy. Sự quân bình của bốn trụ cột không nên bỏ qua.

 

Và trở lại với Chúa Thánh Thần, cha muốn nhấn mạnh đến một nhân đức, một nhân đức rất quan trọng và cần thiết nơi một linh mục: lòng nhiệt thành tông đồ. Và muốn có nhân đức này, thì chúng ta phải mở lòng ra với Chúa Thánh Thần: Ngài sẽ ban cho chúng ta lòng nhiệt thành tông đồ. Chúng ta cần kêu xin! Lòng nhiệt thành kín đáo, nhưng là lòng nhiệt thành tông đồ.

 

(...) Cha muốn kết thúc bằng một hình ảnh, một biểu tượng không phải là một con người, nhưng cha thấy rất nhiều lần ngay từ hồi còn bé: đó là cái điện thoại - vì lúc bấy giờ không có máy trả lời tự động, không có điện thoại di động - mà chỉ có điện thoại đặt trên bàn cạnh giường ngủ của cha sở. Các cha sở giỏi này, các ngài thức dậy vào bất cứ giờ nào lúc ban đêm để đi đến với một bệnh nhân, để ban các bí tích. "Nhưng tôi phải nghỉ ngơi ... Chúa cứu tất cả ... Tôi rút điện thoại." Việc làm này [sự sẵn sàng] là lòng nhiệt thành tông đồ, việc này giải thể [làm tiêu hao] cuộc sống phục vụ người khác. Và cuối cùng còn lại gì? Còn gì? Đâu là niềm vui của việc phục vụ Chúa! (...) Vì vậy, nhiều điều cần suy nghĩ ... Và chúng con cũng hã

y nghĩ đến các giám mục, những người cha của chúng con: Nếu chúng con có điều gì đó chống lại các ngài, thì nay mai, chính ngài là người đầu tiên biết điều đó, ch

ứ không phải những người khác trong các cuộc bàn tán. Chúng con đừng bao giờ bàn tán lắm chuyện, chúng con là những thanh niên giỏi, những người không có lắm chuyện để bàn ra tán vào...

 

 

 

 

 

Lm. Augustinô Nguyễn Văn Dụ