Đôi nét thực tế về gia đình và con cái

Đôi nét thực tế về gia đình và con cái

 

ĐÔI NÉT THỰC TẾ VỀ GIA ĐÌNH VÀ CON CÁI

Nhằm cung cấp cho những bậc cha mẹ, những người luôn quan tâm đến trẻ em và thanh thiếu niên một số thông tin, và cũng để đóng góp cho Ngày Gia đình Việt Nam và Ngày Gia đình Giáo phận, 01/07/2006, chúng tôi xin mao muội trình bày sau đây một vài con số chính thức lấy từ những nguồn có thẩm quyền về gia đình, về thanh thiếu niên để từ đó cùng tìm hướng đi cho tương lai trước mặt. Xin trao những nhận định và phán xét trong tay quý vị.

1. MỘT VÀI CON SỐ:

1.1. Dân số Việt Nam năm 2005 là 83.121.700 người, thấp hơn so với dự báo (83,139 triệu người). 
Tỷ lệ tăng dân số là 1,33%. So với 2004 (1,40%) giảm 0,07%.
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê – TCTK – 25/01/2006, Dận số và phát triển, 01/2006, tr. 18)

1.2. Tổng tỷ xuất sinh (TER) 
2005 là 2,11  -  2004 là 2,23  -  2003 là 2,12. 
Tại thành thị TER 2005 là 1,73 và tại nông thôn là 2,28.

1.3. Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh (IMR) tính theo phần ngàn như sau: 
2002: 26   -   2003: 21   -   2004: 18   -   2005: 17,8

1.4. Số nhân khẩu trong hộ gia đình:  
1993: 4,97   -   1998: 4,70   -   2001-2002: 4,40   -   2002-2004: 4,36
Bình quân tại nông thôn, số người trong một gia đình là 4,41 (2004)  
tại thành thị là 2,36 (ít hơn 1,05 người). 
Nhân khẩu trong các gia đình nghèo nhất là 4,8 ; giàu nhất là 2,3
(Nguồn TCTK, 01/2006)

1.5. Thu nhập bình quân: 
Năm 2004, bình quân cả nước 484,4 nghìn đồng /người /tháng. Tăng 36% so với năm 2001-2002. 
(Nguồn DS&PT, 02/2006, tr.11-19)

1.6. Tỷ lệ trẻ em chết trước 5 tuổi tính theo phần ngàn:
1999: 48,6   -   2001: 32,9   -   2002: 26,0   -   2003: 21,0   -   2004: 18,0   -   2005: 17,8

Tỷ lệ trẻ em chết trước 1 tuổi tính theo phần ngàn:        
2000:  cả nước: 31,2  -  thành thị: 20,1  -  nông thôn: 34,6
2001:  cả nước: 31,0  -  thành thị: 20,4  -  nông thôn: 32,5
2002:  cả nước: 26,0  -  thành thị: 17,0  -  nông thôn: 28,8
2003:  cả nước: 21,0  -  thành thị: 13,0  -  nông thôn: 21,0
2004:  cả nước: 18,0  -  thành thị:   --    -  nông thôn:    -- 
(nguồn: www.vpcfc.gov.vn

1.7. Trẻ em lang thang:  năm 1998 là 19.048   -  năm 2000 là 22.423
       Trẻ em nghiện ma túy: năm 1998 là 2.755  -  năm 2000 là 2.008
        Bình quân mỗi năm có 11.768 em (dưới 16 tuổi) vi phạm pháp luật. 
        Nếu tính theo tổng số toàn dân, tỷ lệ đó là 16.000 em trong 100.000 dân.

1.8. Bạo lực trong gia đình: 
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới  tại Việt Nam 1999 cho thấy từ 1995 đến 2000, có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫn đến chết người, trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm đến 80%. 
Năm 2001 có 1.100 vụ giết người trên toàn quốc thì có 16% số vụ do người thân giết nhau. 

Các vụ ly hôn do Tòa án xét xử có tỷ lệ do bạo lực gia đình khá cao: 
1978 có 17.834 vụ ly hôn, thì 15.570 (87,5%) vì bạo lực gia đình.
1991 có 22.634 vụ ly hôn, thì   - - - - (70,1%) vì bạo lực gia đình.
1992 có 29.225 vụ ly hôn, thì   - - - - (65,2%) vì bạo lực gia đình.
2000 có 30.000 vụ ly hôn, thì   - - - - (70,0%) vì bạo lực gia đình.
(nguồn: Phòng ngừa tội phạm thanh thiếu niên, Bộ Công An 10/2004, tr. 232 và 378).

1.9. HIV/AIDS:
Theo ước tính của Bộ Y Tế, mỗi ngày lại có thêm 100 người bị nhiễm HIV tạI Việt Nam, và tình trạng nhiễm HIV đã xảy ra ở tất cả 64 tỉnh thành. 
Số người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong giai đọạn 2000-2005.
Thế giới hiện có hơn 40 triệu ngườI bị nhiễm HIV và hơn 30 triệu người bị tử vong vì AIDS.
(nguồn: Thông cáo báo chí của UNDP Hà NộI, 28/11/2005. DS&PT, 12/2005)

Ước tính và dự báo:
2005:  HIV: 197.500   -   AIDS:  48.864   -   tử vong:  44.102
2006:  HIV: 207.375   -   AIDS:  59.400   -   tử vong:  54.132
2007:  HIV: 256.184   -   AIDS:  70.974   -   tử vong:  65.171
2008:  HIV: 284.227   -   AIDS:  83.516   -   tử vong:  77.228
2009:  HIV: 315.568   -   AIDS:  97.175   -   tử vong:  90.436
2010:  HIV: 350.970   -   AIDS: 112.227  -   tử vong: 104.703
(nguồn: Dịch tễ học và Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, BYT – WHO – LHQ, 2001).


2. NGUYÊN NHÂN VÀ TÌNH TRẠNG CÁC GIA ĐÌNH:

2.1. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam: (nguồn: SAVY – Survey Assessment of Vietnam Youth 2003. DS&PT 09/2005, giữa WHO, UNICEF và TCTK trên 7584 thanh niên từ 14-25 tuổi ở 42 tỉnh thành VN) cho kết quả và nhận định sau:

- Môi trường kinh tế và xã hội ngày càng biến chuyển đem đến nhiều thử thách khiến thanh niên phảI tìm cách thích ứng.
- Thanh niên được sự hỗ trợ lớn lao từ gia đình mặc dầu có một số nhỏ có xung đột với gia đình. Gia đình nông thôn đông người nhưng lại ít có quyền lực. 
- 1/3 nam thanh niên thành phố độc thân.
- 1/4 nam thanh niên thành phố độc thân.
- Phần đông không chấp nhận quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân, tuy nhiên tỷ lệ nữ đã có gia đình có QHTD trước hôn nhân cao hơn so với nữ chưa lập gia đình.
- Các phương tiện tránh thai được các cặp vợ chồng sử dụng nhiều. Những người độc thân có QHTD thì không sử dụng thường xuyên.
- 2/3 nữ còn hiểu biết hạn chế về thời điểm, dễ có thai nhất.  
- Nam thanh niên có nhiều hành vi gây nguy cơ (QHTD ngẫu hứng, đua xe, tụ tập gây rối, bão lực, mang hung khí, vũ khí…) hơn nữ.
- Một số thanh thiếu niên lo lắng về tương lai: 1/5 đã từng có cảm giác thất vọng, chán chường về tương lai.
- Nhìn chung nam giới lạc quan hơn nữ giới về bản thân, gia đình và tương lai.
- ước vọng hang đầu của thanh thiếu niên về tương lai là:  thu nhập, việc làm và thành đạt về kinh tế. Gia đình và hạnh phúc đứng hàng thứ hai.

2.2. Nguyên nhân trẻ em phạm pháp:

- Đang độ tuổi sung sức, năng động, phát triển mạnh về tâm sinh lý trí tuệ nhưng chưa chín chắn nên dễ vi phạm, những quy tắc đạo đức, hành chính và hình sự.
- Dễ bị lôi kéo, kích động và lợi dụng.  
- Sự phát triển mạnh mẽ những phương tiên thông tin, trong đó rất nhiều những thông tin độc hại. Hơn nữa, bị áp lực bởi sự tò mò trong khi người lớn lại quá bận rộn, không có thời giờ gần gũi, hướng dẫn, phát hiện, ngăn ngừa.
- Thiếu hiểu biết về pháp luật. 
- Chương trình giáo dục pháp luật ở nhà trường có tính chất sơ lược, học sinh dễ có quan niệm là môn học phụ nên học cho có, học đại khái. 
- Công viên, rạp hát, rạp xinê… là nơi đáng lo ngại.
(nguồn: Văn phòng Tư vấn Trẻ em, Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em Tp.HCM). 

2.3. Những sai lầm thường thấy trong các gia đình:

- Cha mẹ không thong cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị thành niên. Phầnh lớn cho rằng trẻ không vâng lời.
- Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền. Buổi sáng cho con tiền dằn túi, chở con đến trường, vội vã đến nơi làm việc. Buổi trưa đón con về, cho ăn, đưa con đi học tiếp rồi lại vội vã đi làm. Buổi tối cha mẹ khá chữ nghĩa thì dò bài, giải bài tập ; ít chữ nghĩa thì ngồi “canh me” cho con học.
- Nuôi nấng cực khổ, tốn kém mà dường như chúng không nghe lời, càng lớn càng hư, hay cãi lại…
- Đã thế, còn bày đặt có bạn trai, bạn gái.
- Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với trẻ. Nếu không được điểm cao thí thường bị cha mẹ đem so sánh với bạn bè khiến trẻ bực tức, mặc cảm và hành động nông nổi. 
- Khi con có bạn khác giới, nhiều bậc cha mẹ không tìm hiểu, lắng nghe mà trấn áp bằng mọi cách.
- Khi con có bầu, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh mà nặng lời mắng nhiếc. Sau khi trút bỏ cái thai, cô gái rơi vào tình trạng mặc cảm, có thề dẫn đến bệnh tâm thần.
- Khi con trai sa ngã vào mại dâm, ma túy… chúng thường không tìm được nơi an ủi.
- Có tới 62,9% bố mẹ ở khu vực phía Bắc và 57,7% bố mẹ ở khu vực phía Nam chưa dành đến 30 phút trong ngày cho giải trí chơi vui cùng con cái. 
- 46,2% bố mẹ miền Bắc và 20,2% cha mẹ miền Nam chỉ dành khỏang 15 phút cho họat động này.
(nguồn: Ủy ban DS,GĐ&TE, Việt Nam học 07/2004)  


3. VẤN ĐỀ CỦA TƯƠNG LAI:

- Dân số trẻ dưới 25 tuổi càng ngày càng tăng. Hiện nay là 60%.
- Trên toàn quốc vẫn còn gần 30% hộ gia đình sống dướI mức nghèo khổ (trung bình dưới 1 USD/ngày).
-  Di dân đang đặt ra những vấn đề xã hội lớn.
- Nạn dịch HIV/AIDS.
- Phá thai tăng mạnh những năm gần đây.
(nguồn: Ông Ian Howie, Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tạI Việt Nam, HộI nghị kiểm điểm 5 năm thực hiện Chiến lược dân số VN giai đọan 2001-2010).


(Báo CGDT, số 1564)