Giáo Hội Pháp nói về vai trò của gia đình
GIÁO HỘI PHÁP NÓI GÌ VỀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH
Trong phần chuyên đề gia đình, trang báo điện tử của Giáo Hội Pháp nói rằng gia đình là tế bào căn bản của cộng đồng nhân loại. Nhu cầu yêu, được yêu và được nhìn nhận là quy luật tự nhiên của con người. Tại gia đình, vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình nhận được bài học về chữ tín. Ở đó, mỗi thành viên đều tìm được chỗ đứng của mình và tôn trọng lẫn nhau trong sự khác biệt về tuổi tác, giới tính, phẩm chất, hay cả những yếu đuối.
Cũng theo nhận xét của chuyên đề này, phần đa số người dân Pháp đều cho rằng gia đình giữ một vai trò quan trọng và ở họ đều có những mối quan tâm ưu tiên hàng đầu cho những dự phóng về gia đình. Họ thừa nhận rằng trong một xã hội đầy sự cạnh tranh và nặng nề, người ta tìm thấy một điểm tựa nơi gia đình về sự quý mến và niềm tin. Xét về căn nguyên, giữa sự khủng hoảng xảy ra trong xã hội và sự thiếu trách nhiệm trong gia đình đều có mối liên hệ với nhau.
Chính vì vậy để thay đổi cục diện bộ mặt xã hội theo chiều hướng tích cực, việc khích lệ gìn giữ các thể chế gia đình là điều cần thiết. Ngay tại môi trường gia đình, mọi chiều kích của con người được tôn trọng bảo vệ và thăng tiến. Đây là điểm mấu chốt để củng cố niềm tin trong xã hội: « Việc thăng tiến con người với tinh thần đầy trách nhiệm, tôn trọng phẩm giá, bảo vệ những người yếu thế, qua đó cho phép phục hồi niềm tin trong xã hội ».
Sẽ không thể có được niềm tin khi mà những người yếu thế và không có khả năng tự vệ bị loại bỏ và cách ly với xã hội như trường hợp xã hội cho phép việc nạo phá thai cũng như việc ủng hộ cái chết êm dịu. Cũng vậy, một xã hội không tạo điều kiện để con người biểu đạt những nỗi bức xúc về sự bất hạnh của mình, thì thật khó có thể xây dựng được niềm tin trong xã hội ấy. Một vài trường hợp cụ thể được nêu ra trong chuyên đề này như:
- « Ví dụ như một phụ nữ trong một số trường hợp từ chối việc nạo phá thai thì bị gặp rất nhiều áp lực đè nặng xung quanh mình.
- Hay như khó khăn của một trẻ nhỏ trong việc dãi bày về những đau khổ gây nên bởi sự ly dị của cha mẹ mình.
- Lại còn nhiều trẻ khác nữa không thể biểu đạt sự rối loạn của mình khi không hề biết về nguồn gốc của mình, không biết cha mẹ mình là ai ».
Đó chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả thật khó lường trong xã hội: « Làm sao có thể nói đến những tổn thương nêu trên, lại không tính đến những hậu quả của chúng trên đời sống xã hội? »
Về phần mình, Giáo Hội luôn luôn đồng hành trong việc bảo vệ gia đình và thăng tiến con người. Giáo Hội sẵn sàng đóng góp ý kiến của mình qua những diễn đàn hết sức trung thực. Giáo Hội cũng gửi đi thông điệp để đánh động ý thức của mỗi người và « kêu gọi xây dựng những gia đình ổn định, được thiết lập trên những cặp vợ chồng liên kết bởi một nam và một nữ, có thời gian chuẩn bị để đón nhận trách nhiệm làm vợ làm chồng và làm cha mẹ ».
Việc hỗ trợ gia đình trước hết cần « gìn giữ tính đặc thù của hôn nhân độc nhất, về sự tự do ưng thuận, hướng đến sự sinh sản con cái cũng như công nhận những định chế của hôn nhân ».
Ngoài ra, chuyên mục này cũng đề cập đến một trong những khó khăn lớn nhất mà gia đình gặp phải đó là vấn đề nhà ở. Việc sở hữu một căn hộ xem ra chỉ là ước mơ xa vời của rất nhiều gia đình. Do giá cả về nhà đất đã khiến nhiều gia đình sống xa nơi mình làm việc. Đây chính là nguồn gốc của sự mỏi mệt. Giáo Hội Pháp bày tỏ mong muốn rằng phía chính phủ cần lưu ý nhiều hơn nữa trong vấn đề này: « Nhà ở phải là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ ».
Cũng theo nhận xét của chuyên đề này, phần đa số người dân Pháp đều cho rằng gia đình giữ một vai trò quan trọng và ở họ đều có những mối quan tâm ưu tiên hàng đầu cho những dự phóng về gia đình. Họ thừa nhận rằng trong một xã hội đầy sự cạnh tranh và nặng nề, người ta tìm thấy một điểm tựa nơi gia đình về sự quý mến và niềm tin. Xét về căn nguyên, giữa sự khủng hoảng xảy ra trong xã hội và sự thiếu trách nhiệm trong gia đình đều có mối liên hệ với nhau.
Chính vì vậy để thay đổi cục diện bộ mặt xã hội theo chiều hướng tích cực, việc khích lệ gìn giữ các thể chế gia đình là điều cần thiết. Ngay tại môi trường gia đình, mọi chiều kích của con người được tôn trọng bảo vệ và thăng tiến. Đây là điểm mấu chốt để củng cố niềm tin trong xã hội: « Việc thăng tiến con người với tinh thần đầy trách nhiệm, tôn trọng phẩm giá, bảo vệ những người yếu thế, qua đó cho phép phục hồi niềm tin trong xã hội ».
Sẽ không thể có được niềm tin khi mà những người yếu thế và không có khả năng tự vệ bị loại bỏ và cách ly với xã hội như trường hợp xã hội cho phép việc nạo phá thai cũng như việc ủng hộ cái chết êm dịu. Cũng vậy, một xã hội không tạo điều kiện để con người biểu đạt những nỗi bức xúc về sự bất hạnh của mình, thì thật khó có thể xây dựng được niềm tin trong xã hội ấy. Một vài trường hợp cụ thể được nêu ra trong chuyên đề này như:
- « Ví dụ như một phụ nữ trong một số trường hợp từ chối việc nạo phá thai thì bị gặp rất nhiều áp lực đè nặng xung quanh mình.
- Hay như khó khăn của một trẻ nhỏ trong việc dãi bày về những đau khổ gây nên bởi sự ly dị của cha mẹ mình.
- Lại còn nhiều trẻ khác nữa không thể biểu đạt sự rối loạn của mình khi không hề biết về nguồn gốc của mình, không biết cha mẹ mình là ai ».
Đó chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả thật khó lường trong xã hội: « Làm sao có thể nói đến những tổn thương nêu trên, lại không tính đến những hậu quả của chúng trên đời sống xã hội? »
Về phần mình, Giáo Hội luôn luôn đồng hành trong việc bảo vệ gia đình và thăng tiến con người. Giáo Hội sẵn sàng đóng góp ý kiến của mình qua những diễn đàn hết sức trung thực. Giáo Hội cũng gửi đi thông điệp để đánh động ý thức của mỗi người và « kêu gọi xây dựng những gia đình ổn định, được thiết lập trên những cặp vợ chồng liên kết bởi một nam và một nữ, có thời gian chuẩn bị để đón nhận trách nhiệm làm vợ làm chồng và làm cha mẹ ».
Việc hỗ trợ gia đình trước hết cần « gìn giữ tính đặc thù của hôn nhân độc nhất, về sự tự do ưng thuận, hướng đến sự sinh sản con cái cũng như công nhận những định chế của hôn nhân ».
Ngoài ra, chuyên mục này cũng đề cập đến một trong những khó khăn lớn nhất mà gia đình gặp phải đó là vấn đề nhà ở. Việc sở hữu một căn hộ xem ra chỉ là ước mơ xa vời của rất nhiều gia đình. Do giá cả về nhà đất đã khiến nhiều gia đình sống xa nơi mình làm việc. Đây chính là nguồn gốc của sự mỏi mệt. Giáo Hội Pháp bày tỏ mong muốn rằng phía chính phủ cần lưu ý nhiều hơn nữa trong vấn đề này: « Nhà ở phải là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ ».
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
(VietCatholic News )