Nêm “gia vị” cho bữa cơm gia đình
NÊM "GIA VỊ" CHO BỮA CƠM GIA ĐÌNH
Các loại gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn thôi chưa đủ mà cần cả loại gia vị giúp bữa cơm gia đình thêm thân mật, ấm cúng
Cùng cầm tay nhau nguyện kinh “Lạy Cha” trước bữa ăn
Để có được món ăn ngon thì người đầu bếp phải biết cách nêm nếm gia vị cho thật vừa, nhưng để có được bữa ăn ngon thì “ việc nêm gia vị” lại phụ thuộc nhiều vào mỗi thành viên. Hãy xem những loại gia vị nào thì cần thiết cho một bữa ăn gia đình ấm cúng .
Các loại “gia vị” hữu ích
- Đông đủ thành viên: sự góp mặt đầy đủ của các thành viên trong gia đình sẽ giúp bữa cơm thêm thân mật, ấm cúng và sợi dây tình cảm của mọi người càng thêm gắn chặt.
- Sự vui vẻ: mỗi thành viên hãy tạo cảm giác vui vẻ, thân tình cho bữa ăn bằng cách kể chuyện vui, giúp tâm lí mọi người thêm thoải mái, cảm giác ngon miệng sẽ tăng.
- Chia sẻ thông tin: kể những chuyện hay bạn gặp trên đường, trường học hay nơi công sở sau 1 ngày làm việc, học tập vất vả, hoặc xin lời khuyên, tư vấn của mọi người. Bằng cách này mọi người sẽ cảm nhận được sự quan tâm lẫn nhau.
- Lời khen: không bao giờ thừa trong bữa ăn, khen mẹ nấu ăn ngon, khen em bé sắp mâm cơm đẹp mắt hay khen ba về ăn cơm đúng giờ…đảm bảo mọi người sẽ ăn ngon miệng hơn đấy.
- Giúp đỡ nhau: cùng chuẩn bị bữa cơm, cùng dọn dẹp sau khi ăn xong.
Những “gia vị” nên tránh
- Không la mắng con cái: cha mẹ không nên nhắc nhở những khuyết điểm của con cái trong lúc ăn. Việc giáo dục con là tốt nhưng “ trời đánh tránh miếng ăn” nên bữa cơm không phải là thời điểm thích hợp, điều này không chỉ khiến bọn trẻ chán nản mà còn khiến bữa cơm gia đình trở nên bức bối, không khí căng thẳng.
- Vợ chồng không nên cãi nhau: điều này vừa ảnh hưởng năng nề đến tâm lý của con cái, khiến chúng ăn không ngon vừa khiến cho không khí gia đình thêm bức bối, nhất là nhiều người nóng tính còn hất đổ cả mâm cơm, gây mất hòa thuận vợ chồng.
- Tránh vẻ mặt đăm chiêu, nghĩ ngợi mất tập trung vào việc ăn uống: nhiều người hay mang cả tâm lý mệt mỏi của công việc hay suy nghĩ những chuyện không hay đã xảy ra với mình nên vẻ mặt buồn chán khiến cho bữa cơm thêm nặng nề. Tốt nhất, chuyện buồn hãy chia sẻ sau khi mâm cơm kết thúc. Có nạp năng lượng thì bạn mới có sức để giải quyết rắc rối mà.
- Tránh chê bai người khác: tuyệt đối tránh chê bai các món ăn, hay bữa cơm ít món ngon. Vì người đầu bếp đã dành rất nhiều công sức nấu ăn cho bạn, nếu món ăn không được vừa ý thì bạn cũng nên ăn vui vẻ và để lúc nào thích hợp thì góp ý sau.
- Tránh kể những chuyện không vui: mọi người đang ăn uống vui vẻ mà bạn lại kể chuyện bạo lực, tai nạn, ốm đau…sẽ có tác động đến tâm lí các thành viên khác và giảm mất cái ngon của các món.
- Thói quen ăn xong là đứng dậy: nếu bạn có thói quen này thì hãy từ bỏ ngay nhé. Nên nhớ lúc này ai cũng mệt mỏi như nhau, vì vậy dù có bận rộn mấy thì bạn hãy dành chút thời gian chia sẻ công việc bếp núc với mẹ, việc nhỏ thôi như dọn dẹp hay cùng mẹ lau dọn sẽ rất hữu ích đấy.
Như vậy vị ngon của bữa cơm cũng phụ thuộc rất nhiều vào bạn đấy chứ? Hãy cùng mọi người lựa chọn những loại gia vị thích hợp cho gia đình mình và nêm đúng cách bạn nhé!
Hoàng Hà
Cùng cầm tay nhau nguyện kinh “Lạy Cha” trước bữa ăn
Để có được món ăn ngon thì người đầu bếp phải biết cách nêm nếm gia vị cho thật vừa, nhưng để có được bữa ăn ngon thì “ việc nêm gia vị” lại phụ thuộc nhiều vào mỗi thành viên. Hãy xem những loại gia vị nào thì cần thiết cho một bữa ăn gia đình ấm cúng .
Các loại “gia vị” hữu ích
- Đông đủ thành viên: sự góp mặt đầy đủ của các thành viên trong gia đình sẽ giúp bữa cơm thêm thân mật, ấm cúng và sợi dây tình cảm của mọi người càng thêm gắn chặt.
- Sự vui vẻ: mỗi thành viên hãy tạo cảm giác vui vẻ, thân tình cho bữa ăn bằng cách kể chuyện vui, giúp tâm lí mọi người thêm thoải mái, cảm giác ngon miệng sẽ tăng.
- Chia sẻ thông tin: kể những chuyện hay bạn gặp trên đường, trường học hay nơi công sở sau 1 ngày làm việc, học tập vất vả, hoặc xin lời khuyên, tư vấn của mọi người. Bằng cách này mọi người sẽ cảm nhận được sự quan tâm lẫn nhau.
- Lời khen: không bao giờ thừa trong bữa ăn, khen mẹ nấu ăn ngon, khen em bé sắp mâm cơm đẹp mắt hay khen ba về ăn cơm đúng giờ…đảm bảo mọi người sẽ ăn ngon miệng hơn đấy.
- Giúp đỡ nhau: cùng chuẩn bị bữa cơm, cùng dọn dẹp sau khi ăn xong.
Những “gia vị” nên tránh
- Không la mắng con cái: cha mẹ không nên nhắc nhở những khuyết điểm của con cái trong lúc ăn. Việc giáo dục con là tốt nhưng “ trời đánh tránh miếng ăn” nên bữa cơm không phải là thời điểm thích hợp, điều này không chỉ khiến bọn trẻ chán nản mà còn khiến bữa cơm gia đình trở nên bức bối, không khí căng thẳng.
- Vợ chồng không nên cãi nhau: điều này vừa ảnh hưởng năng nề đến tâm lý của con cái, khiến chúng ăn không ngon vừa khiến cho không khí gia đình thêm bức bối, nhất là nhiều người nóng tính còn hất đổ cả mâm cơm, gây mất hòa thuận vợ chồng.
- Tránh vẻ mặt đăm chiêu, nghĩ ngợi mất tập trung vào việc ăn uống: nhiều người hay mang cả tâm lý mệt mỏi của công việc hay suy nghĩ những chuyện không hay đã xảy ra với mình nên vẻ mặt buồn chán khiến cho bữa cơm thêm nặng nề. Tốt nhất, chuyện buồn hãy chia sẻ sau khi mâm cơm kết thúc. Có nạp năng lượng thì bạn mới có sức để giải quyết rắc rối mà.
- Tránh chê bai người khác: tuyệt đối tránh chê bai các món ăn, hay bữa cơm ít món ngon. Vì người đầu bếp đã dành rất nhiều công sức nấu ăn cho bạn, nếu món ăn không được vừa ý thì bạn cũng nên ăn vui vẻ và để lúc nào thích hợp thì góp ý sau.
- Tránh kể những chuyện không vui: mọi người đang ăn uống vui vẻ mà bạn lại kể chuyện bạo lực, tai nạn, ốm đau…sẽ có tác động đến tâm lí các thành viên khác và giảm mất cái ngon của các món.
- Thói quen ăn xong là đứng dậy: nếu bạn có thói quen này thì hãy từ bỏ ngay nhé. Nên nhớ lúc này ai cũng mệt mỏi như nhau, vì vậy dù có bận rộn mấy thì bạn hãy dành chút thời gian chia sẻ công việc bếp núc với mẹ, việc nhỏ thôi như dọn dẹp hay cùng mẹ lau dọn sẽ rất hữu ích đấy.
Như vậy vị ngon của bữa cơm cũng phụ thuộc rất nhiều vào bạn đấy chứ? Hãy cùng mọi người lựa chọn những loại gia vị thích hợp cho gia đình mình và nêm đúng cách bạn nhé!
Hoàng Hà