Bốn bí quyết cho một gia đình hạnh phúc

Bốn bí quyết cho một gia đình hạnh phúc

Bốn bí quyết cho một gia đình hạnh phúc

Gia đình chính là nơi hạnh phúc và yên ấm nhất nhất. Ở đó, những mối quan hệ thân thương và gần gũi giúp ta có thêm nguồn sức mạnh và tinh thần bất tận. Nhưng để tạo nên và giữ gìn hạnh phúc trong gia đình đòi hỏi mỗi cá nhân phải có sự nỗ lực hết mình và thái độ xây dựng để đem lại niềm hạnh phúc đó. Điều này được đúc kết trong bốn bí quyết sau:

Bí quyết đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: TÌNH YÊU

Về lý tưởng thì đó là thứ tình yêu không vị kỷ, mang hai người khác giới đến với nhau, tạo nên một gia đình bằng những niềm vui và những đứa trẻ. Tình yêu này chính là sự thúc đẩy tự nhiên, ràng buộc các thành viên gia đình lại với nhau.

Thế nhưng, nếu không được chăm sóc tình yêu cũng có thể bị khô héo và chết đi. Vì thế, chỉ có sự gắn kết gần gũi, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau mới duy trì được tình yêu ấm áp trong gia đình. Khi cha mẹ quá bận công việc hay dành ít thời gian cho con cái, thì khoảng cách sẽ dần hình thành. Trẻ con yêu cha mẹ theo lẽ tự nhiên và mong muốn có được tình yêu thương ngược lại từ cha mẹ. 

Nhiều trẻ đã bộc lộ sự chán nản và cay cú khi cha mẹ chỉ biết đến công việc và sau công việc là “dán mắt” vào tivi cho đến giờ đi ngủ. Bởi lẽ trẻ cũng cần có cơ hội bộc lộ cảm xúc của mình với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương lại. 

Vì thế, tình cảm nồng ấm được thể hiện rõ nhất ở sự quan tâm, sự chăm sóc nhau tránh những bất hòa và khó chịu trong gia đình. Đó là nguồn hạnh phúc lớn lao nhất ở mỗi gia đình mà không một đồ vật giá trị nào có thể thay thế được.

Bí quyết thứ hai để có hạnh phúc gia đình là NIỀM TIN:

Niềm tin ở đây bao gồm các khía cạnh: thật thà, tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau, những yếu tố này hợp lại tạo nên hạnh phúc. Niềm tin là nền tảng vững chắc để mang lại hạnh phúc trong gia đình điều đó đồng nghĩa với việc một gia đình được coi là hạnh phúc khi cha mẹ biết điều khiển bản thân để có niềm tin tuyệt đối vào những thành viên khác và truyền niềm tin đó cho con cái mình.

Trong cuộc sống, nếu cha mẹ thể hiện lòng trung thành với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa thì chắc chắn theo bản năng họ sẽ nhận được sự tin tưởng của con cái mình và ngược lại, con cái cũng có niềm tin vào cha mẹ. 

Bí quyết thứ ba để hạnh phúc là TỰ GIÁC 

Sự tự giác chỉ được hình thành dần dần và rút ra một cách khó khăn từ kỷ luật. Một thế hệ trước, chúng ta xem xét lứa tuổi cho phép trẻ em được ra quyết định của mình và được tự do làm mọi thứ. Ngày nay, các chuyên gia thần học hầu như hoàn toàn đồng ý rằng những sự cho phép như trên không những không làm cho trẻ vui vẻ hơn mà còn là bi kịch đối với cả con cái và cha mẹ. Điều này khiến trẻ tìm tới rượu, sử dụng thuốc kích thích, phạm tội, bỏ nhà đi, thậm chí là tự tử.  

Đến khi, trẻ trưởng thành đến một ngưỡng nào đó về tính cách và sự suy xét, biết tự quản lý tính tự giác của bản thân thì cha mẹ càng cần phải quan tâm, hướng dẫn con cái về mọi vấn đề. Cha mẹ cần biết, khả năng quan sát của con còn hạn chế nên cần nhấn mạnh với con rằng có những điều đúng và có những điều sai. Khi có sự hướng dẫn và nguyên tắc trở thành điều cần thiết thì mọi việc sẽ được thực hiện với tình cảm chứ không hề có sự tức giận hay phá hoại.

Bí quyết thứ tư là TRÁCH NHIỆM 

Trách nhiệm là sự phát triển tự nhiên từ 3 bí quyết trên. Một gia đình tràn ngập tình yêu, và sự tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau và có sự hướng dẫn và sửa chữa tính tự giác cho nhau thì kết quả tự nhiên là sinh ra trách nhiệm. Mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy có trách nhiệm với người khác, một thứ trách nhiệm xứng đáng với sự tin tưởng và lòng tin cậy vào một lời hứa, vào việc thực hiện công việc hay nhiệm vụ của mình.  

Khi ý nghĩa của trách nhiệm trở thành một thói quen, nó sẽ không chỉ dừng ở gia đình mà còn mở rộng tới bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên…

Nếu các thành viên trong gia đình có một chút hay không có chút nào sự tin tưởng lẫn nhau, khi mọi người gần như không phụ thuộc vào những gì người khác làm và định làm thì hậu quả tất yếu không thể tránh được là sự bất hạnh và bi kịch trong gia đình. Ngược lại, khi các thành viên gia đình có lòng tin vào nhau, thông qua tính tự giác xây dựng một thói quen trách nhiệm thì đảm bảo đó sẽ là một nền tảng vững chắc cho một gia đình không những chỉ hạnh phúc mà còn rất thành công trong cuộc sống. 

 

 

Theo Afamily