Gia đình đón mừng Chúa Giáng Sinh
GIA ĐÌNH ĐÓN MỪNG CHÚA GIÁNG SINH
Trong những ngày cuối năm, nhiều gia đình làm ăn tất tưởi ngược xuôi, đủ chuyện phải xong. Cuối năm bận rộn nhiều hơn trong năm. Trong những căng thẳng cuộc sống, con người có nguy cơ không cảm nghiệm niềm vui và không tìm thấy ý nghĩa ngày Giáng Sinh. Có chăng người ta chỉ vui chơi Giáng Sinh theo thói quen và bắt chước. Thêm tốn phí cho gia đình. Riêng gia đình Công giáo dù bận mấy cũng dành chút thời giờ cho ngày Giáng Sinh.
Gia đình vui như các mục đồng
Mỗi lần Giáng Sinh đến, trong gia đình như có niềm vui Kitô giáo. Niềm tin cứu rỗi, phục sinh.
Anh em đừng sợ...Hôm nay, một Đấng Cứu Độ sinh ra cho anh em. (Lc 2, 11)
Từ chốn trời cao xuống cõi trần,
Tự thân Thiên Chúa hóa phàm nhân.
‘’Be-lem’’ máng cỏ oa oa khóc,
‘’Núi Sọ’’ thập hình thống thiết than!
‘’Nhà tạm’’ ngày đêm nguồn bửu huyết,
‘’Hào quang’’ năm tháng mạch lương thần.
Ôi ơn cứu độ hằng lai láng
Cho mọi mảnh hồn nơi thế gian.
CUNG CHI (Xuống Thế)
Chuẩn bị bên ngoài, chuẩn bị tinh thần, bên trong mới quan trọng. Xưng tội, tham dự thánh lễ, hát thánh ca Giáng Sinh, gặp nhau, thăm viếng, tặng quà cho người nghèo.
Nào chúng ta sang Belem, để xem sự gì đã xảy ra... Họ hối hả ra đi. Đến nơi họ gặp bà Maria, ông Giuse cùng Hài Nhi đặt trong máng cỏ. (Lc 2,15-16)
Mừng rỡ Phấn khởi như Ba Vua
Vui hơn nữa, trong gia đình đi bảo nhau xưng tội. Như Ba Vua thấy ánh sao chỉ đường:
- Đức vua Do Thái mới sinh ra. Chúng tôi đến bái lạy. (Mt 2, 2)
- Họ vô cùng mừng rỡ... vào nhà thấy Hài Nhi và Thân Mẫu Maria, liền sấp mình thờ lạy Ngài. Rồi mở tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (Mt 2, 10)
Gia Đình đón nhận Sứ Điệp giáng Sinh
Chúa Hài Đồng đến mang sứ điệp ‘‘Vinh Danh Thiên Chúa ’’ và đem ‘‘Bình An’’ cho mọi người. Gia đình hòa thuận yêu thương là kết quả trước mắt của Giáng Sinh.
Muôn vàn Thiên thần hợp ca với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa:
Trong những ngày cuối năm, nhiều gia đình làm ăn tất tưởi ngược xuôi, đủ chuyện phải xong. Cuối năm bận rộn nhiều hơn trong năm. Trong những căng thẳng cuộc sống, con người có nguy cơ không cảm nghiệm niềm vui và không tìm thấy ý nghĩa ngày Giáng Sinh. Có chăng người ta chỉ vui chơi Giáng Sinh theo thói quen và bắt chước. Thêm tốn phí cho gia đình. Riêng gia đình Công giáo dù bận mấy cũng dành chút thời giờ cho ngày Giáng Sinh.
Gia đình vui như các mục đồng
Mỗi lần Giáng Sinh đến, trong gia đình như có niềm vui Kitô giáo. Niềm tin cứu rỗi, phục sinh.
Anh em đừng sợ...Hôm nay, một Đấng Cứu Độ sinh ra cho anh em. (Lc 2, 11)
Từ chốn trời cao xuống cõi trần,
Tự thân Thiên Chúa hóa phàm nhân.
‘’Be-lem’’ máng cỏ oa oa khóc,
‘’Núi Sọ’’ thập hình thống thiết than!
‘’Nhà tạm’’ ngày đêm nguồn bửu huyết,
‘’Hào quang’’ năm tháng mạch lương thần.
Ôi ơn cứu độ hằng lai láng
Cho mọi mảnh hồn nơi thế gian.
CUNG CHI (Xuống Thế)
Chuẩn bị bên ngoài, chuẩn bị tinh thần, bên trong mới quan trọng. Xưng tội, tham dự thánh lễ, hát thánh ca Giáng Sinh, gặp nhau, thăm viếng, tặng quà cho người nghèo.
Nào chúng ta sang Belem, để xem sự gì đã xảy ra... Họ hối hả ra đi. Đến nơi họ gặp bà Maria, ông Giuse cùng Hài Nhi đặt trong máng cỏ. (Lc 2,15-16)
Mừng rỡ Phấn khởi như Ba Vua
Vui hơn nữa, trong gia đình đi bảo nhau xưng tội. Như Ba Vua thấy ánh sao chỉ đường:
- Đức vua Do Thái mới sinh ra. Chúng tôi đến bái lạy. (Mt 2, 2)
- Họ vô cùng mừng rỡ... vào nhà thấy Hài Nhi và Thân Mẫu Maria, liền sấp mình thờ lạy Ngài. Rồi mở tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (Mt 2, 10)
Gia Đình đón nhận Sứ Điệp giáng Sinh
Chúa Hài Đồng đến mang sứ điệp ‘‘Vinh Danh Thiên Chúa ’’ và đem ‘‘Bình An’’ cho mọi người. Gia đình hòa thuận yêu thương là kết quả trước mắt của Giáng Sinh.
Muôn vàn Thiên thần hợp ca với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa:
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người Chúa thương.
(Lc 2, 14 )
Bình an dưới thế cho người Chúa thương.
(Lc 2, 14 )
Rồi những người chăn chiên ra về, vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe. Ba vua đi về theo đường khác về xứ mình (Mt 2,15).
Nay thiên kỷ thay hồi đổi mới
Ước mong sao thế giới trong ngoài
Tinh thần vật chất hòa hài
Tương lai nhân loại ngày mai huy hoàng.
Hết những cảnh hèn sang khinh trọng
Hố giầu nghèo sâu rộng lấp đầy
Hòa bình khắp đó cùng đây
Từ bi bác ái kết giây thân tình...
Tựa cán chổi ngắm nhìn hang đá
Bỗng phút giây lòng dạ bồn chồn
Run run hỏi Chúa Hài Đồng:
Liệu ai quét nổi cuồng ngông thói đời ?
Nay thiên kỷ thay hồi đổi mới
Ước mong sao thế giới trong ngoài
Tinh thần vật chất hòa hài
Tương lai nhân loại ngày mai huy hoàng.
Hết những cảnh hèn sang khinh trọng
Hố giầu nghèo sâu rộng lấp đầy
Hòa bình khắp đó cùng đây
Từ bi bác ái kết giây thân tình...
Tựa cán chổi ngắm nhìn hang đá
Bỗng phút giây lòng dạ bồn chồn
Run run hỏi Chúa Hài Đồng:
Liệu ai quét nổi cuồng ngông thói đời ?
CUNG CHI
(Sao Sinh Nhật)
Đã Không có mái nhà, làm gì có Giáng Sinh
Dù muốn dù không, thực tế vẫn có nhiều gia đình không có Giáng Sinh. Vui sao được khi trong nhà không có cơm ăn. Phập phồng lo sợ vì sinh kế. Hơn nữa do tệ nạn xã hội, bạo hành hận thù, thiên tai dồn dập... Thảm cảnh chung quanh không thiếu.
Người Công giáo Irak là điểm nóng Công giáo thời cuộc hiện nay. Ngày 31.10.2010, nhóm khủng bố vũ trang của tổ chức Quốc gia Hồi Giáo Irak đã đột nhập nhà thờ chính tòa Công giáo Siri ở Baghdah đã giết hai linh mục, bắt đi một linh mục khác, và giết 55 nguời và làm 70 người bị thương. Số người chết có thể gia tăng trong những người bị thương nặng. Hai linh mục và giáo dân đang tham dự Thánh lễ Chúa Nhật.
Hơn nữa, quân khủng bố còn phong tỏa khu nhà thờ lùng bắt một số con tin. Đem đi, không biết đi đâu. Sau vụ thảm sát này, người Công giáo Irak lo sợ tính mạng đang tìm cách trốn thoát qua ngoại quốc. (VietCatholic Network, 9.11.2010).
Tại Pakistan, đã 50 năm nay và ngày nay nạn kỳ thị tôn giáo giữa Kitô giáo và Ấn giáo ngày càng trầm trọng. Ngày 13.9. 2010, tại Tanguarg và Sialkot, nhóm cuồng tín ly khai Hồi Giáo đốt 2 trường học Công giáo, và một trường của Tin Lành, không lý do. Phân biệt người Công giáo đến nỗi không phát thực phẩm trợ giúp cho người Công giáo nghèo. Tháng 9 vừa qua, Pakistan lại bị lụt lớn, khiến 2 triệu người bơ vơ, tỵ nạn.
Nghèo đói luôn đe dọa con người. Hiện nay, 29 nước tại Phi Châu trong tình trạng de dọa liên tục thiếu thực phẩm. Ngay cả những nước Congo, Burundi, Tchad, trước đây là những nước tạm đủ sống, thì nay đang bắt đầu khan hiếm lương thực. Tình trạng sức khỏe xuống theo đà khan hiếm lương thực. (Messages, Secours Catholique. 551, 11.2010. tr. 4).
Bệnh dịch tả bất ngờ hoành hành dân nghèo, ở Haiti. Đợt dịch hạch trong cuối tuần tháng 9.2010 vừa qua, làm chết hơn 200, đa số trẻ em, thiếu dinh dưỡng. (TV. F1, 12.11.2010).
Thiên tai bão lụt tại nhiều nơi thường xuyên không lường trước. Đêm ngủ sáng bừng dậy thấy nhà mình lai láng nước. Càng chạy đồ đạc trong nhà, nước càng dâng cao. Cuối cùng lên mái nhà nhìn trời, làn nưóc mênh mông. Đúng là màn trời chiếu đất. Tại VN, từ 29.9 đến 5.10. 2010 các tỉnh miền Trung, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Nghệ An và Thừa Thiên Huế bị bão lụt nước lũ làm thiệt hại nặng mùa màng và nhân mạng trầm trọng chưa từng có. Nước cuốn nhanh. Gió thổi lạnh. Mưa lũ tràn đồng... Hàng ngàn gia đình lâm cảnh lầm than lạnh lẽo, không nơi nương trú. (HN 215. 11.2010. tr. 103).
Đêm 13.10.2010, cả thế giới hồi hộp theo dõi hình ảnh 33 thợ mỏ ở Chili lần lượt được kéo lên khỏi hầm mỏ, nơi họ bị kẹt vì sập trong 69 ngày. Nhiều hình ảnh thật cảm động được ghi nhận trong ngày này.
Như người thợ thứ hai được kéo lên, nhảy bổ lên và hô to: Trong 10 tuần lễ, chúng tôi sống giữa Chúa và ma qủy, nhưng cuối cùng Chúa đã thắng. Người thợ khác khi lên mặt đất đã quỳ xuống đất giơ cao cỗ tràng hạt lên cao để cho thấy chính lòng tin vào Thiên chúa đã cứu anh. Tất cả những người thợ đều cho là mình được tái sinh, do bàn tay của Chúa che chở và gìn giữ. Trong vụ giải cứu này, phải đề cao tinh thần đoàn kết yêu thương rõ rệt. Các thợ đã đồng ý ''lên bờ'' không được ai ''xé lẻ'' bán bản quyền họ ký, hay đóng phim hành trình đau khổ của đoàn. (Bđd. tr. 104).
Theo thống kê mới, năm 2010, nước Pháp có tới 15% người trẻ không có việc làm, kể cả những người có bằng cấp hay không. Họ vui chơi, nói cười tìm những thú vui tạm bợ... giết thời giờ của tuổi xuân xanh. Nhiều gia đình chỉ có một người đi làm, mà phải nuôi cả chục miệng ăn. Tỷ số thất nghiệp trong nước Pháp lên 11%. Khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến nhiều gia đình, nhiều nơi.
Ngày một đông phong trào người ngoại quốc vào Pháp tìm đường sinh sống. Chính phủ Pháp dự thảo “luật nhập cư “ khắt khe (tháng 9.2010). Khiến Hội Đồng Giám Mục Pháp ra thông báo, có các điểm chính sau: Gia đình là tế bào căn bản của xã hội. Đối với những người dân, gia đình giữ vai trò trọng yếu, trong việc hội nhập của họ. Chúng tôi buộc phải tranh đấu chống lại những biện pháp có thể làm suy yếu gia đình.
- Lúc nào Giáo Hội cũng lên tiếng bênh vực quyền tỵ nạn. Những phương hướng không nâng đỡ và không bảo đảm quyền tỵ nạn một cách công minh thì không thể chấp nhận được.
- Cần phải phân biệt giữa sự giúp đỡ nhân đạo dành cho những người di dân gặp khó khăn và hành động phạm pháp của “những người vượt tuyến ”(passeurs).
Ngày 20.9.2010
Đồng ký: Các Giám Mục phụ trách Sứ Vụ hoàn vũ của Giáo Hội.
(Les évêques de la Commission pour la Mission unverselle de L'Eglise. CEMUE)
Bản dịch Việt Ngữ.
Tài liệu của Ủy Ban Mục Vụ ngoại kiều bên cạnh HĐGM Pháp.
Mỗi ngày là Giáng Sinh
Ánh đèn Giáng Sinh không chỉ thắp lên vào những ngày cuối và đầu năm. Người ta muốn tinh thần vui tươi đầm ấm của Giáng Sinh kéo dài cả năm. Ngày nào cũng là Giáng Sinh. Hay nói rõ hơn mong Giáng Sinh đến mỗi ngày. Cho tình người lan tỏa và tô thắm khắp nơi.
Giáng Sinh đến mỗi lần ta lau những giọt lệ trong khóe mắt trẻ em.
Giáng Sinh đến mỗi khi ta nghe đâu đó buông vũ khí, là mỗi lần chúng ta hòa đồng.
Giáng Sinh đến khi con người ta ngưng chiến tranh và đôi tay ta mở rộng đón tiếp tha nhân.
Giáng Sinh đến mỗi lần ta đẩy lùi sự khốn khổ ra xa.
Giáng Sinh đến mỗi khi tâm trí chúng ta biến đổi hận thù thành tình anh em.
Giáng Sinh đến mỗi lần niềm hy vọng cuối cùng là tình yêu chân thật đã vươn lên.
Giáng Sinh đến mỗi lần khi những lời gian dối đành câm lặng để nhường chỗ cho hạnh phúc, và trong thâm tâm cuộc đời đau khổ này ta tìm lại một chút êm dịu.
Giáng Sinh đến khi ta thăm và nhìn tha thiết đôi mắt người nghèo nằm trên giường bệnh.
Giáng Sinh đến trong tâm hồn những người được đón nhận một hạnh phúc bình thường.
Giáng Sinh đến trong bàn tay những người hôm nay biết chia sẻ cơm bánh.
Giáng Sinh đến khi người cùng quẫn quên đi những nhục mạ, và cảm thấy không còn đói khát.
Giáng Sinh đến mỗi ngày trên trái đất.
Vì bạn ơi, Giáng Sinh là TÌNH YÊU.
(Viết theo C'est Noël tous les jours. La Vie 1990)
THI CHƯƠNG (Gx. Việt Nam, Paris)