Trách nhiệm của Cha Mẹ đối với Con Cái
TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI
Cha Francesco Cattadori là Giám Đốc Văn Phòng phụ trách Gia Đình của giáo phận Piacenza-Bobbio thuộc miền Bắc nước Ý. Cha có nhiều tiếp xúc với các cặp vợ chồng và đụng chạm tới thực tế đôi khi khó khăn và đau thương trong các gia đình. Xin nhường lời cho Cha Francesco Cattadori chia sẻ các nhận xét.
Ngày nay trong các gia đình, Cha Mẹ không dám dùng uy quyền hoặc tỏ ra có trách nhiệm là bậc làm Cha làm Mẹ. Họ thích đóng vai làm bạn hữu, làm anh chị em, làm bạn đồng hành với con cái. Họ đơn sơ nghĩ rằng có lẽ làm như thế sẽ gần gũi hơn với con cái. Nhưng họ đã lầm lẫn thật lớn. Bởi vì khi đóng các vai phụ thuộc ấy thì họ lãng quên bổn phận chính yếu của bậc làm Cha Mẹ và làm người giáo dục. Và các vị trí trong gia đình bị đảo ngược. Đứa bé trở thành ông chủ đưa ra các luật lệ khiến Cha Mẹ có bổn phận phải tuân hành. Trong khi nếu các bậc Cha Mẹ biết từ chối, biết nói KHÔNG khi con cái xin một điều gì không đúng thì sẽ giúp con cái khám phá ra mình là ai, cuộc đời mình sẽ đi về đâu và có giá trị như thế nào.
Về mối quan hệ Vợ Chồng thì Tha Thứ là yếu tố chính. Tha Thứ là chất liệu nền tảng bởi vì nó cần phải xuất hiện triền miên trong đời sống Gia Đình. Và đây là một trong những vấn đề nhức buốt và khó khăn nhất. Nhưng lại là phương thuốc thần diệu giúp giữ vững Tình Yêu Vợ Chồng. Tha Thứ luôn luôn. Tha Thứ mãi mãi. Tha Thứ từng phút từng giờ và từng ngày. Nếu không có Tha Thứ thì cho dầu hai vợ chồng ”làm tình” nên một trong thân xác thì không sớm thì muộn sẽ trở thành một thứ tình yêu ích kỷ, chỉ yêu chính mình và cho riêng mình! Trong khi nếu hai con tim cùng đập một nhịp thì việc kết hợp thân xác mới mang ý nghĩa vợ chồng đích thật.
Để giúp giữ vững tình yêu, các đôi vợ chồng Công Giáo nên ghi khắc lời thánh Phaolô tông đồ viết cho các tín hữu Êphêsô: ”Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đầu của Hội Thánh .. Người làm chồng hãy yêu thương vợ như chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (5,22+25). ”Làm đầu” không có nghĩa là làm ông chủ độc đoán khắc nghiệt nhưng có nghĩa là phục vụ. Thật ra ý nghĩa đích thật của ”tùng phục” và ”làm đầu” trong đời sống vợ chồng chính là ”phục vụ” và ”hiến mạng sống” cho người bạn đời.
Và để có thể hiến dâng mạng sống cho bạn đời thì trước tiên phải thực thi nhân đức khiêm tốn. Khiêm tốn giữa vợ đối với chồng và giữa chồng đối với vợ. Khiêm tốn khi đặt người bạn đời trên mình và trước mình. Chú ý đến các nhu cầu của bạn đời để giúp bạn đời thành toàn nhân cách theo đúng chương trình của THIÊN CHÚA, chứ không phải theo như ý mình mong muốn và đòi hỏi. Và chính nhờ sự kính trọng hỗ tương mà bạn đời dấu ái sẽ phát triển trong an bình và hạnh phúc. Việc thực thi nhân đức khiêm tốn trong mối liên hệ giữa cha mẹ đối với con cái cũng thật đáng khuyến khích. Bởi vì, trong thế giới tân tiến ngày nay, sống khiêm tốn quả là một chứng tá đi ngược dòng.
Trong tư cách là Giám Đốc Văn Phòng phụ trách Gia Đình của giáo phận, tôi có rất nhiều dịp tiếp xúc với các đôi vợ chồng Công Giáo chân chính. Cuộc sống gia đình của họ gây ấn tượng, tạo lòng ngường mộ và khuyến khích cho ơn gọi Linh Mục của tôi rất nhiều. Đặc biệt khi tôi trông thấy chứng tá của các đôi vợ chồng hoàn toàn quên mình để chỉ lo cho người bạn đời và lo cho con cái.
Kinh nghiệm tiếp xúc với các gia đình Công Giáo cũng giúp tôi hiểu rõ thêm về mầu nhiệm THIÊN CHÚA Ba Ngôi: Ba Bản Vị khác nhau nhưng hiệp nhất và yêu thương nhau đậm đà tha thiết. Nói tắt một lời, tôi nhận lãnh rất nhiều từ phía các đôi vợ chồng. Bù lại, trong tư cách Linh Mục, tôi cố gắng giúp các Gia Đình Công Giáo biết đặt Lời Chúa nơi trung tâm cuộc sống như Thánh Vịnh 119: ”Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”.
... ”Muôn lạy Chúa, Lời Ngài bền vững đến ngàn đời, trên cõi Trời cao.
Ngày nay trong các gia đình, Cha Mẹ không dám dùng uy quyền hoặc tỏ ra có trách nhiệm là bậc làm Cha làm Mẹ. Họ thích đóng vai làm bạn hữu, làm anh chị em, làm bạn đồng hành với con cái. Họ đơn sơ nghĩ rằng có lẽ làm như thế sẽ gần gũi hơn với con cái. Nhưng họ đã lầm lẫn thật lớn. Bởi vì khi đóng các vai phụ thuộc ấy thì họ lãng quên bổn phận chính yếu của bậc làm Cha Mẹ và làm người giáo dục. Và các vị trí trong gia đình bị đảo ngược. Đứa bé trở thành ông chủ đưa ra các luật lệ khiến Cha Mẹ có bổn phận phải tuân hành. Trong khi nếu các bậc Cha Mẹ biết từ chối, biết nói KHÔNG khi con cái xin một điều gì không đúng thì sẽ giúp con cái khám phá ra mình là ai, cuộc đời mình sẽ đi về đâu và có giá trị như thế nào.
Về mối quan hệ Vợ Chồng thì Tha Thứ là yếu tố chính. Tha Thứ là chất liệu nền tảng bởi vì nó cần phải xuất hiện triền miên trong đời sống Gia Đình. Và đây là một trong những vấn đề nhức buốt và khó khăn nhất. Nhưng lại là phương thuốc thần diệu giúp giữ vững Tình Yêu Vợ Chồng. Tha Thứ luôn luôn. Tha Thứ mãi mãi. Tha Thứ từng phút từng giờ và từng ngày. Nếu không có Tha Thứ thì cho dầu hai vợ chồng ”làm tình” nên một trong thân xác thì không sớm thì muộn sẽ trở thành một thứ tình yêu ích kỷ, chỉ yêu chính mình và cho riêng mình! Trong khi nếu hai con tim cùng đập một nhịp thì việc kết hợp thân xác mới mang ý nghĩa vợ chồng đích thật.
Để giúp giữ vững tình yêu, các đôi vợ chồng Công Giáo nên ghi khắc lời thánh Phaolô tông đồ viết cho các tín hữu Êphêsô: ”Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đầu của Hội Thánh .. Người làm chồng hãy yêu thương vợ như chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (5,22+25). ”Làm đầu” không có nghĩa là làm ông chủ độc đoán khắc nghiệt nhưng có nghĩa là phục vụ. Thật ra ý nghĩa đích thật của ”tùng phục” và ”làm đầu” trong đời sống vợ chồng chính là ”phục vụ” và ”hiến mạng sống” cho người bạn đời.
Và để có thể hiến dâng mạng sống cho bạn đời thì trước tiên phải thực thi nhân đức khiêm tốn. Khiêm tốn giữa vợ đối với chồng và giữa chồng đối với vợ. Khiêm tốn khi đặt người bạn đời trên mình và trước mình. Chú ý đến các nhu cầu của bạn đời để giúp bạn đời thành toàn nhân cách theo đúng chương trình của THIÊN CHÚA, chứ không phải theo như ý mình mong muốn và đòi hỏi. Và chính nhờ sự kính trọng hỗ tương mà bạn đời dấu ái sẽ phát triển trong an bình và hạnh phúc. Việc thực thi nhân đức khiêm tốn trong mối liên hệ giữa cha mẹ đối với con cái cũng thật đáng khuyến khích. Bởi vì, trong thế giới tân tiến ngày nay, sống khiêm tốn quả là một chứng tá đi ngược dòng.
Trong tư cách là Giám Đốc Văn Phòng phụ trách Gia Đình của giáo phận, tôi có rất nhiều dịp tiếp xúc với các đôi vợ chồng Công Giáo chân chính. Cuộc sống gia đình của họ gây ấn tượng, tạo lòng ngường mộ và khuyến khích cho ơn gọi Linh Mục của tôi rất nhiều. Đặc biệt khi tôi trông thấy chứng tá của các đôi vợ chồng hoàn toàn quên mình để chỉ lo cho người bạn đời và lo cho con cái.
Kinh nghiệm tiếp xúc với các gia đình Công Giáo cũng giúp tôi hiểu rõ thêm về mầu nhiệm THIÊN CHÚA Ba Ngôi: Ba Bản Vị khác nhau nhưng hiệp nhất và yêu thương nhau đậm đà tha thiết. Nói tắt một lời, tôi nhận lãnh rất nhiều từ phía các đôi vợ chồng. Bù lại, trong tư cách Linh Mục, tôi cố gắng giúp các Gia Đình Công Giáo biết đặt Lời Chúa nơi trung tâm cuộc sống như Thánh Vịnh 119: ”Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”.
... ”Muôn lạy Chúa, Lời Ngài bền vững đến ngàn đời, trên cõi Trời cao.
Lòng thành tín Chúa trải bao thế hệ,
Ngài củng cố địa cầu, địa cầu tồn tại mãi ..
Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại!
Mệnh lệnh Chúa làm con khôn hơn địch thủ, vì con hằng ấp ủ mệnh lệnh đó trong lòng ..
Mọi nẻo đường tà, chân con chẳng bước, cố làm sao giữ được Lời Ngài.
Con chẳng lìa xa điều Ngài quyết định, bởi chính Ngài chỉgiáo cho con”
(Thánh Vịnh 119(118) 89-90/97-98/101-102)
(”Rinnovamento nello Spirito Santo”, Anno XXIV, numero 10 - 2008, trang 39)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
(”Rinnovamento nello Spirito Santo”, Anno XXIV, numero 10 - 2008, trang 39)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
(Vietvatican)