Gia đình: cộng đoàn yêu thương bất khả phân ly

Gia đình: cộng đoàn yêu thương bất khả phân ly

 

GIA ĐÌNH: CỘNG ĐÓN YÊU THƯƠNG BẤT KHẢ PHÂN LY

Một ngừơi đàn ông sau 10 năm rời bỏ gia đình bôn ba chìm ngập trong những cuộc vui, mộng mơ làm giàu và hầu như quên mất mình có một gia đình để rồi khi không còn gì cả “ngòai một thân hình tàn tạ thì chính các con lại đến để lo lắng, chăm sóc tôi. Đứa con gái lớn đã có gia đình, vậy mà mỗi ngày vẫn lo cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ …. Nằm một chỗ tôi nghe được tiếng đứa cháu gọi ‘ông ngoại’… tôi mới thấm thía được cái gọi là tình cảm gia đình thiêng liêng đến mức nào. Bây giờ tôi mới hiểu được rằng gia đình luôn là một bến đỗ bình yên nhất”[1]. Gia đình thiêng liêng thế đấy, thế mà ngày nay với trào lưu tục hóa, hưởng thụ ích kỷ, ngừơi ta đang dần phá hỏng mái ấm cao qúi nầy. Con số ly hôn các ngày càng tăng theo cấp số nhân đến chóng mặt, theo con số thống kê của các ngành chức năng, từ năm 1991 đến 2003 số vụ ly hôn trong cả nước tăng 240%[2]. Giáo hội trong những thập niên qua luôn nỗ lực kêu gọi các gia đình Kitô hữu can đảm vượt qua những thử thách của thời đại, kiên cường làm chứng cho thế giới hôm nay về giá trị nền tảng quan trọng của Gia đình. Đức Bênêđictô trong bài diễn văn kết thúc đại hội gia đình thế giới lần thứ V. vào ngày 9 /7/2006 tại Valencia (Tây Ban Nha), đã nhấn mạnh: “Gia đình là điều thiện hảo cần thiết cho các dân tộc, là nền tảng không thể thiếu cho xã hội, và là kho tàng to lớn cho đôi bạn trong suốt đời sống họ. Gia đình là điều thiện hảo không thể thay thế được cho con cái, hoa trái của tình yêu thương, của việc cha mẹ trao hiến cho nhau hoàn toàn và quảng đại. Rao giảng sự thật toàn diện này về gia đình, được xây trên hôn nhân như là ‘Giáo Hội tại gia’ và như là ‘cung thánh của sự sống’, đó là trách nhiệm cao cả của tất cả mọi người chúng ta.”. Để có thể chu tất sứ mạng nầy, các gia đình Kitô hữu phải làm sống động “cảm thức đức tin” (x. LG số 12) qua ánh sáng Lời Chúa được thắp sáng trong đời sống thường ngày trong gia đình cũng như trong xã hội (x. LG số 35).

Thánh Gioan đã nói về Thiên Chúa trong một câu ngắn gọn nhưng nói lên trọn vẹn bản tình của Ngài: “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4, 8). Niềm tin Kitô Giáo vào Thiên Chúa là niềm tin độc thần, chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, nhưng Thiên Chúa không là một Thiên Chúa “đơn độc”, nhưng là một Thiên Chúa với Ba Ngôi Vị, có nghĩa nơi Thiên Chúa là một cộng đoàn hiệp thông ngôi vị trong cùng một tình yêu. Chúng ta nhận biết Thiên Chúa qua Chúa Giêsu và trong Chúa Thánh Thần, có nghĩa là chúng ta chạm đến mối tương quan ngôi vị. Thiên Chúa đã tự tỏ bày như là “Cha”, “cội nguồn” của một tình yêu vô bờ bến, một tình yêu mà Ngài đã tự do trao ban cách nhưng không. Trong tình yêu nầy, Người đã hoàn toàn tự “nói ra” và tự “trao ban”. Thiên Chúa cũng tự tỏ bày như “người Con”, như “Lời” của tình yêu nầy (Logos), Lời được hình thành trong việc tiếp nhận tình yêu đồng thời là lời đáp trả với lòng biết ơn đối với “Cha”. Qua con người lịch sử Đức Giêsu Kitô , “Con” đã mặc khải về “Cha” và “Vương quốc” của Người. Cuối cùng, trong Chúa Thánh Thần kinh nghiệm về Thiên Chúa nơi Tân ước đạt tới tột đỉnh Tình yêu “cho”, “nhận” và “đáp trả” giữa các Ngôi vị đưa tới một sự hợp nhất nên một.
Thiên Chúa được nhận biết như là Cha, Con và Thánh Thần có nghĩa là Thiên Chúa được hiểu như là “tình yêu”, là sự đàm thoại, là bằng hữu, là sự sống trong sự tương giao giữa “tôi” và “anh”. Trong mối tương giao nầy “tôi” và “anh” liên kết với nhau, trao hiến cho nhau để đi đến chỗ “chúng ta”. Đức tin Kitô giáo nhận biết Thiên Chúa như một hợp nhất của Tình yêu ngôi vị, chính xác hơn: sự hợp nhất của một biến cố tương quan bởi một Tình yêu tự trao ban vô tận (= Cha) , bởi một Tình yêu đáp trả và biết ơn vô cùng (= Con), và bởi Tình yêu liên kết vô tận giữa người cho và kẻ nhận tạo nên một sự hoà hợp Tình yêu và tuôn trào suối nguồn Tình yêu đó đến thụ tạo (= Thánh Thần).

Và Chúa thánh Thần được hiểu như là tình yêu của Thiên Chúa trong hành vi yêu thương “cho”, “nhận” và “đáp trả “ nầy. Trong chính “Thánh thần nầy” Thiên Chúa đã mặc khải cho con ngừơi, như là hình ảnh của Ngừời, đạt tới nguyên lý thẳm sâu của sự hợp nhất nầy qua việc kết hiệp giữa ngừơi nam và ngừơi nữ. Sự kết hợp nầy được thể hiện trên nền tảng tình yêu chứa đựng đặc tính thuộc về Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là gì? Đó chính là một tình yêu được bày tỏ qua hành vi “cho”, “nhận” và “đáp trả”. Công đồng Vat. II đã làm sáng tỏ hành vi yêu thương nầy: đây “là hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đó nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa” (GS , số 48). Như vậy, hành vi tự hiến và đón nhận nhau của hai vợ chồng thể hiện trong “một tình yêu không chia xẻ” và biểu lộ qua việc kết hợp thể xác lẫn tâm hồn (x. GS số 49). Cho nên việc kết hợp thể xác “vượt xa xu hướng nhục dục thuần túy” (GS số 49).
 
Tình yêu vợ chồng thể hiện tình yêu Thiên Chúa Ba ngôi trong sự hiệp thông nên một. Do đó cộng đòan yêu thương được hình thành bởi sự kết hợp của tình yêu vợ chồng không thể phân ly. Bởi bản chất của tình yêu luôn hứơng tới hiệp thông nên một. Một tình yêu đựơc gọi là hòan hảo khi người yêu vượt qua chính mình để hướng tới đối tượng yêu, và thông chia tất những gì mình và mình  cho đối tượng mà tình yêu hướng tới. Trong việc thông chia tất cả những gì mì  và mình  cho ngừơi yêu là một hành vi nhân linh, qua đó vợ chồng « không còn là hai nhưng là một xác thịt » (Mt 19, 6), làm nên yếu tố bất khả phân ly trong tình yêu hôn nhân. Đặc tính một vợ một chồng bất khả phân ly của hôn nhân Kitô giáo phù hợp với đức tin về một Thiên Chúa độc thần (x. Deus Caritas est, số 11).
 
Trong trào lưu tục hóa hôm nay, người ta nhìn đến đặc tính bất khả phân ly của hôn nhân Kitô giáo như là một cái gông giữ chặt ngừơi ta mãi trong bất hạnh. Tại sao tôi lại không đựơc phép ly hôn khi mà cuộc sống vợ chồng trở nên hỏa ngục của nhau ?
 
Bản chất hôn nhân Kitô giáo không bao giờ đưa con ngừơi đến chỗ bất hạnh, bởi « vì yêu thương, Thiên Chúa đã dựng nên con người và mời gọi con người đi vào tình thương, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của con ngừơi. Con ngừơi được dựng nr6n theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa là Tình Yêu. Vì Chúa đã dựng nên người nam và người nữ, nên tình yêu hỗ tương giữa họ trở thành hình ảnh của tình yêu tuyệt đối và bền vững mà Thiên Chúa dành cho con người. Dưới mắt Đấng Tạo Hóa thì tình yêu nầy rất tốt đẹp. Thiên Chúa chúc phúc cho tình yêu hôn nâhn để nó trở nên sung mãn cvà thể hiện trong việc bảo tồn công trình sáng tạo : ‘Thiên Chúa chúc phúc cho họ, Ngừơi phán : hãy sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất’ (st 1, 28) » (GLCG, số 1064). Như vậy rõ ràng, tình yêu hôn nhân theo nhãn quan Kitô giáo là một công trình tốt đẹp của Thiên Chúa, và Ngừơi chúc phúc cho tình yêu nầy. Cái « bất hạnh » mà ngừơi ta cảm nhận được trong đời sống hôn nhân, không bắt nguồn từ bản chất của hôn nhân, nhưng khởi sự do tính ích kỷ của con người sống trong đời sống hôn nhân.
 
Thật vậy, người ta ly hôn vì tự ái, ích kỷ, chỉ mong tìm sự hưởng thụ cho riêng mình. « Cái bất hạnh » xảy đến khi vợ chồng đánh mất ý nghĩa đích thực của Tình yêu. Hôn nhân sẽ là hỏa ngục khi một trong hai ngừơi chỉ mong chiếm đoạt, và muốn biến ngừơi bạn đời trở thành người phục vụ cho ý riêng của mình. Điều đó đi ngược lại bản chất của tình yêu đích thực, một tình yêu được thể hiện bởi hành vi “cho”, “nhận” và “đáp trả” với trọn vẹn thể xác và tâm hồn, một tình yêu chứa đựng hai yếu tố “eros” (tình ái – ham muốn) và “agape” (hiến tặng) được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI. trình bày trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” . Theo đó tình yêu khởi đầu là eros “mang tính chất khả giác và vươn lên – hấp dẫn vì hứa hẹn hạnh phúc – nhưng khi đến với người khác, con ngừơi sẽ không luôn hứơng về mình, mà luôn ước muốn đem lại hạnh phúc cho người khác, luốn chăm sóc đến họ, tự hiến mình và muốn hiện diện cho họ. Đó là lúc agape xen vào trong họ, nếu không như thế, con ngừơi sẽ bị hụt hẫng và đánh mất chính bản thân mình . Mặt khác, người ta không thể chỉ sống bằng tình yêu vị tha, và cho đi mãi, họ cũng phải đón nhận.  Ai muốn trao ra tình yêu thì cũng muốn được nhận lại tình yêu như một quà tặng.” (Deus caritas est, số 7)
 
Đặc tính bất khả phân ly một vợ một chồng trong hôn nhân Kitô giáo luôn hướng tới chân trời hy vọng vào sự vui hưởng hạnh phúc đích thật trong Thiên Chúa Ba ngôi, vì hôn nhân Kitô giáo diễn tả tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, và tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội. Với bản tính là Tình yêu, qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa đã đặt để thụ tạo như là hình ảnh của Ngài và tỏ cho họ biết Người yêu thương con người. Tình yêu đó đã được mặc khải trong Cựu ứơc qua việc Thiên Chúa đính kết với Dân Israel mà Người đã tuyển chọn, được cụ thể hóa qua hình ảnh và hôn ước. Tình yêu vợ chồng trở thành hình ảnh và biểu tượng cho giao hôn ước giữa Thiên Chúa với nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người là một tình yêu nhưng không, trung tín, bao dung,  thứ tha, một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu nầy là một tình yêu cao cả “đến nỗi Thiên Chúa chống lại công lý của Người. Người Kitô hữu nhìn thấy Mầu Nhiệm Thập gía đang ẩn tàng trong đó: Thiên Chúa yêu thương con người đến độ trở thành con người, chạy theo họ cho đến độ đi vào cõi chết và nhờ đó đã giao hòa công lý và tình yêu” (Deus caritas est, số 10). Tình yêu nầy trở thành “kiểu mẫu cho tương quan tình yêu trung tín giữa vợ chồng” (X. Familiaris Consortio, số 12). Như vậy, theo nhãn quan Kitô giáo “hôn nhân căn cứ trên một tình yêu đơn nhất và dứt khoát, trở thành cách trình bày sự li6en hệ giữa Thiên Chúa với Dân Người:cách thức Thiên Chúa yêu trở thành tiêu chuẩn cho tình yêu của con người” (Deus caritas est, số 11).
 
Mặc khải trong Tân Ước Thánh nói đến tình yêu vợ chồng diễn tả tình yêu Chúa Kitô và Giáo hội (x. Eph, 5, 31 – 32). Một tình yêu bền vững không biến dạng, không thề phân chia. Tình yêu Đức Kitô dành cho Giáo hội là một tình yều trao tặng, hiến dâng. Cái chết trên Thập gía của Đức Kitô nói đến tình yêu hiến dâng cao độ Người dành cho Giáo hội như là hiền thê. Và Bí tích Thánh Thể là sáng kiến lạ lùng không thể tượng nổi của Tình yêu Đức Kitô dành cho Gíao hội. Chính qua Bí tích nầy Giáo hội như là hiền thê thực sự kết hợp mất thiết với Đức Lang Quân của mình. « Bí tích Thánh Thể lôi kéo chúng ta vào hành động tận hiến của Đức Giêsu . Chúng ta không chỉ đón nhận Logos Nhập thể, nhưng còn được lôi kéo vào sức năng động của sự tận hiến của Người ». (Deus caritas est số 13). Thánh Phaolô nói đến sự tận hiến nầy như mẫu mực của đời sống vợ chồng : « người làm chồng hãy yêu thương vợ mình, như chính Đức Kitô yêu thương Giáo hội và hiến mình vì Giáo hội » (Eph 5, 25). Sự tận hiến của Đức Kitô nhằm mang lại sự sống cho Hiền thê của mình qua việc khai mở cạnh sườn, để từ đó phát sinh nguồn mạch mang lại sự sống vĩnh cửu. Tình yêu của Đức Kitô dành cho Giáo hội, Hiền thê được thể hiện bằng việc biến mạng sống mình trở thành qùa tặng vô gía, qùa tặng mang lại sự sống, biến mình trở thành « lương thực thần linh », để nhờ đó Giáo hội thực sự hòa nhập vào cuộc sống của Đức Kitô, vị lang quân, như là một sự kết hợp thâm sâu vào trong tình yêu. Qua sự kết hợp nầy Giáo hội như nên một với Đức Lang quan của mình,  tư tưởng và tình cảm, ý muốn của Giáo hội luôn trùng khớp với ý muốn của Chúa: “ý muốn của Thiên Chúa không phải là ý muốn xa lạ với tôi … nhưng là ý muốn của chính tôi… trong thực tế, Thiên Chúa hiện diện rất thâm sâu trong tôi hơn là tôi đối với tôi. Từ đó sự phó thác vào Thiên Chúa càng ngày càng lớn lên và Thiên Chúa thực sự trở thành niềm vui cho chúng ta (x. Tv 73, 23 – 28)” (Deus caritas est, số 17). Đó cũng là hành vi tự hiến mà ngừơi chồng dành cho vợ, như thánh Phaolô đã nhắc nhở. Ngừơi chồng thực sự kết hợp với vợ không chỉ bởi những hành vi tính dục, nhưng còn do bởi tự biến đời mình trở thành qùa tặng của niềm vui bằng những sáng kiến của tình yêu, những sáng kiến chứa đựng những hành vi hy sinh, từ bỏ tính ích kỷ hẹp hòi, từ bỏ lối sống hưởng thụ cho cho riêng mình. Tình yêu tự hiến đựơc ví như hạt lúa mì mục nát trong lòng đất để từ đó nẩy sinh nhiều bông hạt. Tình yêu tự hiến là không sống cho mình, nhưng sống cho người mình yêu.
 
Trong mẫu mực tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo hội, Thánh Phaolô còn nhắc nhở: Như Giáo hội tùng phục Chúa Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy” (Eph 5, 24). Chắc chắn thánh Phaolô không muốn những ngừơi vợ trở thành như những người nô lệ của chồng trong đời sống gia đình. Sự tùng phục mà thánh Phaolô muốn những người làm vợ cư xử với chồng, chính là sự tùng phục của một hành vi yêu thương “đón nhận” và “đáp trả”. Như Chúa Con đón nhận tình yêu của Chúa Cha trong một thái độ biết ơn vô cùng và đáp trả hành tình yêu của Cha bằng sự “vâng phục”: “nầy con xin đến để thực thi ý Chúa” (Tv 40), và Đức Kitô còn khẳng định: “Lương thực của Thầy là làm theo ý muốn Đấng đã sai Thầy” (Ga 4, 34). Điều đó nói lên tình yêu thâm sâu của Con dành cho Cha: “Người là Đấng vâng phục tuyệt hảo, từ trời xuống không phải để làm theo ý mình, nhưng để làm theo ý Đấng sai phái Người (x. Ga 6,38 ; Dt 10,5.7). Cũng trong chiều kích nầy, Giáo hội ý thức được tình yêu mà Đức Kitô dành cho mình, Giáo hội đón nhận và đáp trả bằng sự “tùng phục” qua việc vâng theo ý Đấng đã hiến tế mạnh sống để cứu chuộc mình. Sự tùng phục của Giáo hội không là một hành vi ngoại tại như ngừơi nô lệ tùng phục ông chủ, nhưng đây là một hành vi nội tại của việc kết hợp thâm sâu với Đức Lang Quân, để từ đó ý muốn của Đức Kitô trở thành ý muốn của Giáo hội. Và việc Giáo hội tùng phục ý muốn của Đức Kitô được coi như là hành động theo ý muốn của chính Giáo hội. Sự tùng phục trong ngôn ngữ của thánh Phao lô được hiểu đó là sự đính kết không thể phân chia của thân mình với đầu, đó chính là sự gắn kết bởi một tình yêu mãnh lệit mà ngài đã khẳng khái: “ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? (Rom 8, 35).
 
Cũng vậy sự tùng phục của vợ đối với chồng phải là một hành vị nội tại của tình yêu tự hiến mà ngừơi vợ nhận lãnh từ nơi chồng mình. Qua việc kết hợp thâm sâu với chồng người vợ như nhìn thầy hình ảnh của chính mình nơi người chồng, và sự tùng phục như là hành vi gởi trao chính mình với sự tín thác trọn vẹn vào chồng cách hòan tòan, tình yêu luôn tín thác, gắn kết chính mình và hòa nhập tòan thể chính mình vào với ngừơi mình yêu. Vì vậy sự tùng phục của ngừơi vợ dành cho chồng, theo như thánh Phaolô nhắc nhở, không là một hành vi vong thân, nhưng là một hành vi tự do được thể hiện trong tình yêu, người vợ “tùng phục chồng trong mọi sự” cũng có nghĩa là người vợ đang thể hiện ý muốn của mình nơi người chồng, bởi cả hai đã trở thành một huyết nhục (x, Mt 19, 6) qua tình yêu tự hiến cho nhau và đón nhận nhau (x. GS, số 48). Do đó đặc tính bất khả phân ly của định chế hôn nhân không là một cái gì nằm ở ngòai được thêm vào, nhưng nó thuộc bản chất của hôn nhân, nó nằm trong nội tại của định chế hôn nhân. Hôn nhân không là một trao đổi thân xác của người nam và người nữ do bởi hành vi đơn thuần tính dục, nhưng là một sự kết hợp bởi một tình yêu vượt thắng cái tôi ích kỷ, để hướng đến người bạn đời, “không còn tìm lo cho chính bản thân mình – sự chìm đắm trong say mê hạnh phúc – nhưng chỉ muốn điều tốt lành cho ngừơi mình yêu: tình yêu trở thành sự từ bỏ” (Deus caritas est, số 6). Và như thế hành vi tính dục trong hôn nhân không là một hành vi thuần túy sinh lý “nhưng có liên hệ đến nhân vị trong mức thâm sâu nhất mà nhân vị ấy có được. Tính dục ấy chỉ đựơc thực hiện một cách nhân bản đích thực, nếu nó là một thành phần làm nên tình yêu, trong đó người nam và người nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau cho đến chết. Sự trao hiến hòan tòan theo thể xác sẽ gỉa dối nếu nó không là dấu chỉ và kết qủa của sự trao hiến cả ngôi vị, trong đó tòan thể ngôi vị hiện diện, cả trong chiều kích trần tục của nó. Nếu người ta dành lại bất cứ điều gì, hoặc dành cho mình quyền có thể quyết định khác đi sau nầy, thì như htế không còn là một sự trao hiền hòan tòan nũa” (Familiaris consortio, số 11).
 
Như vậy rõ ràng hôn nhân theo nhãn quan Kitô giáo là một hành vi yêu thương cao cả, nó làm thăng tiến phẩm giá con ngừơi và kiến tạo một cộng đoàn hợp nhất qua yêu thương hỗ tương nhân vị. Để đạt được điều đó hôn nhân luôn đòi hỏi sự trung tín bất khả phân ly. Do đó việc ly hôn không là phương thế để giải quyết “mối bất hòa giữa vợ chồng”, bởi sau ly hôn người ta thường cảm thấy hụt hẫng, chán chường. Phương thế chữa trị những mâu thuẫn, bất hòa giữa vợ chồng chính là tái khám phá lại tình yêu hai người trao cho nhau. Giáo hội luôn kêu gọi các gia đình Kitô hữu luôn canh tân tình yêu vợ chồng để “gia đình luôn môi trường ưu tiên trong đó mỗi thành phần học sống cho đi và lãnh nhận tình thương”, (Đức Bênêđictô, diễn văn bế mạc đại hội gia đình thế giới lần V. tại Valencia – Tây Ban Nha , 9/7/2006). Vợ chồng nỗ lực kiểm điểm chính mình thay vì đỗ lỗi cho nhau mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, để “con cái có thể cảm nghiệm những giây phút hoà hợp và đầy tình thương của cha mẹ, nhiều hơn là những giây phút bất hoà hay lãnh đạm, bởi vì tình yêu giữa cha mẹ cống hiến cho con cái một sự an toàn to lớn và dạy cho con cái biết nét đẹp của tình yêu trung thành và bền lâu” (Đức Bênêđictô, diễn văn bế mạc đại hội gia đình thế giới lần V. tại Valencia – Tây Ban Nha).
 
Lm Antôn Hà văn Minh
 

[1] Bùi thế Trọng, Gia đình là bến đỗ bình yên”, Báo Tuồi trẻ, Chủ nhật ngày 13-8-2006, tr.7.
[2] Nguyễn Thiện, Lung Linh Ngọn Nến Gia Đình, trong Báo Phụ Nữ, Năm thứ 31, số 48, ngày 27-06-2006, tr. 5.