Hiểu Và Đồng Hành Với Phụ Huynh Có Thai Nhi Khuyết Tật

Hiểu Và Đồng Hành Với Phụ Huynh Có Thai Nhi Khuyết Tật

Untitled 1

Kính thưa quý vị và các bạn,

Sự ra đời của mỗi người là một xác suất đầy bí ẩn và khôn ngoan của Tạo Hóa, bởi trong gần nửa tỉ tinh trùng mà người Cha tặng người Mẹ trong một lần giao hợp, thì chỉ có một tinh trùng được gặp trứng và thụ tinh. Dựa vào phút giây gặp gỡ ấy mà sự sống được hình thành. Như vậy, mỗi một sinh linh đều có quyền được yêu thương, được sống, được vui khỏe hạnh phúc. Tuy nhiên, việc cưu mang một thai nhi được bác sĩ chuẩn đoán là khiếm khuyết khả năng hoặc bệnh mãn tính, thực sự đưa gia đình của trẻ vào những khó khăn của một cuộc hành trình cam go không mong đợi.

Dị tật bẩm sinh là một chủ đề khá nhạy cảm mà ít cha mẹ bầu nào muốn nhắc đến. Để tránh nguy cơ cho thai nhi bị khuyết tật, thì chính cha mẹ cần phải quan tâm đến các nguyên nhân gây dị tật cho bé ngay trước hoặc trong thai kỳ, để phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Song tất cả sẽ không quá muộn nếu cha mẹ nắm được những kiến thức căn bản về dị tật bảm sinh ở thai nhi, có hướng phát hiện kịp thời để không phải để lại những hậu quả khó lường về sau.

Theo Báo cáo về tình hình khuyết tật được WHO và Ngân hàng Thế giới
công bố đầu năm 2010 chỉ ra rằng tỷ lệ khuyết tật đã tăng từ 10% . Như vậy, trên thế giới có khoảng 1 tỷ NKT .Theo WHO, ước tính có khoảng 200 triệu trẻ em trên thế giới bị khuyết tật.

Theo thống kê của Bộ LĐ – TBXH (1998), Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ
em khuyết tật trong độ tuổi 0 – 17 t . Hiện nay tại Việt Nam khoảng 5 triệu người tàn tật có đến 34,2% là do dị tật bẩm sinh.

Sống trong một thế giới mà sự sống của con người, nhất là của các thai nhi dị tật đang bị đe dọa cách nghiệm trọng, thì Giáo huấn của Giáo hội nói gì?

-  Làm thế nào để các bậc phụ huynh có thai nhi khuyết tật, vượt qua cú sốc lớn về đức tin, về tâm lý và chấp nhận hoàn cảnh của mình?

-   Các bậc phụ huynh nên ứng xử và xoay sở như thế nào để có hòa khí, không làm tăng nguy cơ căng thẳng, nặng nề trong gia đình?

-   Liệu một đứa con khuyết tật có đem lại niềm vui và sự hãnh hiện cho gia đình?

-   Các phụ huynh có thai nhi khuyết tật, có thể nhận được sự hỗ trợ nào từ Giáo Hội cũng như các tổ chức và các dịch vụ xã hội?

Tất cả những điều này đều được giải đáp trong buổi nói chuyện Chuyên đề đặc biệt số 245 của Chương Trình Chuyên Đề Giáo Dục – Ban Mục Vụ Gia Đình TGP TP.HCM qua đề tài:

HIẾU VÀ ĐỒNG HÀNH VỚI PHỤ HUYNH CÓ THAI NHI KHUYẾT TẬT

 

Thời gian:14g30-17g30thứ Bảy ngày 05.11.2016

Địa điểm: Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Lầu I, Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM, số 6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1.

Đối tượng tham dự: Dành cho tất cả những ai thao thức cùng với các bậc phụ huynh có thai nhi khuyết tật, đặc biệt là các linh mục, tu sĩ đang đồng hành với giáo dân, các bà mẹ, giới y tế, nhân viên phục vụ trong các mái ấm, các nhóm gia đình, tham vấn viên, nhân viên xã hội...

Tặng vé cho 50 người đăng ký đầu tiên.

dang ky ngay ca do bong da bang the cao

Thuyết trình viên:

-       Lm. Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục vụ Gia đình TGP. TP. HCM

-       Nt. TS Tâm lý Têrêsa Trì Thị Minh Thúy, Dòng Mến Thánh Giá Thủ thiêm

-       TS.Bs Tô Mai Xuân Hồng, Giảng viên Bộ Môn Sản Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Bv Hùng Vương

-       Ths.Bs Têrêsa Nguyễn Thị Tuyết Minh, Bv Chợ Rẫy, chuyên viên tư vấn Billings Việt Nam

-       Chị Liêu thị Ngọc Hiếu, điều phối viên Dự án Sống độc lập của Chương trình Khuyết tật và Phát triển (DRD Việt Nam)

-       Các Phụ huynh chứng nhân có con khuyết tật bẩm sinh đã vượt qua khủng hoảng và nuôi dạy con tốt.

Nội dung chương trình:

-       Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo  

-       Dị tật bẩm sinh thai nhi: chẩn đoán và tư vấn tiền sản

-       Chia sẻ của Phụ huynh có con khuyết tật bẩm sinh được nuôi dạy tốt

-       Hỗ trợ tâm lý cho các mẹ có thai nhi khuyết tật 

-       Các dịch vụ xã hội ở VN do DRD cung cấp

-       Thảo luận và giải đáp thắc mắc

Mọi chi tiết xin liên hệ: Văn phòng Chương trình Chuyên đề Giáo Dục

Từ thứ Hai đến thứ Bảy (giờ hành chánh), tại phòng D10, Ban Mục vụ Gia Đình,Trung tâm Mục vụ  TGPTP.HCM, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q. 1,Tp. HCM. (ĐT: 08. 3911 8407 )