KITÔ HỮU ĐƯỢC MỜI GỌI BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ MARIO STURZO TỚI ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI

KITÔ HỮU ĐƯỢC MỜI GỌI BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ MARIO STURZO TỚI ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI

 

KITÔ HỮU ĐƯỢC MỜI GỌI BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI
TỪ MARIO STURZO TỚI ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI

  Lm. Luca Crapanzano

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh và 70 năm qua đời (Caltagirone 2.10.1861 - Piazza Armerina 12.11.1941) của Đức Giám Mục Mario Sturzo (Nguyên Giám mục của Giáo phận Piazza Armerina thuộc đảo Sicily – Nước Ý, đã được mở án phong chân phước), linh mục Luca Crapanzano thuộc giáo phận Piazza Armerina giới thiệu với độc giả Việt Nam đôi nét về tư tưởng của Đức Giám Mục.

 

 

Dường như hơi liều lĩnh để so sánh giữa hai nhân cách khá xa do những quan điểm khác nhau giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Giám Mục Mario Sturzo. Nhưng dưới cái nhìn “người Kitô hữu được mời gọi để biến đổi thế giới” thì không phải như vậy: chứng tá ​​Kitô giáo như là sự biến đổi thế giới.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa nhật Truyền giáo năm 2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi các vị thừa sai và mọi người thiện chí hãy là những tín hữu trung thành với Tin Mừng: «Nhiệm vụ truyền giáo không phải là việc cách mạng hóa thế giới nhưng là biến đổi nó, kín múc sức mạnh từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng “triệu tập chúng ta đến bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, để cảm nếm ơn được chính Chúa hiện diện, để được huấn luyện trong trường của Chúa và không ngừng ý thức hơn nữa phải sống kết hiệp với Người, Đấng là Thầy và là Chúa>>. Người Kitô hữu cho rằng Đức Thánh Cha phải "mang vác" các mối âu lo của thế giới và cũng phải tìm cách để "trả lại cho nó" ý nghĩa đầy đủ trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. “Chính từ cuộc gặp gỡ với Tình Yêu Thiên Chúa vốn làm thay đổi cuộc đời chúng ta, chúng ta mới có thể kết hiệp với Chúa và với nhau, đồng thời trao cho anh chị em mình một chứng từ đáng tin cậy, khiến chúng ta có lý do tìm được niềm hy vọng trong chính bản thân chúng ta. Những lời của Đức Thánh Cha chứa đựng lôgíc của sự đón nhận để rồi người ta biến nó thành quà tặng.

Tư tưởng đó có vẻ lạ lẫm nhưng nó đã được Đức Giám mục Mario Sturzo nhấn mạnh trong tư tưởng triết lý tân tổng hợp của ngài vào năm 1930. Đức Giám mục Sturzo xác nhận rằng thực tại được hiểu biết phải được "đón nhận" hay "đồng hóa" bởi chính con người, việc này sẽ nối tiếp như được "chuyển hóa" và hoàn thiện bởi mỗi người, nó sẽ tạo ra trong đó sự "thay đổi chủ thể của mình". Lôgíc này không hoàn toàn rơi vào thuyết tương đối do thực tại khách quan của nó, nhưng được tái đề xuất bởi mỗi người bằng một điều gì đó mang "tính mới mẻ" được khởi đi từ chính chủ thể.

Như Đức Bênêđictô VXI, Đức Giám Mục Sturzo muốn nhấn mạnh tầm quan trọng không thể tách rời giữa kinh nghiệm đức tin và sự loan báo; người Kitô hữu được mời gọi để "biến đổi" thế giới. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trên lôgíc mới mẻ khi con người phải đóng góp vào thế giới với tư cách là con người mới; thiết lập triết lý của Mario Sturzo dựa trên thực tại chủ quan của con người; ngài xác nhận rằng con người không thể mang đến bất kỳ thứ "lôgíc mới mẻ" nào vào thế giới nếu điều tiên quyết nó không được đón nhận trong thâm tâm mình.

“Mario Sturzo đã lấy động cơ nghiên cứu triết học của ngài từ mối liên hệ tư tưởng và hành động: hành động chắc chắn sẽ xứng đáng với sự ngưỡng mộ chỉ có một mục tiêu dựa trên cơ sở triết học và nhân chủng học. Đối với Sturzo không thể có nghiên cứu triết học thật sự nếu không nằm trong lịch sử và hơn nữa để phục vụ cho chính triết học việc nghiên cứu trở thành như là phương pháp học của lịch sử theo nghĩa là nó trình bày một cách thức đọc và sống giống nhau”.

Người Kitô hữu có sứ mạng biến đổi thế giới khởi đi từ chính mình, tư tưởng của Đức Giám Mục Sturzo có lẽ sẽ đi đến kết luận như sau: sự suy luận thì thu hút thật đấy, nhưng sự thật mới có sức biến đổi! Sự vâng phục Tòa Thánh của ngài đã là một minh chứng cho triết lý sống hướng tới sự thánh thiện nằm giữa truyền thống và tân thời. Tư tưởng và đời sống của ngài là viên trân châu quý giá trong dòng lịch sử của Giáo Hội.

Giuse Quang Vinh chuyển ngữ


 



[1] Benedetto Xvi, Kinh Truyền tin ngày 24 tháng 10 năm 2010 trên trang  http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2010/documents/hf_ben-xvi_ang_20101024_it.html [xem ngày 28.11.2011].
 
[2] Benedetto Xvi, Sứ điệp Truyền giáo năm 2010, Đức Thành chuyển ngữ.
 
[3] Mario Sturzo, “Nguồn gốc của Chủ nghĩa tân tổng hợp - Genesi del Neo-sintetismo” trong Tạp chí về sự tự huấn luyện - Rivista di Autoformazione 4/1930.
 
[4] Bài viết “Mario Sturzo” trên trang http://it.wikipedia.org/wiki/Mario_Sturzo [xem ngày 28.11.2011].
 
[5] Bài viết “Mario Sturzo” trên trang http://www.zam.it/biografia_Mario_Sturzo;http://www.zenit.org/article-28635?l=italian [xem ngày 28.11.2011].
 
[6] Bài viết “Mario Sturzo” trên tranghttp://www.webdiocesi.chiesacattolica.it/cci_new/s2magazine/index1.jsp?idPagina=34265[xem ngày 28.11.2011].