Cái gốc của đời sống nhân loại

Cái gốc của đời sống nhân loại

 

PHẦN THỨ HAI

CÁI GỐC CỦA ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI

I. LÀM MẸ

1. Mọi sinh vật đều đã sinh ra từ bé

Tất cả cây cỏ mà con thấy đó đều mọc lên từ bé: Cây gõ xén mạnh mẽ và bề thế đãsinh ra từ một mầm tí teo, cây táo sinh ra từ một chồi non, bông lúa từ một hạt thóc.

Cái mầm cực nhỏ đã lấy sức mạnh ở đâu mà lớn thành cây gõ xén cao ngất? Chả ai biết: Tất cả những gì đụng chạm đến sự sống thì đối với ta vẫn là một mầu nhiệm khó mà thấu hiểu, duy một mình Chúa biết mà thôi. Không hề có ai có thể khám phá ra sự kỳ diệu của sự sống, nói cho cùng cũng chả có ai có thể tạo ra được một cái gì sinh động.

Cho nên, ta phải trân trọng mọi thứ sinh vật. Vả chăng, Chúa đã đặt một qui luật về sự sống như thế này: Khi bắt đầu hiện hữu là mọi vật phải nhỏ bé đã.

2. Sự tạo dựng con người

a) Cái hạt nhân của loài người lớn lên ở đâu?

Nguyên tắc này vẫn có giá trị đối với nhân loại: Con người cũng phải nhỏ bé trước khi trưởng thành. Sự sống loài người không chỉ bắt đầu từ lúc em bé chào đời. Khởi đầu hết, con người, còn bé hơn nữa kia, đó chỉ làmột cái hạt li ti, nhỏ hơn đầu kim vậy.

Những cái hạt nhỏ bé nhân loại Chúa đã đặt nó ở đâu nhỉ? Trong đất chăng? Không thể: Con cũng thấy rằng nó không thể mọc lên được nào. Cho nên, Thiên Chúa đã chọn cho nó một nơi đẹp nhất trên đời: Dưới trái tim bà má. Ở đó có tình mẫu tử, ở đó, quả tim má đập và chính ở đó, con người bắt đầu được sống.

Thực tế, lòng mẹ là cái nôi của sự sống. Đó chính là một bộ phận nằm giữa xương chậu có những dây chằng, mọc vào “phần trên đùi”, người ta thường gọi nó là tử cung. Cái nôi này hoàn toàn là chuẩn bị cho em bé, lúc nào cũng nóng, khiến em có thể lớn lên và phát triển không bị nguy hiểm gì.

Sự tăng trưởng của một em bé có một cái gì đó rất hoàn thiện và đẹp đẽ.

Thánh tử Giêsu, con Thiên Chúa cũng đã ở dưới trái tim Mẹ Maria như vậy trước khi được sinh ra.

Cho nên, chúng ta cầu nguyện trong kinh Kính Mừng rằng: “Và Giêsu, con lòng bà gồm phúc lạ”. Điều đó được nói rằng: “Giống như cây táo mang trái táo, Mẹ Maria cũng mang trong mình người - như hoa quả của lòng - Là Hài Nhi Giêsu chưa sinh ra. Phép ngắm Mân Côi nói lên sự mầu nhiệm, vì “Người đã chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần”. Rồi: “Người đã mang đến nhà bà Isave”. (Từ Truyền tin đến Thăm viếng), và sau cùng là: “Người đã sinh ra nơi Bêlem” (đó là sinh Chúa Giêsu).

b) Hạt giống nhân loại đã lớn lên thế nào?

Chắc chắn là con muốn hỏi ta nhiều câu khác nữa về chuyện này. Con muốn biết trước hết cái hạt giống nhân loại từ đâu tới. Con hãy chiêm ngắm ở đây sự khôn ngoan Thiên Chúa đã trù liệu tất cả: Ngài đã tạo nên trong mỗi người phụ nữ - trong đó có con - Tất cả số dự trữ những tế bào tí teo giống hình trứng gọi là noãn châu. Chúng nằm trong một cái ổ ở bên phải và bên trái tử cung và nối với nhau bởi những cái ống nhỏ xíu, ống dẫn trứng. Hằng tháng một trong số noãn châu đó tự tách ra và rơi vào tử cung ; nếu nó đậu thai thì sẽ cho một hài nhi, một con người bé tí.

Nhưng nếu không thụ thai thì trứng sẽ ra sao? Khi đó, chúng sẽ bị thải ra cùng lúc với tế bào nơi cửa tử cung có chứa đầy máu, và tế bào lại được tạo nên cái mới. Biến cố này, người ta gọi là kinh kỳ, thường xảy ra lần đầu ở tuổi 12 hay 13 và nếu nó chưa có nơi con thì ít là con phải biết rằng cũng chẳng bao lâu nữa sẽ có thôi. Nhưng nếu con đã có kinh, con có quyền vui mừng, bởi lẽ dù có đau đớn một chút, nó chứng tỏ rằng con khỏe mạnh đấy: Rồi một ngày kia, con có thể làm mẹ. Hãy can đảm trong những ngày bất thường đó và đừng để ai thấy nhé. Má con sẽ chỉ cho con cách giữ gìn trong thời gian này. Nhưng con nói đúng, con còn phải lớn nữa kia. Phải dăm năm nữa, có thể con mới thật chín muồi, và linh hồn cũng cần phải trưởng thành để có thể kết hôn và có con. Này con ạ: con phải mất một thời gian để vượt qua thời kỳ thiếu niên.

Em bé ở dưới trái tim mẹ trong bao lâu? Lịch phụng vụ trả lời cho con biết điều đó, con ạ. Ngày 8/12 Kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngày 8/9 sinh nhật Đức Maria như thế là khoảng cách 9 tháng. Đối với Chúa Giêsu cũng vậy: Truyền tin thụ thai ngày 25/3, sinh nhật 9 tháng sau đó, 25/12. Con thấy thời gian con người ở trong lòng mẹ 9 tháng hơn mà thôi.

Con cũng muốn biết cái hạt giống nhân loại nhận được những sức sống cần thiết ở đâu để lớn lên và triển nở? Này con ! Sự sống là đó nơi Thiên Chúa đấng rất nhân từ đã tạo nên một linh hồn bất tử trong cái hạt giống ấy.

Và khi ấy, những phép lạ dồn dập xảy ra: Cái trứng tí hon tự tách ra, các tế bào tăng thêm số lượng. Từ từ mà bền vững, cái hạt giống nhân loại kia sẽ thành một thân xác: có đầu, có tay, chân càng lúc càng rõ nét, cũng sẽ có tay, có móng, những cái tai và cái mũi tí teo cũng dần dần lộ ra.

Trong khi đó, đứa bé vẫn còn cần đến má, cần tất cả, vì nó chưa thể sống độc lập được. Con có biết đứa trẻ tự dưỡng như thế nào trong 9 tháng đó không?

Rõ ràng là nó chưa thể ăn. Cho nên, Chúa đã tiên liệu một cách thế khác: máu của má chảy thẳng vào thân thể con ở chỗ ta gọi là cái rún. Từ chỗ này, thai nhi nối kết với má bằng một sợi dây tiếp xúc thẳng với bộ máy tuần hoàn của má. Tim mẹ đập thì cũng đẩy máu vào con.

Mỗi cái đều được xếp đặt chu đáo cho em bé: Em được sưởi ấm, được che chở và từ nội cung em tìm ra sức sống cho bản thân mình.

Như vậy nếu thai nhi cảm thấy dễ chịu dưới trái tim má, thì có gì đáng ngạc nhiên đâu? Nó bắt đầu cử động quả tim bé tí của nó bắt đầu đập.

Con không thể nào có được ý niệm về cái hạnh phúc của một bà má khi bà cảm thấy có những dấu linh động đầu tiên của con mình. Trái tim bà tràn ngập yêu đương. Và lúc đó bà may áo lọt lòng, đan bao tay, sửa soạn chăn len, và nôi cho con. Bà suy niệm về cuộc đời các Thánh mà bà có thể chọn lấy một tên cho con mình.

Rồi bà khẩn cầu Cha trên trời phù hộ cho con. Mỗi lúc thêm hiểu rằng thân xác mình đúng là cái xưởng thợ của Thiên Chúa và bà có quyền được thành một khí cụ của tình yêu Thượng Đế. Người ta có quyền nói về bà rằng: Bà được chúc phúc!

Con cũng vậy, phải không con? Con cũng cảm thấy mình đáng trọng lắm chứ vì con sẽ là một bà má tương lai.

Vì ngay từ bây giờ, con biết rằng Chúa đã làm nên sự kỳ diệu chừng nào nơi một bà mẹ:

 

c) Sinh bé.

Bụng càng lớn, má càng thương em bé và bà vui sướng thâm sâu khi nghĩ rằng: sắp tới lúc bà có thể nhìn thấy mặt con. Chín tháng trời qua rồi, vị trí dưới trái tim má trở nên chật chội và tất nhiên là thai nhi đã trưởng thành đủ để có thể sống một mình ngoài nôi.

Phải cho em chào đời. Má vừa mừng vừa không khỏi lo âu, vì sinh con thì phải đau đớn thân xác. Vừa ra đời, hài nhi cân nặng chừng 3 đến 4 kg, thế mà nó phải thoát ra khỏi cái cửa hẹp dưới bụng mẹ đấy. Đầu chui ra trước, rất là khó khăn, rồi vai ra nhanh hơn cùng phần cơ thể còn lại.

Con không thể hình dung được rằng bà mẹ có thể quên hết nỗi đau đớn chừng nào khi có tiếng trẻ khóc và thở ra, khi bà được nhìn mặt con, ẵm lấy con, chúc phúc cho con lần đầu!

Thiên Chúa biết cái hạnh phúc ấy vì chính Ngài đã cho niềm vui khôn tả phát xuất từ nơi đau khổ và tình yêu. Chúa Cứu Thế đã phán rằng: “Khi sinh thì sản phụ buồn lo vì giờ đã điểm. Nhưng khi cho con chào đời bà không còn nhớ gì đến những đau đớn vừa chịu, bởi chưng bà được vui vì một người vừa mới ra đời”. (Thánh Joan, 16, 21)

Niềm vui này dâng lên cao độ nơi những bà má biết kết hiệp với Chúa. Bà dâng con cho Ngài mà lòng không ngớt tạ ơn. Bà sẽ cho con sinh ra một lần thứ hai nơi giếng rửa tội nữa. Từ đây, bà hiểu sâu sắc rằng con bà sẽ được nương ẩn dưới Thánh Tâm Chúa tràn đầy tình thương.

Đó chính là niềm vui vĩ đại của bà mẹ.

Con ơi, má con cũng đã gặp tất cả những cái ấy trong ngày sinh con và chắc là chẳng bao giờ con cám ơn Người cho đủ.

II. LÀM CHA

Như vậy con đã hiểu tại sao đứa con giống mẹ mình. Đôi khi cũng lại thấy đứa trẻ giống ba. Ba cũng liên hệ đến sự hiện hữu của con đấy chứ.

Ta đã nói cho con biết rằng Thiên Chúa đã ban cho người cha những sức mạnh lành thánh của sự sống để người cha cộng tác cùng người mẹ mà sinh ra con.

Trinh nữ Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa cũng hiểu điều này, vì khi Thiên Thần báo tin người sẽ thụ thai thì người đáp lời: “Sự ấy làm sao xảy ra được vì tôi không biết chi đến người nam?”.

Mẹ biết rõ rằng người nam phải tham dự vào việc tạo dựng đứa trẻ.

1. Nơi loài cây

Muốn hiểu rõ, ta hãy xem cái quả hình thành ra sao trên cây. Con biết rằng mỗi đóa hoa táo thường không kết thành một quả luôn luôn đâu. Cái hoa phải thụ phấn, phải tiếp nhận được nhụy đực. Do sự tiếp xúc này mà sinh ra một số giống mới; hoa kết thành quả, quả táo, mà những hạt mới sẽ lại sinh ra những cây táo con.

Ngoài đồng, gió chịu trách nhiệm đưa phấn cho hoa cái. Với cây phỉ thì chính con có thể cộng tác vào việc thụ phấn đấy nhé: Về mùa Xuân, nếu con rung cái phấn của con mèo hoa để nó rơi chìm hoa đỏ tí xíu thì đóa hoa sẽ thụ phấn và sinh ra một trái hồ đào.

2. Nơi người ta

Muốn thành một quả táo, hoa táo phải được thụ phấn. Nơi người ta cũng vậy, mầm sống của người cha phải kết hợp với noãn châu nằm chỗ dưới trái tim mẹ. Cái mầm sống này gọi là tinh trùng, là một thể lỏng sống gồm có những tế bào li ti. Nó dài chưa đến 1/1002mm, nhưng lại chứa chất trọn vẹn kho tàng mà con người có thể hưởng được nơi cha mẹ. Về phần Đấng Tạo Hóa. Chính đó là một điều huyền diệu không thể tả được đối với chúng ta. Cái hạt giống này được sản xuất trong cơ thể người nam và hình thành ở một nơi dưới bụng. Có lẽ con cũng đã thấy cái đó nơi một em bét trai hay nơi một pho tượng nam nhân? Người ta quen gọi nó là “Cái giống” của người đàn ông. Gọi thế vì bộ phận truyền sinh của người nam khác với của người nữ, của con trai khác của con gái. Nó tiết ra những vật thể giới tính đem vào cơ thể và dần dần làm cho cậu trai thành đàn ông. Quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa đã ban cho người cha để cho nó mang lấy mầm sự sống.

Cái hạt giống này phải chuyển qua mà nhờ đó một hài nhi mới được tạo thành. Động tác này được bao phủ bởi tình yêu và sự thân mật.

Người cha dùng ngọc hành đưa mầm sống vào trong âm hộ, tên chỉ cái phần mở phía dưới của người mẹ đó mầm sống lọt vào tận cái nôi sự sống và gặp noãn châu. Chính bởi sự kết hợp này, sự gặp gỡ kỳ diệu giữa tinh trùng và noãn châu trong lòng mẹ mà sinh ra một sinh mạng một con người mới được gọi vào đời.

Cũng chính lúc đó, Thiên Chúa tạo nên một linh hồn bất tử trong cái xác thể tí hon. Như thế là một con người toàn diện vừa được phôi dựng. Tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu của cha mẹ cùng lúc tạo nên đứa bé và nó được tiền định để mến Chúa và một ngày kia sẽ được sống đời đời bên Ngài. Điều này làm cho con người chúng ta trỗi vượt mọi loài thụ tạo. Cho nên, tất cả mọi kẻ làm cha làm mẹ đều được tín nhiệm trao ban cho hồng ân cao cả là được tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Sự hợp nhất này đặt tới kết quả là làm thành một con người mới, gọi là sản sinh.

Nó không có gì là xấu xa vì Chúa muốn như vậy. Nơi những đôi vợ chồng chân chính, nó còn là một hành vi thánh thiện đòi phải được tôn kính.

Để cho phẩm giá của con người không bị xúc phạm, Thiên Chúa đã nghiêm khắc truyền lệnh là chỉ được thực hiện nó trong hôn nhân hợp pháp.

Và nữa, nó không đơn thuần là việc sinh con thôi đâu, nhưng cùng lúc nó là dấu ấn của tình yêu sâu xa. Nhờ đó mà vợ chồng làm cho nhau hạnh phúc. Cho nên sự hiệp nhất hôn nhân phải luôn luôn thể hiện bằng cách trân trọng, tương kính và yêu thương. Trừ khi cần thiết cũng không nên nói chuyện “vợ chồng”. Chính cha mẹ cũng không nên tự ý nói cho con cái biết vì đó là việc thầm kín. Cho nên con phải giữ cho riêng mình những gì ta vừa tỏ cho con biết, chớ nên đem nói bừa bãi mọi nơi mọi lúc không cần thiết phải tỏ bày.

Trong một cuộc hôn nhân bình thường và hợp với thánh ý Chúa, người ta không thích chỉ có một con thôi, nhưng người ta muốn có nhiều nữa.

Nếu mỗi gia đình chỉ có một hay hai con nhân loại sẽ từ từ tiêu vong. Và Chúa đã phán: “Hãy tăng thêm và làm cho có nhiều hơn nữa!”. Những dân tộc tốt lành tôn trọng lệnh này và có nhiều con cái. Điều đó hợp với bản tính nhân loại và theo đúng ý Chúa.

Hơn nữa sự phù hợp này còn đem lại hạnh phúc cho gia đình, vì sau 9 tháng ở trong thai, một em bé ra đời thì làm cho cha má được sung sướng. Tình yêu của họ sẽ rộng lớn hơn và bao phủ đứa con ấu thơ của họ.

Thêm một đứa con ra đời thì tình yêu thương vợ chồng cùng phát triển và sâu sắc hơn nữa, giống tình yêu của Chúa hơn nữa.

Đối với các con cái cũng vậy, có nhiều anh chị em là điều tốt đẹp: Sẽ thêm được nhiều kinh nghiệm, tương trợ nhau nhiều hơn và tập đối xử hẳn hoi với nhau hơn. Sau cùng, mỗi người xưa hiệp một nhà, vui trong phúc đoàn tụ, đáng được Thiên Chúa chúc lành cho mãi mãi.

(Viết cho con gái / Phần II)
Lm. Phạm Minh Công