Sống tình yêu trong đời sống gia đình
SỐNG TÌNH YÊU TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Em được đi ăn tiệc ở nhà hàng Song Sinh với ông nội. Quả thật là vui, sung sướng và làm khuây khoả lòng em. Các món ăn bình thường nhưng tốn kém khá nhiều. Một người phục vụ bàn ăn chẳng xinh mà cũng chẳng xấu. Suốt bữa, em nghe hàng trăm lần người ta nói với nhau “Xin cám ơn,” điều hiếm khi nghe ở trong nhà và chính em chưa từng nói bao giờ.
Niềm vui bất ngờ
Hôm sau, má ngồi bên cạnh, chải tóc cho em trước khi đi học. Đột nhiên em thấy mẹ khóc. Em rất ngạc nhiên, suy nghĩ mãi! Trong trường cô giáo dạy về lòng tri ân.
Tri ân là gì? Đó là lòng biết ơn đối với người làm một việc hữu ích cho mình. Thí dụ: Khi em đi học, những thầy cô giúp em bằng cách dạy cho biết những kiến thức. Nhờ những kiến thức ấy em sống trên đời một cách tử tế hơn. Có những môn học về cuộc sống thực tiễn giúp trẻ biết sống lễ độ với kẻ này người kia. Có những môn học về lý thuyết, biết nhiều điều nhưng khó đem ra thực hành.
Khi đi học về, nghe chị kể lại: “Thức ơi, hôm nay chị nhìn thấy mẹ khóc! Em biết tại sao không? Vì em đấy. “Uở, em có lỗi gì vậy?” “Hổng có gì hết. Khi em cắp sách ra khỏi nhà, chị thấy mẹ khóc nên tới bên để an ủi mẹ. Ngược lại, mẹ cho chị biết rằng niềm vui lớn nhất mẹ cảm thấy là hôm nay “Thức nói nên lời cám ơn khi em nhận mớ quần áo mẹ ủi cho”.
Ôi, một lời cảm ơn nhỏ nhẹ đã làm cho mẹ mình vui. Thế mà mình cứ tưởng phải làm những việc to lớn lắm mới làm vui lòng mẹ được. Năm nay em 13 tuổi. Mãi tới tuổi này, em mới làm cho mẹ vui một cách bất ngờ. Ước gì những người lớn đừng ngại dạy cho người trẻ chúng em những điều đó.
Gia đình nơi học cách sống cho tha nhân
Trong gia đình, người ta sống hồn nhiên với nhau. Trong sự hồn nhiên, trẻ em cảm nghiệm trực tiếp sự khác biệt giữa tư cách thân thiện và xử thế.
Xử thế là gì? Xử thế là hành vi đối đãi với người ngoài. Khi ở trường, thầy cô thường dạy cho các học sinh phong cách xã giao, cách ăn nết ở sao cho phù hợp với lối sống tương quan giữa người này người kia. Đó là kiểu sống cho ra người. Con trẻ từ từ lớn lên, biết kính trên nhường dưới một cách hài hòa và vui tươi. Nói tóm lại, khi tiếp xúc với những người ngoài gia đình, con em có thể biết chào hỏi cho đúng lễ nghĩa, biết dùng những từ chính xác để thưa gởi đối với những người có chức năng xứng đáng trong xã hội.
Gia đình không phải là nơi xã giao khách sáo giữa những thành viên trong nhà. Trong gia đình hiếm khi người ta khách sáo đối với nhau. Cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ không cần phải tìm những lời hay ý đẹp để trò truyện với nhau. Thông thường người ta chân tình trò chuyện, có sao nói vậy, nhưng ai nấy rất thành thật và chân tình. Tuy nhiên, trong tư cách chân tình và hồn nhiên, cha mẹ vẫn phải khéo léo chỉnh xửa những lời ăn tiếng nói của con cái cho hợp với cuộc sống, để trẻ không lớn lên vô ý thức đối với những người ngoài.
Cha mẹ cần giáo dục con cái mình sống bác ái: Nhiệm vụ cha mẹ là nêu gương sáng và hướng dẫn con cái. Bậc cha mẹ nên ý thức rằng những con trẻ trong nhà phải nhận ta chúng được cha mẹ thương mến. Kho tình yêu hoặc đức ái nằm trong tim của bậc cha mẹ. Nếu con trẻ không kín múc được tình yêu phong phú nơi cha mẹ thì chúng sẽ cảm thấy lúng túng vì không biết mình có thể nhận được tình yêu chân thật từ đâu.
Bậc cha mẹ nên nhớ rằng mình là kho vô tận của tình yêu. Không nên tạo cho trẻ hiểu lầm rằng duy cha mẹ có tình yêu. Nên cho con cái biết yêu mến tha nhân. Những việc ích lợi cha mẹ làm cho tha nhân luôn là những bài học mà trẻ tiếp thu nhanh nhạy về tình yêu đối với người thân cận. Những hy sinh, những hành vi quảng đại của bậc cha mẹ không bao giờ trở nên vô ích. Đó là những hạt giống đuợc gieo trên thửa đất của gia đình. Cây tốt sẽ cho trái tốt. Cha mẹ cứ làm việc tốt ắt con cái sẽ trở thành người tốt.
Một định luật vàng son có thể giúp quý vị là tạo dịp để trẻ trong nhà có thể nghĩ ra những hành vi mưu ích cho tha nhân. Khi chúng còn nhỏ, cha mẹ nên tạo điều kiện để chúng giặt quần áo cho chính mình. Làm một việc tốt cho chính mình cũng là việc hữu ích cho người khác.
Cha mẹ có thể khôn khéo bày ra công nọ việc kia để con cái đón tiếp những khách xa, khách gần một cách trân trọng và lịch sự. Chẳng hạn người mẹ gợi ý cho con: “Tiên ơi, chúng ta chuẩn bị đón nội ở Long Khánh về chơi. Con nghĩ xem có món quà nào làm cho nội vui thích không? Có món ăn nào con nấu để đãi nội không. Khi tới bữa, người mẹ có thể giới thiệu cho ông nội hoặc bà nội những món ăn mà cháu đã dọn.
Người công giáo chúng ta nên can đảm tạo ra những dịp tốt để dạy cho trẻ em cách ăn nết ở, cách đối xử tốt với nhau. Nếu chúng ta biết lợi dụng những cơ hội nhỏ bé hoặc đơn sơ ấy, chúng ta có thể tạo nên một nếp sống văn minh, tốt đạo, đẹp đời mà dần dần, các gia đình chúng ta sẽ vui sống với nhau mà không ngờ
Em được đi ăn tiệc ở nhà hàng Song Sinh với ông nội. Quả thật là vui, sung sướng và làm khuây khoả lòng em. Các món ăn bình thường nhưng tốn kém khá nhiều. Một người phục vụ bàn ăn chẳng xinh mà cũng chẳng xấu. Suốt bữa, em nghe hàng trăm lần người ta nói với nhau “Xin cám ơn,” điều hiếm khi nghe ở trong nhà và chính em chưa từng nói bao giờ.
Niềm vui bất ngờ
Hôm sau, má ngồi bên cạnh, chải tóc cho em trước khi đi học. Đột nhiên em thấy mẹ khóc. Em rất ngạc nhiên, suy nghĩ mãi! Trong trường cô giáo dạy về lòng tri ân.
Tri ân là gì? Đó là lòng biết ơn đối với người làm một việc hữu ích cho mình. Thí dụ: Khi em đi học, những thầy cô giúp em bằng cách dạy cho biết những kiến thức. Nhờ những kiến thức ấy em sống trên đời một cách tử tế hơn. Có những môn học về cuộc sống thực tiễn giúp trẻ biết sống lễ độ với kẻ này người kia. Có những môn học về lý thuyết, biết nhiều điều nhưng khó đem ra thực hành.
Khi đi học về, nghe chị kể lại: “Thức ơi, hôm nay chị nhìn thấy mẹ khóc! Em biết tại sao không? Vì em đấy. “Uở, em có lỗi gì vậy?” “Hổng có gì hết. Khi em cắp sách ra khỏi nhà, chị thấy mẹ khóc nên tới bên để an ủi mẹ. Ngược lại, mẹ cho chị biết rằng niềm vui lớn nhất mẹ cảm thấy là hôm nay “Thức nói nên lời cám ơn khi em nhận mớ quần áo mẹ ủi cho”.
Ôi, một lời cảm ơn nhỏ nhẹ đã làm cho mẹ mình vui. Thế mà mình cứ tưởng phải làm những việc to lớn lắm mới làm vui lòng mẹ được. Năm nay em 13 tuổi. Mãi tới tuổi này, em mới làm cho mẹ vui một cách bất ngờ. Ước gì những người lớn đừng ngại dạy cho người trẻ chúng em những điều đó.
Gia đình nơi học cách sống cho tha nhân
Trong gia đình, người ta sống hồn nhiên với nhau. Trong sự hồn nhiên, trẻ em cảm nghiệm trực tiếp sự khác biệt giữa tư cách thân thiện và xử thế.
Xử thế là gì? Xử thế là hành vi đối đãi với người ngoài. Khi ở trường, thầy cô thường dạy cho các học sinh phong cách xã giao, cách ăn nết ở sao cho phù hợp với lối sống tương quan giữa người này người kia. Đó là kiểu sống cho ra người. Con trẻ từ từ lớn lên, biết kính trên nhường dưới một cách hài hòa và vui tươi. Nói tóm lại, khi tiếp xúc với những người ngoài gia đình, con em có thể biết chào hỏi cho đúng lễ nghĩa, biết dùng những từ chính xác để thưa gởi đối với những người có chức năng xứng đáng trong xã hội.
Gia đình không phải là nơi xã giao khách sáo giữa những thành viên trong nhà. Trong gia đình hiếm khi người ta khách sáo đối với nhau. Cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ không cần phải tìm những lời hay ý đẹp để trò truyện với nhau. Thông thường người ta chân tình trò chuyện, có sao nói vậy, nhưng ai nấy rất thành thật và chân tình. Tuy nhiên, trong tư cách chân tình và hồn nhiên, cha mẹ vẫn phải khéo léo chỉnh xửa những lời ăn tiếng nói của con cái cho hợp với cuộc sống, để trẻ không lớn lên vô ý thức đối với những người ngoài.
Cha mẹ cần giáo dục con cái mình sống bác ái: Nhiệm vụ cha mẹ là nêu gương sáng và hướng dẫn con cái. Bậc cha mẹ nên ý thức rằng những con trẻ trong nhà phải nhận ta chúng được cha mẹ thương mến. Kho tình yêu hoặc đức ái nằm trong tim của bậc cha mẹ. Nếu con trẻ không kín múc được tình yêu phong phú nơi cha mẹ thì chúng sẽ cảm thấy lúng túng vì không biết mình có thể nhận được tình yêu chân thật từ đâu.
Bậc cha mẹ nên nhớ rằng mình là kho vô tận của tình yêu. Không nên tạo cho trẻ hiểu lầm rằng duy cha mẹ có tình yêu. Nên cho con cái biết yêu mến tha nhân. Những việc ích lợi cha mẹ làm cho tha nhân luôn là những bài học mà trẻ tiếp thu nhanh nhạy về tình yêu đối với người thân cận. Những hy sinh, những hành vi quảng đại của bậc cha mẹ không bao giờ trở nên vô ích. Đó là những hạt giống đuợc gieo trên thửa đất của gia đình. Cây tốt sẽ cho trái tốt. Cha mẹ cứ làm việc tốt ắt con cái sẽ trở thành người tốt.
Một định luật vàng son có thể giúp quý vị là tạo dịp để trẻ trong nhà có thể nghĩ ra những hành vi mưu ích cho tha nhân. Khi chúng còn nhỏ, cha mẹ nên tạo điều kiện để chúng giặt quần áo cho chính mình. Làm một việc tốt cho chính mình cũng là việc hữu ích cho người khác.
Cha mẹ có thể khôn khéo bày ra công nọ việc kia để con cái đón tiếp những khách xa, khách gần một cách trân trọng và lịch sự. Chẳng hạn người mẹ gợi ý cho con: “Tiên ơi, chúng ta chuẩn bị đón nội ở Long Khánh về chơi. Con nghĩ xem có món quà nào làm cho nội vui thích không? Có món ăn nào con nấu để đãi nội không. Khi tới bữa, người mẹ có thể giới thiệu cho ông nội hoặc bà nội những món ăn mà cháu đã dọn.
Người công giáo chúng ta nên can đảm tạo ra những dịp tốt để dạy cho trẻ em cách ăn nết ở, cách đối xử tốt với nhau. Nếu chúng ta biết lợi dụng những cơ hội nhỏ bé hoặc đơn sơ ấy, chúng ta có thể tạo nên một nếp sống văn minh, tốt đạo, đẹp đời mà dần dần, các gia đình chúng ta sẽ vui sống với nhau mà không ngờ
Lm. Giuse Nguyễn Tiến Mỹ, SDB