ĐỜI HÔN NHÂN VÀ KHIẾT TỊNH BỔ TÚC CHO NHAU VÌ NƯỚC TRỜI

ĐỜI HÔN NHÂN VÀ KHIẾT TỊNH BỔ TÚC CHO NHAU VÌ NƯỚC TRỜI

1. Chúng ta tiếp tục suy tư về những lời Đức Kitô nói với các môn đệ Người về đời sống khiết tịnh «vì Nước Trời», theo Tin mừng Matthêu (19,10-12).

Một lần nữa chúng ta công nhận rằng những lời lẽ cô đọng này hết sức phong phú và chính xác, hàm chứa nhiều hệ luận cả về mặt học thuyết lẫn mục vụ, đồng thời chúng chỉ ra một biên giới đúng đắn cho vấn đề này. Như thế có nghĩa là mọi lối giải thích theo xu hướng Maniché đều chắc chắn nằm ngoài biên giới này, và theo những lời Đức Kitô nói trong bài giảng trên núi, dục vọng tà dâm «trong lòng» cũng ở ngoài biên giới ấy (Mt 5,27-28).

Trong những lời Đức Kitô nói về sự khiết tịnh «vì Nước Trời» không có một ám chỉ nào về việc hôn nhân «thấp kém hơn» vì liên quan đến «thân xác», hay liên quan đến yếu tính của hôn nhân, hệ tại nơi sự kết hợp của người nam và người nữ nên «một xương một thịt» (x. St 2,24: «cả hai thành một xương một thịt»). Những lời của Đức Kitô trong Mt 19,11-12 (cũng như những lời của Phaolô trong thư Thứ Nhất gởi tín hữu Corintô, ch.7) không là lí do ủng hộ cho quan điểm xem hôn nhân «thấp kém hơn» hay đời độc thân khiết tịnh «cao quí hơn», vì nói đến sự kiêng khem «kết hợp» vợ chồng «nơi thân xác». Những lời của Đức Kitô về việc này là hết sức rõ ràng. Người đề nghị với các môn đệ lí tưởng sống khiết tịnh và mời gọi họ sống theo đó, không phải vì Người có định kiến và coi việc kết hợp vợ chồng nơi thân xác là chuyện hèn hạ, nhưng chỉ «vì Nước Trời».

2. Dưới ánh sáng đó, sẽ rất hữu ích nếu chính diễn ngữ «vì Nước Trời» được đào sâu để hiểu cho rõ ràng hơn; và sau đây chúng ta sẽ cố làm điều đó, ít nhất một cách tóm lược. Tuy nhiên, để hiểu cho đúng mối quan hệ giữa hôn nhân và độc thân khiết tịnh mà Đức Kitô nói tới, và như toàn thể truyền thống đã hiểu, cần phải nói thêm rằng sự kiện được cho là đời sống này «cao quí hơn» hay «thấp kém hơn» đời sống kia nằm trong giới hạn của sự bổ túc cho nhau giữa đời hôn nhân và độc thân khiết tịnh vì Nước Trời. Hôn nhân và khiết tịnh tự chúng không trái nghịch nhau cũng không chia rẽ cộng đồng nhân loại (và kitô hữu) thành hai nhóm (như thể, một nhóm gồm «những người hoàn hảo» bởi lối sống tiết dục và nhóm kia gồm «những người bất toàn» hay kém hoàn hảo hơn do thực tế đời sống vợ chồng). Nhưng hai hoàn cảnh sống cơ bản này, hay như người ta vẫn quen nói, hai «bậc sống» này, theo một nghĩa nào đó bổ túc và soi sáng ý nghĩa cho nhau, về hiện hữu và đời sống (kitô hữu) của cộng đồng này (Cộng đồng tự thể hiện trong toàn thể và trong tất cả các thành viên của nó trong chiều kích nước Thiên Chúa và có một định hướng cánh chung thuộc riêng của nước ấy). Như thế, về chiều kích này và định hướng này (điều mà toàn thể cộng đồng, nghĩa là mọi người thuộc về cộng đồng ấy, phải tham dự trong đức tin) đời khiết tịnh «vì Nước Trời» có một tầm quan trọng đặc biệt và một sức ảnh hưởng đặc biệt đối với những người sống đời hôn nhân. Mà, ai cũng biết, những người sống đời hôn nhân lại là đa số.

3. Sự bổ túc được hiểu như thế xem ra có cơ sở ở trong lời của Đức Kitô theo Mt 19,11-12 (và cả trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô, ch.7). Nhưng cách hiểu cho là hai bậc sống ấy đối nghịch (cho những người nam hay nữ sống độc thân khiết tịnh tạo thành một tầng lớp «những con người hoàn hảo», và những người kết hôn làm thành một tầng lớp «những con người bất toàn» hay «kém hoàn hảo hơn») thì không có một chút cơ sở nào. Theo một truyền thống thần học nào đó, nếu như người ta có nói tới bậc sống hoàn hảo (status perfectionis), nói thế không phải bởi vì tiết dục là lí do của sự hoàn hảo, nhưng liên quan đến toàn thể đời sống dựa trên các lời khuyên phúc âm (nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục), vì bậc sống ấy là lời đáp ứng với tiếng gọi của Đức Kitô hướng đến sự hoàn hảo («Nếu anh em muốn nên hoàn hảo...»: Mt 19,21). Sự hoàn hảo của đời sống kitô hữu, thật ra, được đo bởi thước đo đức bác ái. Cho nên, một người sống trong «bậc hoàn hảo» (nghĩa là sống trong một tổ chức thiết lập chương trình sống của mình dựa trên các lời khấn nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục), mà không sống trong một dòng tu, nhưng sống trong «thế gian», thực sự có thể đạt đến một mức độ hoàn hảo cao hơn (thước đo là đức ái) người sống trong «bậc hoàn hảo» mà ít sống đức ái. Tuy nhiên, các lời khuyên phúc âm chắc chắn giúp ta đạt đến một đức ái tròn đầy hơn. Dó đó, ai đạt đến đức ái viên mãn ấy, dẫu không sống trong một tu hội thể chế hóa «bậc hoàn hảo», thì cũng đạt đến sự hoàn hảo do đức ái ấy mang lại, nhờ trung thành sống tinh thần các lời khuyên phúc âm. Ai cũng có thể đạt đến sự hoàn hảo ấy, dù sống trong một «dòng tu » hay sống giữa «thế gian».

4. Vì thế, những lời của Đức Kitô nói trong Mt 19,11-12 xem ra tương thích với việc ta hiểu về sự bổ túc của đời hôn nhân và đời độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời» về ý nghĩa và về các tầm mức của chúng. Trong đời sống của cộng đoàn kitô hữu đích thực, những thái độ sống và những giá trị riêng của bậc sống này và bậc sống kia (nghĩa là chọn lựa thực sự và có ý thức như một ơn gọi cho toàn thể cuộc đời trần gian này và hướng tới viễn ảnh «Giáo hội thiên quốc») bổ túc cho nhau và theo một nghĩa nào đó xâm nhập vào nhau. Tình yêu hôn phối hoàn hảo phải có đặc tính trung thành và trao hiến cho người phối ngẫu duy nhất, đó cũng là cơ sở của lời khấn tu trì và độc thân linh mục. Xét cho cùng, bản chất của cả hai loại tình yêu này đều có đặc tính «hôn phối», nghĩa là được diễn tả qua sự hoàn toàn tự hiến. Cả hai tình yêu này đều hướng tới diễn tả ý nghĩa hôn phối của thân xác, đây là điều đã được ghi dấu «từ thuở ban đầu» trong cấu trúc ngã vị của người nam và người nữ.

Chúng ta sẽ quay lại luận cứ này sau.

5. Đàng khác, tình yêu hôn phối được diễn tả qua đời sống độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời», phải triển nở trong qui luật của mình sao cho đạt tới «phụ tính» hay «mẫu tính» thiêng liêng (hay đúng hơn đạt tới được «sự phong nhiêu của Thánh Thần», điều chúng ta đã từng nói tới), tương tự như tình yêu vợ chồng chín muồi thì đạt tới mức được làm cha làm mẹ thể lí và trong chức trách đó đôi bạn xác nhận tình yêu hôn phối thực sự nghĩa là gì. Về phần mình, việc cha mẹ sinh con chỉ có ý nghĩa đầy đủ khi được bổ túc bởi phụ tính và mẫu tính thiêng liêng, vốn được biểu lộ qua và là hoa quả của toàn thể công trình giáo dục của cha mẹ đối với con cái sinh ra do sự kết hợp hôn phối qua thân xác của họ.

Như chúng ta thấy, có rất nhiều phương diện và lãnh vực hai ơn gọi (theo nghĩa của Tin mừng) này bổ túc cho nhau, ơn gọi của «những người lấy vợ lấy chồng» (Lc 20,34) và ơn gọi của những người ý thức và tự nguyện chọn đời độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời» (Mt 19,12).

Trong Thư Thứ Nhất gửi Tín hữu Côrintô (mà chúng ta sẽ phân tích sau đây trong khi khảo cứu), thánh Phaolô sẽ viết về đề tài sau đây: «Mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác».

Lm.Luy Nguyễn Anh Tuấn chuyển dịch

1. Chúng ta tiếp tục suy tư về những lời Đức Kitô nói với các môn đệ Người về đời sống khiết tịnh «vì Nước Trời», theo Tin mừng Matthêu (19,10-12).

Một lần nữa chúng ta công nhận rằng những lời lẽ cô đọng này hết sức phong phú và chính xác, hàm chứa nhiều hệ luận cả về mặt học thuyết lẫn mục vụ, đồng thời chúng chỉ ra một biên giới đúng đắn cho vấn đề này. Như thế có nghĩa là mọi lối giải thích theo xu hướng Maniché đều chắc chắn nằm ngoài biên giới này, và theo những lời Đức Kitô nói trong bài giảng trên núi, dục vọng tà dâm «trong lòng» cũng ở ngoài biên giới ấy (Mt 5,27-28).

Trong những lời Đức Kitô nói về sự khiết tịnh «vì Nước Trời» không có một ám chỉ nào về việc hôn nhân «thấp kém hơn» vì liên quan đến «thân xác», hay liên quan đến yếu tính của hôn nhân, hệ tại nơi sự kết hợp của người nam và người nữ nên «một xương một thịt» (x. St 2,24: «cả hai thành một xương một thịt»). Những lời của Đức Kitô trong Mt 19,11-12 (cũng như những lời của Phaolô trong thư Thứ Nhất gởi tín hữu Corintô, ch.7) không là lí do ủng hộ cho quan điểm xem hôn nhân «thấp kém hơn» hay đời độc thân khiết tịnh «cao quí hơn», vì nói đến sự kiêng khem «kết hợp» vợ chồng «nơi thân xác». Những lời của Đức Kitô về việc này là hết sức rõ ràng. Người đề nghị với các môn đệ lí tưởng sống khiết tịnh và mời gọi họ sống theo đó, không phải vì Người có định kiến và coi việc kết hợp vợ chồng nơi thân xác là chuyện hèn hạ, nhưng chỉ «vì Nước Trời».

2. Dưới ánh sáng đó, sẽ rất hữu ích nếu chính diễn ngữ «vì Nước Trời» được đào sâu để hiểu cho rõ ràng hơn; và sau đây chúng ta sẽ cố làm điều đó, ít nhất một cách tóm lược. Tuy nhiên, để hiểu cho đúng mối quan hệ giữa hôn nhân và độc thân khiết tịnh mà Đức Kitô nói tới, và như toàn thể truyền thống đã hiểu, cần phải nói thêm rằng sự kiện được cho là đời sống này «cao quí hơn» hay «thấp kém hơn» đời sống kia nằm trong giới hạn của sự bổ túc cho nhau giữa đời hôn nhân và độc thân khiết tịnh vì Nước Trời. Hôn nhân và khiết tịnh tự chúng không trái nghịch nhau cũng không chia rẽ cộng đồng nhân loại (và kitô hữu) thành hai nhóm (như thể, một nhóm gồm «những người hoàn hảo» bởi lối sống tiết dục và nhóm kia gồm «những người bất toàn» hay kém hoàn hảo hơn do thực tế đời sống vợ chồng). Nhưng hai hoàn cảnh sống cơ bản này, hay như người ta vẫn quen nói, hai «bậc sống» này, theo một nghĩa nào đó bổ túc và soi sáng ý nghĩa cho nhau, về hiện hữu và đời sống (kitô hữu) của cộng đồng này (Cộng đồng tự thể hiện trong toàn thể và trong tất cả các thành viên của nó trong chiều kích nước Thiên Chúa và có một định hướng cánh chung thuộc riêng của nước ấy). Như thế, về chiều kích này và định hướng này (điều mà toàn thể cộng đồng, nghĩa là mọi người thuộc về cộng đồng ấy, phải tham dự trong đức tin) đời khiết tịnh «vì Nước Trời» có một tầm quan trọng đặc biệt và một sức ảnh hưởng đặc biệt đối với những người sống đời hôn nhân. Mà, ai cũng biết, những người sống đời hôn nhân lại là đa số.

3. Sự bổ túc được hiểu như thế xem ra có cơ sở ở trong lời của Đức Kitô theo Mt 19,11-12 (và cả trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô, ch.7). Nhưng cách hiểu cho là hai bậc sống ấy đối nghịch (cho những người nam hay nữ sống độc thân khiết tịnh tạo thành một tầng lớp «những con người hoàn hảo», và những người kết hôn làm thành một tầng lớp «những con người bất toàn» hay «kém hoàn hảo hơn») thì không có một chút cơ sở nào. Theo một truyền thống thần học nào đó, nếu như người ta có nói tới bậc sống hoàn hảo (status perfectionis), nói thế không phải bởi vì tiết dục là lí do của sự hoàn hảo, nhưng liên quan đến toàn thể đời sống dựa trên các lời khuyên phúc âm (nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục), vì bậc sống ấy là lời đáp ứng với tiếng gọi của Đức Kitô hướng đến sự hoàn hảo («Nếu anh em muốn nên hoàn hảo...»: Mt 19,21). Sự hoàn hảo của đời sống kitô hữu, thật ra, được đo bởi thước đo đức bác ái. Cho nên, một người sống trong «bậc hoàn hảo» (nghĩa là sống trong một tổ chức thiết lập chương trình sống của mình dựa trên các lời khấn nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục), mà không sống trong một dòng tu, nhưng sống trong «thế gian», thực sự có thể đạt đến một mức độ hoàn hảo cao hơn (thước đo là đức ái) người sống trong «bậc hoàn hảo» mà ít sống đức ái. Tuy nhiên, các lời khuyên phúc âm chắc chắn giúp ta đạt đến một đức ái tròn đầy hơn. Dó đó, ai đạt đến đức ái viên mãn ấy, dẫu không sống trong một tu hội thể chế hóa «bậc hoàn hảo», thì cũng đạt đến sự hoàn hảo do đức ái ấy mang lại, nhờ trung thành sống tinh thần các lời khuyên phúc âm. Ai cũng có thể đạt đến sự hoàn hảo ấy, dù sống trong một «dòng tu » hay sống giữa «thế gian».

4. Vì thế, những lời của Đức Kitô nói trong Mt 19,11-12 xem ra tương thích với việc ta hiểu về sự bổ túc của đời hôn nhân và đời độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời» về ý nghĩa và về các tầm mức của chúng. Trong đời sống của cộng đoàn kitô hữu đích thực, những thái độ sống và những giá trị riêng của bậc sống này và bậc sống kia (nghĩa là chọn lựa thực sự và có ý thức như một ơn gọi cho toàn thể cuộc đời trần gian này và hướng tới viễn ảnh «Giáo hội thiên quốc») bổ túc cho nhau và theo một nghĩa nào đó xâm nhập vào nhau. Tình yêu hôn phối hoàn hảo phải có đặc tính trung thành và trao hiến cho người phối ngẫu duy nhất, đó cũng là cơ sở của lời khấn tu trì và độc thân linh mục. Xét cho cùng, bản chất của cả hai loại tình yêu này đều có đặc tính «hôn phối», nghĩa là được diễn tả qua sự hoàn toàn tự hiến. Cả hai tình yêu này đều hướng tới diễn tả ý nghĩa hôn phối của thân xác, đây là điều đã được ghi dấu «từ thuở ban đầu» trong cấu trúc ngã vị của người nam và người nữ.

Chúng ta sẽ quay lại luận cứ này sau.

5. Đàng khác, tình yêu hôn phối được diễn tả qua đời sống độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời», phải triển nở trong qui luật của mình sao cho đạt tới «phụ tính» hay «mẫu tính» thiêng liêng (hay đúng hơn đạt tới được «sự phong nhiêu của Thánh Thần», điều chúng ta đã từng nói tới), tương tự như tình yêu vợ chồng chín muồi thì đạt tới mức được làm cha làm mẹ thể lí và trong chức trách đó đôi bạn xác nhận tình yêu hôn phối thực sự nghĩa là gì. Về phần mình, việc cha mẹ sinh con chỉ có ý nghĩa đầy đủ khi được bổ túc bởi phụ tính và mẫu tính thiêng liêng, vốn được biểu lộ qua và là hoa quả của toàn thể công trình giáo dục của cha mẹ đối với con cái sinh ra do sự kết hợp hôn phối qua thân xác của họ.

Như chúng ta thấy, có rất nhiều phương diện và lãnh vực hai ơn gọi (theo nghĩa của Tin mừng) này bổ túc cho nhau, ơn gọi của «những người lấy vợ lấy chồng» (Lc 20,34) và ơn gọi của những người ý thức và tự nguyện chọn đời độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời» (Mt 19,12).

Trong Thư Thứ Nhất gửi Tín hữu Côrintô (mà chúng ta sẽ phân tích sau đây trong khi khảo cứu), thánh Phaolô sẽ viết về đề tài sau đây: «Mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác».

Lm.Luy Nguyễn Anh Tuấn chuyển dịch

1. Chúng ta tiếp tục suy tư về những lời Đức Kitô nói với các môn đệ Người về đời sống khiết tịnh «vì Nước Trời», theo Tin mừng Matthêu (19,10-12).

Một lần nữa chúng ta công nhận rằng những lời lẽ cô đọng này hết sức phong phú và chính xác, hàm chứa nhiều hệ luận cả về mặt học thuyết lẫn mục vụ, đồng thời chúng chỉ ra một biên giới đúng đắn cho vấn đề này. Như thế có nghĩa là mọi lối giải thích theo xu hướng Maniché đều chắc chắn nằm ngoài biên giới này, và theo những lời Đức Kitô nói trong bài giảng trên núi, dục vọng tà dâm «trong lòng» cũng ở ngoài biên giới ấy (Mt 5,27-28).

Trong những lời Đức Kitô nói về sự khiết tịnh «vì Nước Trời» không có một ám chỉ nào về việc hôn nhân «thấp kém hơn» vì liên quan đến «thân xác», hay liên quan đến yếu tính của hôn nhân, hệ tại nơi sự kết hợp của người nam và người nữ nên «một xương một thịt» (x. St 2,24: «cả hai thành một xương một thịt»). Những lời của Đức Kitô trong Mt 19,11-12 (cũng như những lời của Phaolô trong thư Thứ Nhất gởi tín hữu Corintô, ch.7) không là lí do ủng hộ cho quan điểm xem hôn nhân «thấp kém hơn» hay đời độc thân khiết tịnh «cao quí hơn», vì nói đến sự kiêng khem «kết hợp» vợ chồng «nơi thân xác». Những lời của Đức Kitô về việc này là hết sức rõ ràng. Người đề nghị với các môn đệ lí tưởng sống khiết tịnh và mời gọi họ sống theo đó, không phải vì Người có định kiến và coi việc kết hợp vợ chồng nơi thân xác là chuyện hèn hạ, nhưng chỉ «vì Nước Trời».

2. Dưới ánh sáng đó, sẽ rất hữu ích nếu chính diễn ngữ «vì Nước Trời» được đào sâu để hiểu cho rõ ràng hơn; và sau đây chúng ta sẽ cố làm điều đó, ít nhất một cách tóm lược. Tuy nhiên, để hiểu cho đúng mối quan hệ giữa hôn nhân và độc thân khiết tịnh mà Đức Kitô nói tới, và như toàn thể truyền thống đã hiểu, cần phải nói thêm rằng sự kiện được cho là đời sống này «cao quí hơn» hay «thấp kém hơn» đời sống kia nằm trong giới hạn của sự bổ túc cho nhau giữa đời hôn nhân và độc thân khiết tịnh vì Nước Trời. Hôn nhân và khiết tịnh tự chúng không trái nghịch nhau cũng không chia rẽ cộng đồng nhân loại (và kitô hữu) thành hai nhóm (như thể, một nhóm gồm «những người hoàn hảo» bởi lối sống tiết dục và nhóm kia gồm «những người bất toàn» hay kém hoàn hảo hơn do thực tế đời sống vợ chồng). Nhưng hai hoàn cảnh sống cơ bản này, hay như người ta vẫn quen nói, hai «bậc sống» này, theo một nghĩa nào đó bổ túc và soi sáng ý nghĩa cho nhau, về hiện hữu và đời sống (kitô hữu) của cộng đồng này (Cộng đồng tự thể hiện trong toàn thể và trong tất cả các thành viên của nó trong chiều kích nước Thiên Chúa và có một định hướng cánh chung thuộc riêng của nước ấy). Như thế, về chiều kích này và định hướng này (điều mà toàn thể cộng đồng, nghĩa là mọi người thuộc về cộng đồng ấy, phải tham dự trong đức tin) đời khiết tịnh «vì Nước Trời» có một tầm quan trọng đặc biệt và một sức ảnh hưởng đặc biệt đối với những người sống đời hôn nhân. Mà, ai cũng biết, những người sống đời hôn nhân lại là đa số.

3. Sự bổ túc được hiểu như thế xem ra có cơ sở ở trong lời của Đức Kitô theo Mt 19,11-12 (và cả trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô, ch.7). Nhưng cách hiểu cho là hai bậc sống ấy đối nghịch (cho những người nam hay nữ sống độc thân khiết tịnh tạo thành một tầng lớp «những con người hoàn hảo», và những người kết hôn làm thành một tầng lớp «những con người bất toàn» hay «kém hoàn hảo hơn») thì không có một chút cơ sở nào. Theo một truyền thống thần học nào đó, nếu như người ta có nói tới bậc sống hoàn hảo (status perfectionis), nói thế không phải bởi vì tiết dục là lí do của sự hoàn hảo, nhưng liên quan đến toàn thể đời sống dựa trên các lời khuyên phúc âm (nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục), vì bậc sống ấy là lời đáp ứng với tiếng gọi của Đức Kitô hướng đến sự hoàn hảo («Nếu anh em muốn nên hoàn hảo...»: Mt 19,21). Sự hoàn hảo của đời sống kitô hữu, thật ra, được đo bởi thước đo đức bác ái. Cho nên, một người sống trong «bậc hoàn hảo» (nghĩa là sống trong một tổ chức thiết lập chương trình sống của mình dựa trên các lời khấn nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục), mà không sống trong một dòng tu, nhưng sống trong «thế gian», thực sự có thể đạt đến một mức độ hoàn hảo cao hơn (thước đo là đức ái) người sống trong «bậc hoàn hảo» mà ít sống đức ái. Tuy nhiên, các lời khuyên phúc âm chắc chắn giúp ta đạt đến một đức ái tròn đầy hơn. Dó đó, ai đạt đến đức ái viên mãn ấy, dẫu không sống trong một tu hội thể chế hóa «bậc hoàn hảo», thì cũng đạt đến sự hoàn hảo do đức ái ấy mang lại, nhờ trung thành sống tinh thần các lời khuyên phúc âm. Ai cũng có thể đạt đến sự hoàn hảo ấy, dù sống trong một «dòng tu » hay sống giữa «thế gian».

4. Vì thế, những lời của Đức Kitô nói trong Mt 19,11-12 xem ra tương thích với việc ta hiểu về sự bổ túc của đời hôn nhân và đời độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời» về ý nghĩa và về các tầm mức của chúng. Trong đời sống của cộng đoàn kitô hữu đích thực, những thái độ sống và những giá trị riêng của bậc sống này và bậc sống kia (nghĩa là chọn lựa thực sự và có ý thức như một ơn gọi cho toàn thể cuộc đời trần gian này và hướng tới viễn ảnh «Giáo hội thiên quốc») bổ túc cho nhau và theo một nghĩa nào đó xâm nhập vào nhau. Tình yêu hôn phối hoàn hảo phải có đặc tính trung thành và trao hiến cho người phối ngẫu duy nhất, đó cũng là cơ sở của lời khấn tu trì và độc thân linh mục. Xét cho cùng, bản chất của cả hai loại tình yêu này đều có đặc tính «hôn phối», nghĩa là được diễn tả qua sự hoàn toàn tự hiến. Cả hai tình yêu này đều hướng tới diễn tả ý nghĩa hôn phối của thân xác, đây là điều đã được ghi dấu «từ thuở ban đầu» trong cấu trúc ngã vị của người nam và người nữ.

Chúng ta sẽ quay lại luận cứ này sau.

5. Đàng khác, tình yêu hôn phối được diễn tả qua đời sống độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời», phải triển nở trong qui luật của mình sao cho đạt tới «phụ tính» hay «mẫu tính» thiêng liêng (hay đúng hơn đạt tới được «sự phong nhiêu của Thánh Thần», điều chúng ta đã từng nói tới), tương tự như tình yêu vợ chồng chín muồi thì đạt tới mức được làm cha làm mẹ thể lí và trong chức trách đó đôi bạn xác nhận tình yêu hôn phối thực sự nghĩa là gì. Về phần mình, việc cha mẹ sinh con chỉ có ý nghĩa đầy đủ khi được bổ túc bởi phụ tính và mẫu tính thiêng liêng, vốn được biểu lộ qua và là hoa quả của toàn thể công trình giáo dục của cha mẹ đối với con cái sinh ra do sự kết hợp hôn phối qua thân xác của họ.

Như chúng ta thấy, có rất nhiều phương diện và lãnh vực hai ơn gọi (theo nghĩa của Tin mừng) này bổ túc cho nhau, ơn gọi của «những người lấy vợ lấy chồng» (Lc 20,34) và ơn gọi của những người ý thức và tự nguyện chọn đời độc thân khiết tịnh «vì Nước Trời» (Mt 19,12).

Trong Thư Thứ Nhất gửi Tín hữu Côrintô (mà chúng ta sẽ phân tích sau đây trong khi khảo cứu), thánh Phaolô sẽ viết về đề tài sau đây: «Mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác».

Lm.Luy Nguyễn Anh Tuấn chuyển dịch