GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN NẠN TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN?
GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN NẠN TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN?
Trong khi thế giới đang chú tâm đến các khía cạnh khoa học, tôn giáo, nhân chủng về việc nhân loại đã có thể dùng những cách thụ thai nhân tạo (test-tube baby) hay “chế” ra con vật khác y như con chính (clonning), thì một vấn đề khó giải khác đã và đang làm cho các bậc phụ huynh ưu tư không ít. Ðó là việc tuổi trẻ và tình dục trước hôn nhân (Pre-marital Sexuality).
Ðây cũng là khó khăn mà chính phủ của các nước trên thế giới đang phải đương đầu và bối rối, vì chính họ cũng chưa tìm được giải pháp cụ thể và có tính cách toàn bộ nào để giải quyết vấn đề. Tong khi đó, những người trẻ, nhất là giới vị thành niên đã và đang tiếp tục bị đầu độc bởi những trào lưu và phương tiện dễ dãi của xã hội. Họ đang là những nạn nhân hơn là kẻ chủ động trong sự suy thoái về luân lý này. Những tranh luận về luân lý cũng như các đề nghị về một giải pháp để đối phó với vấn đề vẫn đang được trình bày.
NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI HÔM NAY
Linh Mục Edward Malloy, giáo sư luân lý của đại học Công giáo thời danh Notre Dame, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ, đã phân biệt 5 biến chuyển chính trong xã hội hiện tại đã làm cho người trẻ “khôn” hơn trong kinh nghiệm về tình dục.
1. Những dễ dãi của việc ngừa thai
Hầu như bất cứ hiệu thuốc tây nào, hay quày hàng thuốc tây trong một thương xá nào ở Mỹ, cũng bầy bán đầy dẫy những phương tiện ngừa thai. Với áp lực của bạn bè (peer pressure), với sự tương đối “an toàn” về hậu qủa và có thể giấu được cha mẹ, người trẻ đã dễ dàng quyết định “thử” mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, hơn 50 năm sau khi các loại thuốc ngừa thai được phát minh và hàng trăm triệu người đã xử dụng, càng ngày người ta càng nhận thấy những biến chứng phát nguyên từ các viên thuốc này. Hậu qủa của việc xử dụng thuốc ngừa thai có thể đưa đến các bệnh đau tim, đông máu, nhiễm trùng, ung thư, và loạn huyết.
2. Những thay đổi về ảnh hưởng văn hóa
Hoa Kỳ là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh Kitô giáo nói chung, và các giáo hội Tin Lành (đa số) nói riêng. Từ sự lỏng lẻo dần dần trong luật điều của một số giáo hội nói trên đã ảnh hưởng đến xã hội, để rồi đưa đến sự hỗn loạn về phái tính và tình dục hôm nay, kể cả thảm trạng đồng tính luyến ái. Hơn nữa, Mỹ lại là xã hội trọng đa số (pluralism) và rất tùy quyền quyết định của các cá nhân. Ðiều này đã đưa đến sự kiện các phim ảnh, báo chí, truyền hình, máy vi tính (các mạng lưới) và ngay cả trong những điện thoại cầm tay (iPhone, iPod, iPad…) hình ảnh khiêu dâm được trình bày cũng như bày bán hết sức tự do. Làm sao người trẻ tránh được tính tò mò, khi những hình ảnh này hàng ngày, hàng giờ đập vào mắt họ? Ðã có những chương trình giáo dục tình dục trong các học đường, nhưng chưa ai có thể kiểm chứng được các kết qủa, trong khi đó số “trẻ con sinh con” vần càng ngày càng gia tăng!
3. Vấn đề phụ nữ bình quyền
Khi phụ nữ bắt đầu từ bỏ nề nếp đã có từ bao thế kỷ: đảm đang công việc nội trợ, giáo dục con cái, để nhảy vào “thế giới của đàn ông,” thì vấn đề hạnh phúc gia đình cần được đặt lại. Trong lúc “hồ hởi” đòi quyền bình đẳng trong mọi lãnh vực với nam giới, phụ nữ đã không bỏ qua khía cạnh tình dục. Trong những trường hợp này, người phụ nữ đã lập gia đình, đôi khi chỉ muốn “thử” có một cuộc tình khác; chẳng khác nào một cô gái mới lớn, muốn “thử” nếm mùi vị tình yêu. Ðã có những phương tiện dễ dãi của xã hội bao che các hành động mờ ám, nhưng đôi khi hậu qủa của cuộc phiêu lưu này đã không thể lường trước được như một sự dàn xếp (program) trong máy điện toán (vi tính). Ðây là một trong những lý do chính đưa đến sự đổ vỡ trong đời sống gia đình.
4. Quyền tự quyết của mỗi cá nhân
Không có quốc gia nào trên thế giới (kể cả các quốc gia Tây Âu) đã coi trọng quyền tự quyết của mỗi cá nhân như ở Mỹ. Tự do và quyền tự quyết đã mở rộng đến mức tối đa cho mọi công dân. Ðôi khi các công dân còn có vẻ lấn át chính quyền bằng cách dùng quyền tự quyết của họ. Nhưng chính vì sự tự do qúa trớn này, đã đưa con người đến cá nhân chủ nghĩa mà trọng điểm là tìm thoải mái, an nhàn cho chính mình trước. Con người trở nên ích kỷ và tàn nhẫn. Dĩ nhiên yếu tố tự do tình dục cũng được triệt để lợi dụng, biến quyền tự quyết thành quyền theo khoái lạc chủ nghĩa (hedonism) của mọi cá nhân.
5. Hôn nhân muộn hơn
Khoảng thời gian từ khi người trẻ bắt đầu tuổi dậy thì (puberty) đến khi họ lập gia đình trong thế hệ hiện tại, đã kéo dài lâu hơn các thế hệ trước. Cộng vào đó, các thiếu niên ngày nay cũng vào tuổi dậy thì sớm hơn phụ huynh của họ. Do đó thời gian họ phải “chờ đợi” đã kéo dài cách bất thường và trở nên một thách đố nghiêm trọng đối với giới trẻ hôm nay. Ðặc biệt đối với những người phải sống xa nhà vì lý do học vấn hay nghề nghiệp. Họ đã không có sự yểm trợ trực tiếp của các phụ huynh, và lý tưởng “một tâm hồn trong sạch” đã không còn được xã hội ca tụng, hoặc bị lu mờ bởi các trào lưu vô luân.
NHỮNG TRANH LUẬN LUÂN LÝ
Những biến chuyển nói trên của xã hội đã đủ làm người trẻ hôm nay “chới với,” nhưng các lý do sau đây đã được các kẻ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân khoái lạc đưa ra, như những viên thuốc độc bọc đường, mới thực sự làm nhiều người trẻ vấp ngã.
1. Tình dục thì tự nhiên và bình thường
Những kẻ chủ trương điều này đã rêu rao là tôn giáo và các nhà đạo đức đã làm cho con người trở nên quá cẩn thận và sợ hãi trước vấn đề tình dục. Họ kết luận rằng nỗi sợ hãi trên sẽ biến mất nếu người ta từ bỏ tôn giáo và cho về “hưu” những nhà đạo đức. Hiển nhiên, những người này đã quên mất yếu tố tinh thần trong con người, mà chỉ chủ trương hưởng thụ về thể xác.
2. Dồn nén sẽ làm tổn thương tâm lý
Nhà phân tâm học Sigmund Freud đã giúp con người hiểu thêm rất nhiều về những chiều kích mới trong đời sống, nhất là ở khía cạnh vô thức (unconscious life). Ông cũng nêu lên sự quan trọng của đời sống tình dục. Tuy nhiên, chính Freud cũng đã tỏ sự hối tiếc vì nhiều người đã diễn nghĩa sai hoặc phóng đại những tư tưởng của ông. Theo ông, vấn đề kỷ luật và tự kềm chế cũng rất quan trọng. Người ta không nhất thiết phải hành động mỗi khi có cơn đòi hỏi của xác thịt. Lý thuyết về sự dồn nén của Freud (nếu vấn đề tình dục không hòa hợp với đời sống của con người, nó sẽ quay trở lại quấy phá dưới nhiều hình thức kỳ quái khác), chỉ để ứng dụng cho một vài dạng của hành vi, chứ không thể áp dụng như một khuôn mẫu cho tất cả.
3. Tình dục trước hôn nhân là cần thiết
Ðó là lý luận của những người cho rằng họ cần phải “thử” nhau trước khi thực sự kết hôn. Họ cũng viện lẽ rằng đa số những cuộc hôn nhân đổ vỡ là vì khả năng tình dục không đồng đều giữa những cặp vợ chồng! Ðiều này chẳng có bằng chứng gì cả. Họ đã quên rằng yếu tố chính của hạnh phúc gia đình là tình yêu, sư chấp nhận và bổn phận đối với nhau. Nếu đặt căn bản của hạnh phúc gia đình vào tình dục, họ sẽ không thể tránh được thất bại, vì có những lúc chính các đôi vợ chồng cũng phải giới hạn việc “ăn nằm” với nhau. Trong trường hợp bệnh hoạn, một phần của thời kỳ mang thai, hay ngay cả lúc một trong hai người có những biến đổi tâm lý và không muốn có tình dục. Ðó là chưa kể trường hợp lúc “thử” thì tốt, đến khi cưới về lại “trục trặc” thì sao?
4. Hôn nhân là sản phẩm của tiểu tư sản
Ðây là quan niệm của những người Cộng sản. Tuy nhiên họ lại đòi quyền định đoạt hôn nhân cho mọi người, nhất là các thành phần đảng viên của họ.
Dù suy luận thế nào, người ta vẫn phải công nhận rằng, cả tôn giáo lẫn xã hội đều thấy cần phải có những định chế về hôn nhân để “ổn định” đời sống thiêng liêng và vật chất của con người trong xã hội, cũng như để bảo vệ giống nòi. Trong lịch sử nhân loại, đã có những sự thay đổi về hình thức của hôn nhân, để rồi nó lại xuất hiện dưới một dạng thức khác. Nhưng hôn nhân vẫn là hôn nhân, cần thiết và không thể xóa bỏ trong xã hội loài người.
QUAN NIỆM VỀ TÌNH DỤC TRONG KITÔ GIÁO
1. Trong Kinh Thánh
Vấn đề tình dục trước hôn nhân hầu như đã không được đề cập tới. Cựu Ước chỉ nói đến tội ngoại tình (Ex. 20:14). Lý do rất dễ hiểu là vào thời đó, trong xã hội của người Do Thái, các phụ huynh đã định đoạt hôn ước cho con cái rất sớm. Ðôi khi người trẻ lập gia đình khi chỉ vừa đến tuổi dậy thì. Thời Tân Ước, thánh Phaolô đã thấy rõ những cảnh hỗn độn về tình dục trong đế quốc Roma, do đó ngài đã dùng tiếng PORNEA, tiếng Hi Lạp, để chỉ những hành động vô luân trong tình dục. Tuy nhiên, người ta có thể hiểu rằng ngài đã dùng tiếng này để ám chỉ cách đặc biệt đến tình dục trước hôn nhân và ngoại tình.
2. Trong Tông Truyền
Kitô giáo luôn luôn kết án tình dục ngoài hôn nhân. Thánh Augustinô, qua kinh nghiệm bản thân, ngài đã nhìn thấy những hậu qủa không hay của lối thực hành đời sống tình dục ngoài hôn nhân. Thánh Thomas Aquinas (Tôma Aquinô) cũng như các nhà lãnh đạo Tin Lành như Martin Luther, John Calvin… đều đồng ý rằng tình dục phải nằm trong khuôn khổ của hôn nhân.
3. Luật tự nhiên
Nếu một đôi thanh niên nam nữ có quan hệ tình dục với nhau thường xuyên, cứ sự thường thì họ sẽ có con. Những đứa trẻ này cần được nuôi dưỡng giáo dục, trưởng thành trong một môi trường tốt đẹp nhất. Môi trường đó không ai có thể cung cấp được, nếu không phải là chính cha mẹ của chúng, những người đang sống trong bí tích hôn nhân.
THỬ TÌM MỘT GIẢI PHÁP
Trước hết người trẻ cần được hướng dẫn về những biến chuyển trong xã hội (có thể dùng 5 biến chuyển của cha Malloy) và những ảnh hưởng của chúng để chính họ sẽ phải tự đặt một mức độ kinh nghiệm cần thiết hầu đối phó với vấn đề. Người trẻ cần hiểu rằng con người là một loài thụ tạo phức tạp nhất, bị ảnh hưởng sâu xa bởi thời gian, hoàn cảnh và tình trạng thể lý. Con người cũng là loài thụ tạo có xã hội, biết dùng cử điệu và dấu hiệu, tín hiệu để truyền thông. Từ cái bắt tay, nụ hôn, đến giao hợp, con người đã đi qua nhiều mức độ tự phát biểu và truyền thông của mình. Tuy nhiên con người không thể dễ dàng tự kềm chế và đặt giới hạn cho mình để dừng lại đúng lúc. Vì đây là vấn đề cảm xúc, rất dễ làm lu mờ những phán đoán chính đáng của lý trí.
1. Người trẻ chưa được hướng dẫn đầy đủ
Tiến sĩ Joseph Boyle, giáo sư triết tại đại học Saint Thomas ở Houston, tiểu bang Texas, cho biết: “Nhiều người Công Giáo đã không nhìn thấy rằng vấn đề luân lý phái tính chẳng phải chỉ là mớ luật lệ cấm đoán đặt ra ở bên lề, nhưng đó là phần trọn vẹn trong cuộc sống của người Kitô. Ðiều đó chưa được hướng dẫn và thấu hiểu.” Nhà đạo đức Dolores Curran cũng thêm: “Chúng ta đã không giúp con em chúng ta đối phó với những áp lực của tình dục trước hôn nhân. Chúng ta đang sống trong một xã hội chất đầy dâm tính mà khẩu hiệu sống là: ‘Muốn được hạnh phúc, phải có đời sống tình dục mạnh.’ Thật là điên rồ cho người Công Giáo khi nghĩ rằng con em chúng ta đã không phải đối diện với những áp lực này.” Bà Curran đã đề nghị mọi xứ đạo hoặc giáo phận cần có những trung tâm, nơi mà những người trẻ phải đối đầu với áp lực của tình dục trước hôn nhân, có thể tìm thấy những sự giúp đỡ. “Chính các phụ huynh cũng cần được huấn luyện để chỉ bảo con em mình về vấn đề tình dục. Chúng ta đã thừa hiểu rằng con em của chúng ta đang gặp khó khăn phải đối phó với vấn đề tình dục trước hôn nhân, nhưng chúng ta đã gỉa điếc làm ngơ.”
2. Ưu tư của vị Chủ Chăn
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong tông huấn về gia đình “Familiaris Consorto” đã khuyến cáo các bậc phụ huynh: “Bởi vì cha mẹ đã cho con cái sinh ra đời, họ phải có một bổn phận quan trọng nhất, là giáo dục con cái của họ. Do đó cha mẹ phải nhận rằng chính họ là những nhà giáo dục đầu tiên và trên tất cả đối với con cái. Vai trò giáo dục của họ quyết liệt đến nỗi thật khó tìm được bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của họ. Cha mẹ phải nhận trách nhiệm tạo bầu khí gia đình đầy linh hoạt trong tình yêu và tôn kính Thiên Chúa và mọi người, để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội được nẩy nở trong con người. Vì vậy, gia đình là trường học đầu tiên cho tất cả những đức tính xã hội và giáo hội mà bất cứ xã hội nào cũng cần phải có.”
KẾT LUẬN
Ðây không phải là khó khăn có thể đóng khung trong khuôn khổ gia đình, nhưng thực sự nó đã trở nên thách đố quan trọng của xã hội và giáo hội. Ðể đối phó, cần có sự vận động qui mô với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình, học đường, và giáo xứ. Sự hợp tác này, cho đến hiện tại vẫn còn được mô tả là chưa đúng mức, nếu không muốn nói là qúa hời hợt. Thành thật mà nói, đa số các bậc phụ huynh người Việt, mặc dù có kinh nghiệm, nhưng việc nói chuyện về tình dục với con cái, đã không được coi như “tốt lành.” Có một bà trong xứ đạo của người Việt kia, đã than phiền rằng cha xứ đã dạy các thanh niên nam nữ trong họ đạo những điều “tục tĩu”, khi những người trẻ này tham dự các lớp giáo lý Chuẩn Bị Hôn Nhân! Vì vậy, chính một số phụ huynh cũng cần phải được đi “huấn luyện” thêm, học hỏi thêm, trước khi họ có thể giúp đỡ con cái của họ.
Về học đường, đặc biệt là các trường Công Giáo, bà Curran đã than phiền rằng: “Các quyển sách giáo khoa về tình dục được dùng trong các trường Công Giáo đã phải dè dặt đến nỗi chúng ta không nói lên được điều gì cả.” Trong khi đó, ở các trường công lập, người ta chỉ chú trọng hướng dẫn người trẻ về các kỹ thuật xử dụng tình dục, nhất là các phương pháp ngừa thai. Vấn đề luân lý đã rất ít khi được đề cập tới. Hiện tại, các trường Công Giáo đã cải tiến khá nhiều về bộ môn mới mẻ này. Tuy nhiên, cứ nhìn vào thống kê các cô gái chưa chồng mà đã sinh con ở tuổi teens (13 -19), tuổi còn ngồi ở trường trung học, càng ngày càng gia tăng, thì đủ hiểu chương trình giáo dục về tình dục của cả nước (Mỹ) đã không thành công.
Ðối với các vị lãnh đạo tinh thần trong những giáo xứ hay cộng đoàn, kẻ viết bài này không dám lạm bàn, vì các ngài đã đã được hướng dẫn khá đầy đủ trước khi thụ phong linh mục, nhất là ở các chủng viện nước ngoài. Nếu còn sót điều gì, thì với mức kiến thức sẵn có, các ngài rất dễ dàng nghiên cứu để am tường hơn và hướng dẫn những thế hệ giáo dân mới.
Tóm lại, các phụ huynh và học đường xem ra chưa thành công trong việc giáo dục người trẻ về vấn đề tình dục trước hôn nhân. Có lẽ người ta lại phải chạy đến với những vị lãnh đạo tinh thần. Chính các ngài, và những chuyên gia được mời, có thể phần nào hỗ trợ phụ huynh và học đường trong công tác giáo dục rất quan trọng này. Hiện nay, đã có nhiều giáo phận và giáo xứ, đang có những chương trình “Mother and Daughter” (Mẹ và Con gái) và “Father and Son” (Bố và Con trai) đặc biệt giúp các phụ huynh hướng dẫn con em của mình đối phó với vấn nạn tình dục trước hôn nhân, gần như nan giải này. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh, học đường (ít là những trường Công Giáo) và giáo xứ để giúp những người trẻ vượt qua được muôn vàn khó khăn hiện tại, trong một xã hội đầy dẫy những cám dỗ về tình dục như hôm nay.
Trong khi thế giới đang chú tâm đến các khía cạnh khoa học, tôn giáo, nhân chủng về việc nhân loại đã có thể dùng những cách thụ thai nhân tạo (test-tube baby) hay “chế” ra con vật khác y như con chính (clonning), thì một vấn đề khó giải khác đã và đang làm cho các bậc phụ huynh ưu tư không ít. Ðó là việc tuổi trẻ và tình dục trước hôn nhân (Pre-marital Sexuality).
Ðây cũng là khó khăn mà chính phủ của các nước trên thế giới đang phải đương đầu và bối rối, vì chính họ cũng chưa tìm được giải pháp cụ thể và có tính cách toàn bộ nào để giải quyết vấn đề. Tong khi đó, những người trẻ, nhất là giới vị thành niên đã và đang tiếp tục bị đầu độc bởi những trào lưu và phương tiện dễ dãi của xã hội. Họ đang là những nạn nhân hơn là kẻ chủ động trong sự suy thoái về luân lý này. Những tranh luận về luân lý cũng như các đề nghị về một giải pháp để đối phó với vấn đề vẫn đang được trình bày.
NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI HÔM NAY
Linh Mục Edward Malloy, giáo sư luân lý của đại học Công giáo thời danh Notre Dame, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ, đã phân biệt 5 biến chuyển chính trong xã hội hiện tại đã làm cho người trẻ “khôn” hơn trong kinh nghiệm về tình dục.
1. Những dễ dãi của việc ngừa thai
Hầu như bất cứ hiệu thuốc tây nào, hay quày hàng thuốc tây trong một thương xá nào ở Mỹ, cũng bầy bán đầy dẫy những phương tiện ngừa thai. Với áp lực của bạn bè (peer pressure), với sự tương đối “an toàn” về hậu qủa và có thể giấu được cha mẹ, người trẻ đã dễ dàng quyết định “thử” mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, hơn 50 năm sau khi các loại thuốc ngừa thai được phát minh và hàng trăm triệu người đã xử dụng, càng ngày người ta càng nhận thấy những biến chứng phát nguyên từ các viên thuốc này. Hậu qủa của việc xử dụng thuốc ngừa thai có thể đưa đến các bệnh đau tim, đông máu, nhiễm trùng, ung thư, và loạn huyết.
2. Những thay đổi về ảnh hưởng văn hóa
Hoa Kỳ là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh Kitô giáo nói chung, và các giáo hội Tin Lành (đa số) nói riêng. Từ sự lỏng lẻo dần dần trong luật điều của một số giáo hội nói trên đã ảnh hưởng đến xã hội, để rồi đưa đến sự hỗn loạn về phái tính và tình dục hôm nay, kể cả thảm trạng đồng tính luyến ái. Hơn nữa, Mỹ lại là xã hội trọng đa số (pluralism) và rất tùy quyền quyết định của các cá nhân. Ðiều này đã đưa đến sự kiện các phim ảnh, báo chí, truyền hình, máy vi tính (các mạng lưới) và ngay cả trong những điện thoại cầm tay (iPhone, iPod, iPad…) hình ảnh khiêu dâm được trình bày cũng như bày bán hết sức tự do. Làm sao người trẻ tránh được tính tò mò, khi những hình ảnh này hàng ngày, hàng giờ đập vào mắt họ? Ðã có những chương trình giáo dục tình dục trong các học đường, nhưng chưa ai có thể kiểm chứng được các kết qủa, trong khi đó số “trẻ con sinh con” vần càng ngày càng gia tăng!
3. Vấn đề phụ nữ bình quyền
Khi phụ nữ bắt đầu từ bỏ nề nếp đã có từ bao thế kỷ: đảm đang công việc nội trợ, giáo dục con cái, để nhảy vào “thế giới của đàn ông,” thì vấn đề hạnh phúc gia đình cần được đặt lại. Trong lúc “hồ hởi” đòi quyền bình đẳng trong mọi lãnh vực với nam giới, phụ nữ đã không bỏ qua khía cạnh tình dục. Trong những trường hợp này, người phụ nữ đã lập gia đình, đôi khi chỉ muốn “thử” có một cuộc tình khác; chẳng khác nào một cô gái mới lớn, muốn “thử” nếm mùi vị tình yêu. Ðã có những phương tiện dễ dãi của xã hội bao che các hành động mờ ám, nhưng đôi khi hậu qủa của cuộc phiêu lưu này đã không thể lường trước được như một sự dàn xếp (program) trong máy điện toán (vi tính). Ðây là một trong những lý do chính đưa đến sự đổ vỡ trong đời sống gia đình.
4. Quyền tự quyết của mỗi cá nhân
Không có quốc gia nào trên thế giới (kể cả các quốc gia Tây Âu) đã coi trọng quyền tự quyết của mỗi cá nhân như ở Mỹ. Tự do và quyền tự quyết đã mở rộng đến mức tối đa cho mọi công dân. Ðôi khi các công dân còn có vẻ lấn át chính quyền bằng cách dùng quyền tự quyết của họ. Nhưng chính vì sự tự do qúa trớn này, đã đưa con người đến cá nhân chủ nghĩa mà trọng điểm là tìm thoải mái, an nhàn cho chính mình trước. Con người trở nên ích kỷ và tàn nhẫn. Dĩ nhiên yếu tố tự do tình dục cũng được triệt để lợi dụng, biến quyền tự quyết thành quyền theo khoái lạc chủ nghĩa (hedonism) của mọi cá nhân.
5. Hôn nhân muộn hơn
Khoảng thời gian từ khi người trẻ bắt đầu tuổi dậy thì (puberty) đến khi họ lập gia đình trong thế hệ hiện tại, đã kéo dài lâu hơn các thế hệ trước. Cộng vào đó, các thiếu niên ngày nay cũng vào tuổi dậy thì sớm hơn phụ huynh của họ. Do đó thời gian họ phải “chờ đợi” đã kéo dài cách bất thường và trở nên một thách đố nghiêm trọng đối với giới trẻ hôm nay. Ðặc biệt đối với những người phải sống xa nhà vì lý do học vấn hay nghề nghiệp. Họ đã không có sự yểm trợ trực tiếp của các phụ huynh, và lý tưởng “một tâm hồn trong sạch” đã không còn được xã hội ca tụng, hoặc bị lu mờ bởi các trào lưu vô luân.
NHỮNG TRANH LUẬN LUÂN LÝ
Những biến chuyển nói trên của xã hội đã đủ làm người trẻ hôm nay “chới với,” nhưng các lý do sau đây đã được các kẻ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân khoái lạc đưa ra, như những viên thuốc độc bọc đường, mới thực sự làm nhiều người trẻ vấp ngã.
1. Tình dục thì tự nhiên và bình thường
Những kẻ chủ trương điều này đã rêu rao là tôn giáo và các nhà đạo đức đã làm cho con người trở nên quá cẩn thận và sợ hãi trước vấn đề tình dục. Họ kết luận rằng nỗi sợ hãi trên sẽ biến mất nếu người ta từ bỏ tôn giáo và cho về “hưu” những nhà đạo đức. Hiển nhiên, những người này đã quên mất yếu tố tinh thần trong con người, mà chỉ chủ trương hưởng thụ về thể xác.
2. Dồn nén sẽ làm tổn thương tâm lý
Nhà phân tâm học Sigmund Freud đã giúp con người hiểu thêm rất nhiều về những chiều kích mới trong đời sống, nhất là ở khía cạnh vô thức (unconscious life). Ông cũng nêu lên sự quan trọng của đời sống tình dục. Tuy nhiên, chính Freud cũng đã tỏ sự hối tiếc vì nhiều người đã diễn nghĩa sai hoặc phóng đại những tư tưởng của ông. Theo ông, vấn đề kỷ luật và tự kềm chế cũng rất quan trọng. Người ta không nhất thiết phải hành động mỗi khi có cơn đòi hỏi của xác thịt. Lý thuyết về sự dồn nén của Freud (nếu vấn đề tình dục không hòa hợp với đời sống của con người, nó sẽ quay trở lại quấy phá dưới nhiều hình thức kỳ quái khác), chỉ để ứng dụng cho một vài dạng của hành vi, chứ không thể áp dụng như một khuôn mẫu cho tất cả.
3. Tình dục trước hôn nhân là cần thiết
Ðó là lý luận của những người cho rằng họ cần phải “thử” nhau trước khi thực sự kết hôn. Họ cũng viện lẽ rằng đa số những cuộc hôn nhân đổ vỡ là vì khả năng tình dục không đồng đều giữa những cặp vợ chồng! Ðiều này chẳng có bằng chứng gì cả. Họ đã quên rằng yếu tố chính của hạnh phúc gia đình là tình yêu, sư chấp nhận và bổn phận đối với nhau. Nếu đặt căn bản của hạnh phúc gia đình vào tình dục, họ sẽ không thể tránh được thất bại, vì có những lúc chính các đôi vợ chồng cũng phải giới hạn việc “ăn nằm” với nhau. Trong trường hợp bệnh hoạn, một phần của thời kỳ mang thai, hay ngay cả lúc một trong hai người có những biến đổi tâm lý và không muốn có tình dục. Ðó là chưa kể trường hợp lúc “thử” thì tốt, đến khi cưới về lại “trục trặc” thì sao?
4. Hôn nhân là sản phẩm của tiểu tư sản
Ðây là quan niệm của những người Cộng sản. Tuy nhiên họ lại đòi quyền định đoạt hôn nhân cho mọi người, nhất là các thành phần đảng viên của họ.
Dù suy luận thế nào, người ta vẫn phải công nhận rằng, cả tôn giáo lẫn xã hội đều thấy cần phải có những định chế về hôn nhân để “ổn định” đời sống thiêng liêng và vật chất của con người trong xã hội, cũng như để bảo vệ giống nòi. Trong lịch sử nhân loại, đã có những sự thay đổi về hình thức của hôn nhân, để rồi nó lại xuất hiện dưới một dạng thức khác. Nhưng hôn nhân vẫn là hôn nhân, cần thiết và không thể xóa bỏ trong xã hội loài người.
QUAN NIỆM VỀ TÌNH DỤC TRONG KITÔ GIÁO
1. Trong Kinh Thánh
Vấn đề tình dục trước hôn nhân hầu như đã không được đề cập tới. Cựu Ước chỉ nói đến tội ngoại tình (Ex. 20:14). Lý do rất dễ hiểu là vào thời đó, trong xã hội của người Do Thái, các phụ huynh đã định đoạt hôn ước cho con cái rất sớm. Ðôi khi người trẻ lập gia đình khi chỉ vừa đến tuổi dậy thì. Thời Tân Ước, thánh Phaolô đã thấy rõ những cảnh hỗn độn về tình dục trong đế quốc Roma, do đó ngài đã dùng tiếng PORNEA, tiếng Hi Lạp, để chỉ những hành động vô luân trong tình dục. Tuy nhiên, người ta có thể hiểu rằng ngài đã dùng tiếng này để ám chỉ cách đặc biệt đến tình dục trước hôn nhân và ngoại tình.
2. Trong Tông Truyền
Kitô giáo luôn luôn kết án tình dục ngoài hôn nhân. Thánh Augustinô, qua kinh nghiệm bản thân, ngài đã nhìn thấy những hậu qủa không hay của lối thực hành đời sống tình dục ngoài hôn nhân. Thánh Thomas Aquinas (Tôma Aquinô) cũng như các nhà lãnh đạo Tin Lành như Martin Luther, John Calvin… đều đồng ý rằng tình dục phải nằm trong khuôn khổ của hôn nhân.
3. Luật tự nhiên
Nếu một đôi thanh niên nam nữ có quan hệ tình dục với nhau thường xuyên, cứ sự thường thì họ sẽ có con. Những đứa trẻ này cần được nuôi dưỡng giáo dục, trưởng thành trong một môi trường tốt đẹp nhất. Môi trường đó không ai có thể cung cấp được, nếu không phải là chính cha mẹ của chúng, những người đang sống trong bí tích hôn nhân.
THỬ TÌM MỘT GIẢI PHÁP
Trước hết người trẻ cần được hướng dẫn về những biến chuyển trong xã hội (có thể dùng 5 biến chuyển của cha Malloy) và những ảnh hưởng của chúng để chính họ sẽ phải tự đặt một mức độ kinh nghiệm cần thiết hầu đối phó với vấn đề. Người trẻ cần hiểu rằng con người là một loài thụ tạo phức tạp nhất, bị ảnh hưởng sâu xa bởi thời gian, hoàn cảnh và tình trạng thể lý. Con người cũng là loài thụ tạo có xã hội, biết dùng cử điệu và dấu hiệu, tín hiệu để truyền thông. Từ cái bắt tay, nụ hôn, đến giao hợp, con người đã đi qua nhiều mức độ tự phát biểu và truyền thông của mình. Tuy nhiên con người không thể dễ dàng tự kềm chế và đặt giới hạn cho mình để dừng lại đúng lúc. Vì đây là vấn đề cảm xúc, rất dễ làm lu mờ những phán đoán chính đáng của lý trí.
1. Người trẻ chưa được hướng dẫn đầy đủ
Tiến sĩ Joseph Boyle, giáo sư triết tại đại học Saint Thomas ở Houston, tiểu bang Texas, cho biết: “Nhiều người Công Giáo đã không nhìn thấy rằng vấn đề luân lý phái tính chẳng phải chỉ là mớ luật lệ cấm đoán đặt ra ở bên lề, nhưng đó là phần trọn vẹn trong cuộc sống của người Kitô. Ðiều đó chưa được hướng dẫn và thấu hiểu.” Nhà đạo đức Dolores Curran cũng thêm: “Chúng ta đã không giúp con em chúng ta đối phó với những áp lực của tình dục trước hôn nhân. Chúng ta đang sống trong một xã hội chất đầy dâm tính mà khẩu hiệu sống là: ‘Muốn được hạnh phúc, phải có đời sống tình dục mạnh.’ Thật là điên rồ cho người Công Giáo khi nghĩ rằng con em chúng ta đã không phải đối diện với những áp lực này.” Bà Curran đã đề nghị mọi xứ đạo hoặc giáo phận cần có những trung tâm, nơi mà những người trẻ phải đối đầu với áp lực của tình dục trước hôn nhân, có thể tìm thấy những sự giúp đỡ. “Chính các phụ huynh cũng cần được huấn luyện để chỉ bảo con em mình về vấn đề tình dục. Chúng ta đã thừa hiểu rằng con em của chúng ta đang gặp khó khăn phải đối phó với vấn đề tình dục trước hôn nhân, nhưng chúng ta đã gỉa điếc làm ngơ.”
2. Ưu tư của vị Chủ Chăn
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong tông huấn về gia đình “Familiaris Consorto” đã khuyến cáo các bậc phụ huynh: “Bởi vì cha mẹ đã cho con cái sinh ra đời, họ phải có một bổn phận quan trọng nhất, là giáo dục con cái của họ. Do đó cha mẹ phải nhận rằng chính họ là những nhà giáo dục đầu tiên và trên tất cả đối với con cái. Vai trò giáo dục của họ quyết liệt đến nỗi thật khó tìm được bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của họ. Cha mẹ phải nhận trách nhiệm tạo bầu khí gia đình đầy linh hoạt trong tình yêu và tôn kính Thiên Chúa và mọi người, để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội được nẩy nở trong con người. Vì vậy, gia đình là trường học đầu tiên cho tất cả những đức tính xã hội và giáo hội mà bất cứ xã hội nào cũng cần phải có.”
KẾT LUẬN
Ðây không phải là khó khăn có thể đóng khung trong khuôn khổ gia đình, nhưng thực sự nó đã trở nên thách đố quan trọng của xã hội và giáo hội. Ðể đối phó, cần có sự vận động qui mô với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình, học đường, và giáo xứ. Sự hợp tác này, cho đến hiện tại vẫn còn được mô tả là chưa đúng mức, nếu không muốn nói là qúa hời hợt. Thành thật mà nói, đa số các bậc phụ huynh người Việt, mặc dù có kinh nghiệm, nhưng việc nói chuyện về tình dục với con cái, đã không được coi như “tốt lành.” Có một bà trong xứ đạo của người Việt kia, đã than phiền rằng cha xứ đã dạy các thanh niên nam nữ trong họ đạo những điều “tục tĩu”, khi những người trẻ này tham dự các lớp giáo lý Chuẩn Bị Hôn Nhân! Vì vậy, chính một số phụ huynh cũng cần phải được đi “huấn luyện” thêm, học hỏi thêm, trước khi họ có thể giúp đỡ con cái của họ.
Về học đường, đặc biệt là các trường Công Giáo, bà Curran đã than phiền rằng: “Các quyển sách giáo khoa về tình dục được dùng trong các trường Công Giáo đã phải dè dặt đến nỗi chúng ta không nói lên được điều gì cả.” Trong khi đó, ở các trường công lập, người ta chỉ chú trọng hướng dẫn người trẻ về các kỹ thuật xử dụng tình dục, nhất là các phương pháp ngừa thai. Vấn đề luân lý đã rất ít khi được đề cập tới. Hiện tại, các trường Công Giáo đã cải tiến khá nhiều về bộ môn mới mẻ này. Tuy nhiên, cứ nhìn vào thống kê các cô gái chưa chồng mà đã sinh con ở tuổi teens (13 -19), tuổi còn ngồi ở trường trung học, càng ngày càng gia tăng, thì đủ hiểu chương trình giáo dục về tình dục của cả nước (Mỹ) đã không thành công.
Ðối với các vị lãnh đạo tinh thần trong những giáo xứ hay cộng đoàn, kẻ viết bài này không dám lạm bàn, vì các ngài đã đã được hướng dẫn khá đầy đủ trước khi thụ phong linh mục, nhất là ở các chủng viện nước ngoài. Nếu còn sót điều gì, thì với mức kiến thức sẵn có, các ngài rất dễ dàng nghiên cứu để am tường hơn và hướng dẫn những thế hệ giáo dân mới.
Tóm lại, các phụ huynh và học đường xem ra chưa thành công trong việc giáo dục người trẻ về vấn đề tình dục trước hôn nhân. Có lẽ người ta lại phải chạy đến với những vị lãnh đạo tinh thần. Chính các ngài, và những chuyên gia được mời, có thể phần nào hỗ trợ phụ huynh và học đường trong công tác giáo dục rất quan trọng này. Hiện nay, đã có nhiều giáo phận và giáo xứ, đang có những chương trình “Mother and Daughter” (Mẹ và Con gái) và “Father and Son” (Bố và Con trai) đặc biệt giúp các phụ huynh hướng dẫn con em của mình đối phó với vấn nạn tình dục trước hôn nhân, gần như nan giải này. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh, học đường (ít là những trường Công Giáo) và giáo xứ để giúp những người trẻ vượt qua được muôn vàn khó khăn hiện tại, trong một xã hội đầy dẫy những cám dỗ về tình dục như hôm nay.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng